Trẻ Nói Ngọng - Mách Ba Mẹ Cách Dạy Trẻ Hết Nói Ngọng Đơn Giản

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 15/03/2022
25 phút đọc

Nói ngọng là tình trạng khi trẻ nói, âm thanh phát ra không được tròn vành rõ chữ. Khiến cho người nghe khó hiểu, thường thì chỉ có ba mẹ nghe quen mới hiểu trẻ nói gì. Trẻ mới học nói có thể bị ngọng phụ âm đầu, phụ âm cuối, nguyên âm hoặc thanh điệu. Khi đã nói được cả câu, trẻ có thể nói được nhiều từ, nói nhanh nhưng nói không rõ ràng. Trẻ nói ngọng ảnh hưởng nhiều đến truyền đạt thông tin không rõ ràng, không chính xác. Đồng thời, khiến trẻ dễ bị cười chê, dẫn đến thiếu tự tin, nhút nhát. Cách dạy trẻ nói ngọng không khó. Mẹ Việt sẽ hướng dẫn cụ thể trong bài viết này. Ba mẹ cùng đọc nhé!

Mời ba mẹ tham gia vào cộng đồng Mẹ Việt – Chữa con chậm nói tại nhà. Để thường xuyên nhận được hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ Mẹ Việt. Giúp ba mẹ can thiệp chậm nói, chỉnh ngọng hiệu quả cho con tại nhà. THAM GIA NGAY.

Khi Nào Trẻ Bị Ngọng Cần Can Thiệp

Trẻ mới bắt đầu học nói thường hay nói ngọng chức năng là hoàn toàn bình thường. Ba mẹ không cần phải quá áp lực chỉnh ngọng. Dần dần con sẽ điều chỉnh và phát âm chuẩn hơn. Nhưng nếu hơn 4 tuổi mà trẻ vẫn còn ngọng thì cần có kế hoạch chỉnh ngọng cho bé. 

BlockNote image

Những trường hợp nói ngọng do bệnh lý bẩm sinh, cần can thiệp càng sớm càng tốt. Vì trẻ cần có thời gian dài luyện tập mới có thể cải thiện khả năng nói của mình. Để tránh tình trạng trẻ gặp khó khăn trong bày tỏ quan điểm, cảm xúc. Sẽ dẫn đến chán nản, dễ nổi nóng, gây hấn, căng thẳng, mất tự tin, ngại giao tiếp.

Bài đọc thêm: 

Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói

Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Chậm Nói Và Cách Khắc Phục

Độ Tuổi Nào Con Phát Âm Được Từ Gì

Trẻ khi mới bắt đầu bi bô tập nói sẽ luôn nói ngọng. Nhưng khi trẻ nói nhiều, luyện tập nhiều sẽ phát âm chuẩn xác dần các từ. Dưới đây sẽ là các mốc thời gian ba mẹ tham khảo để biết bé ngọng cần can thiệp chưa.

  • Trẻ lúc 2 tuổi: tập nói đúng các âm b, m, d, n, h, g, c.

  • Trẻ từ 3 – 4 tuổi: ch, t, đ, v, ph, nh, ng, x.

  • Trẻ từ 5 – 6 tuổi: kh, s, th, l, r, tr.

Đây là đối với các bé phát triển ngôn ngữ bình thường. Với các bé chậm nói thì sẽ có đôi chút khác biệt. Bé chậm nói học nói từ 3 – 5