Nhiều mẹ chia sẻ với Mẹ Việt rằng 3 tháng đầu thai kỳ em nghén khủng khiếp luôn! Đến mức uống nước lọc cũng nôn. Em không ăn được thì có ảnh hưởng đến con không? Em phải làm sao đây? Phải ăn món gì để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con phát triển tốt??? Nếu như các mẹ mới cấn bầu cũng đang quan tâm chủ đề này thì hãy theo dõi bên dưới nhé! Team Mẹ Việt sẽ chia sẻ tường tận bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Làm thế nào mẹ ăn không nhiều nhưng con luôn khỏe mạnh và đạt chuẩn?

Mẹ bầu hãy tham gia vào CỘNG ĐỒNG MẸ VIỆT 4.0. Để cập nhật những chủ đề mới nhất về chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ và bé, thai giáo cho con. Và chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm sẵn sàng đón con chào đời. LINK THAM GIA.

Nhu Cầu Dinh Dưỡng Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ 

3 tháng đầu là giai đoạn em bé bắt đầu hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Nhau thai chưa hình thành và em bé cũng còn quá nhỏ. Thai nhi chưa trực tiếp lấy dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai. Thai nhi được cung cấp dưỡng chất chủ yếu từ túi noãn hoàng. 

Do đó, giai đoạn này mẹ không cần áp lực bổ sung dinh dưỡng quá nhiều. Giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mới cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Và em bé vẫn sẽ phát triển bình thường dù mẹ nghén tới mức giảm một vài kg nên mẹ yên tâm nhé!

Chủ đề nhiều mẹ quan tâm: 

Mẹ Bầu Quan Hệ Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu – Lưu Ý Quan Trọng Mẹ Bầu Phải Biết

Bà Bầu Nên Ăn Gì Trong 3 Tháng Đầu

Mẹ nghén cơm có thể thay thế bằng ngũ cốc hay phở, cháo, bún, bánh đa… Mẹ cũng không cần áp lực bổ sung tinh bột nhiều. Bữa sáng mẹ có thể ăn ngũ cốc trộn sữa chua hay thay thế bằng hoa quả, sinh tố, rau,… Không ăn được nhiều nhưng mẹ có thể ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng (vd 1 quả trứng gà luộc).

Ngược lại với các mẹ hay nghén, một số mẹ cảm giác ăn ngon miệng là tín hiệu tốt. Tuy nhiên mẹ cũng chú ý ăn uống đa dạng, không nên ăn quá nhiều. Tránh tâm lý ăn cho 2 người sẽ khiến mẹ tăng cân nhanh.

Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ 4 nhóm chất: Đạm, đường, bột, béo. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên bổ sung khoảng 300 calo/ngày. Để có thể tăng thêm từ 1 – 2 kg trong 3 tháng đầu. Dưới đây là các nhóm thực phẩm thực sự cần thiết trong danh mục 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì.

Mẹ cần tư vấn về các vấn đề trong thai kỳ, hãy liên hệ fanpage Mẹ Việt để được HỖ TRỢ TRỰC TIẾP.

Bài tham khảo: 

Top 10 Các Loại Hạt Tốt Cho Bà Bầu Giàu Dinh Dưỡng

Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Top 6 Sữa Công Thức Cho Bà Bầu Được Ưa Chuộng Hiện Nay

Thực Phẩm Giàu Axit Folic 

Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu để bổ sung axit folic? Câu trả lời là các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt, măng tây… Hay các loại đậu, đỗ, khoai tây, lòng đỏ trứng gà…  là thực phẩm giàu axit folic tốt nhất cho mẹ bầu. Giúp cho não bộ thai nhi phát triển toàn diện. Giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh ở trẻ sau này.

Mẹ bầu nên bổ sung đủ từ 400 – 600 miligam axit folic mỗi ngày. Và không nên chế biến quá lâu để tránh thất thoát lượng axit folic quý giá các mẹ nhé. 

Đồng thời, các mẹ cũng nên ăn kèm các loại thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước. Để có thể hỗ trợ quá trình hấp thụ axit folic một cách tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Quá Trình Phát Triển Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn   

Thực Phẩm Bổ Sung Sắt

Sắt là chất rất cần thiết cho sự phát triển các tế bào mô và não bộ của thai nhi. Đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ. Tăng thể tích tuần hoàn máu, phòng ngừa thiếu máu cho mẹ.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên bổ sung tối thiểu 27 miligam sắt mỗi ngày. Các thực phẩm giàu sắt mẹ nên ăn là thịt bò, thịt gia cầm (thịt gà, thịt vịt…), các loại ngũ cốc, khoai tây, các loại đỗ, rau chân vịt, hạt bí ngô… Mẹ bầu có thể sử dụng thêm viên uống sắt. Nhưng mẹ lưu ý nên kết hợp tăng cường rau xanh và hoa quả tươi để tránh bị táo bón. Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để bổ sung sắt?

Thịt Đỏ

Thịt bò, thịt lợn nạc là thực phẩm rất giàu sắt, giúp mẹ bầu bổ sung máu, tránh thiếu máu. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên bổ sung đủ dùng để tránh dư thừa cholesterol trong máu. Đồng thời cần tuyệt đối tránh các món ăn tái sống hoặc thịt bò khô với gia vị cay nóng.

 Thịt Gia Cầm

Thịt gà, thịt vịt có hàm lượng chất sắt cao. Ngoài ra các hàm lượng canxi, phốtpho, vitamin A, B1, B2, D, E cũng như các loại acid nicotic rất cao. Hơn hẳn các loại thịt khác như thịt bò, thịt dê… Đây là nguồn năng lượng cần và đủ để bà bầu tẩm bổ và chăm sóc bé yêu trong bụng. Một số món ăn bổ dưỡng mẹ tham khảo là: Canh gà hầm sen, gà tần thuốc bắc, cháo vịt đậu xanh,…

Thực Phẩm Giàu Omega 3

Mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá mòi, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa: đậu phụ, bí ngòi, bí đỏ, súp lơ, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt chia… Các thực phẩm phẩm này sẽ giúp bé yêu phát triển tốt ngay từ trong bụng mẹ.

Omega 3 được đánh giá là dưỡng chất rất quan trọng. Omega 3 tham gia vào quá trình phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch và các hoạt động chức năng của thai nhi. Mẹ không những cần bổ sung loại chất này trong thai kỳ. Mà còn cần bổ sung trong giai đoạn cho con bú nữa mẹ nhé. 

Thực Phẩm Bổ Sung Protein

Protein đóng vai trọng quan trọng trong việc hình thành, củng cố và hoàn thiện các tế bào, hệ mô trong cơ thể thai nhi. Đây chính là dưỡng chất mẹ bầu nên bổ sung đủ trong suốt thai kỳ. Lượng protein mẹ nên bổ sung mỗi ngày sẽ tùy theo trọng lượng cơ thể. Thông thường sẽ là tỉ lệ 1 gam protein cho mỗi kilogam trọng lượng của mẹ.

Nhóm thực phẩm giúp cung cấp đủ lượng protein cho mẹ là: thịt gia cầm, trứng, cá, sữa và các chế phẩm sữa, lúa mạch, lúa mì, đậu bắp…

Trứng là thực phẩm rất dồi dào protein. Ngoài ra, trong trứng còn chứa nhiều canxi, vitamin D, Omega 3,… Một quả trứng gà (hoặc vịt) cung cấp khoảng 13 loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn 3-4 quả trứng/tuần là cung cấp đủ dưỡng chất. Đồng thời, duy trì ổn định lượng cholesterol trong máu. Trứng ngỗng cũng rất bổ dưỡng, nhưng lại quá nhiều năng lượng và chất béo. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn để tránh tình trạng thừa cân trong thai kỳ nhé!

Thực Phẩm Bổ Sung Canxi

Canxi tham gia vào quá trình hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi. Canxi cũng giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ. Nếu không đủ canxi trong thời kỳ này, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương. Bé có thể bị còi trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung canxi đầy đủ trong quá trình mang thai. 

Những thực phẩm giàu canxi là sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… Đặc biệt, danh sách bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu không thể thiếu sữa và các chế phẩm từ sữa. Với các mẹ bầu 3 tháng đầu ốm nghén không ăn được gì, thì sữa là nguồn bổ sung canxi vô cùng cần thiết cho mẹ.

Bài cùng chủ đề: Bà Bầu Ăn Gì Để Con Thông Minh – Khỏe Mạnh Từ Trong Bụng Mẹ

Thực Phẩm Giàu Vitamin

Trái cây, rau quả và sữa chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ. Là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh cho mẹ bầu. Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau củ càng phong phú càng tốt mẹ nhé. 

Vitamin D có vai trò quan trọng trong phát triển hệ xương cho thai nhi. Hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn. Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D.

Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ khớp, mạch máu cho bào thai 3 tháng đầu. Tạo bánh nhau vững chắc, tăng cường sức đề kháng. Một số loại trái cây giàu vitamin C mẹ nên ăn là bưởi, cam, quýt.

 

Để giảm ốm nghén mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, thêm gừng vào thức ăn. Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin B6.

Mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép, sinh tố cho bữa chính hay bữa phụ. Mỗi ngày một cốc nước ép cam, chanh leo, dâu tây, nước mía,… giúp mẹ ăn ngon và tăng sức đề kháng.

Lưu ý Về Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu

Bên cạnh việc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng bầu, mẹ cũng cần biết rằng: 

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu thường nghén và có cảm giác chán ăn. Vì vậy để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn. Thay vì ăn 3 bữa chính, hãy chia thành 6 bữa nhỏ.
  • Chọn lựa thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm nhiều chất béo. Kết hợp uống sữa ít béo, sử dụng ít đường.
  • Không nên uống nước ngay trước bữa ăn. Đặc biệt là nước cam, bưởi trước bữa ăn bởi tạo cảm giác no lâu. Nên uống nước lọc giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn.
  • Các thực phẩm giàu axit folic nên được bổ sung sớm trong thời gian đầu của thai kỳ. 
  • Tránh xa các thực phẩm sống, tái, chưa chín bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Các bữa phụ giàu cacbonhydrat như: các loại hạt, ngũ cốc, trái cây rất tốt cho sức khỏe.
  • Loại bỏ thói quen ăn quá nhiều đồ ăn vặt như: đồ ăn nhanh, đồ ăn ngọt, thức uống có gas,..
  • Uống đầy đủ nước, có thể bổ sung thêm nước từ trái cây tươi.

Kết Luận

Như vậy mẹ đã biết bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ rồi đúng không nào? ^^ Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn mà đa số mẹ thường gặp khó khăn trong chuyện ăn uống. Mẹ không nhất thiết phải cố gắng ăn thật nhiều mà chỉ cần ăn đúng cách, ăn đa dạng và đủ chất. Mẹ hãy thiết kế thực đơn và chế độ dinh dưỡng theo những hướng dẫn trên nhé! Mẹ cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng. Và đừng quên tìm hiểu về thai giáo cũng như những kiến thức cần thiết khi mang thai nhé! Mẹ có thể tìm thấy tất cả các thông tin mẹ cần biết khi mang thai trên blog Mẹ Việt đấy! :)  

Bài đọc hữu ích cho mẹ:

Thai Giáo Cho Bé Đúng Cách – Bé Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ

Kiêng Kỵ Khi Mang Thai Đúng Cách Để Mẹ Bầu Khỏe, Con Thông Minh

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả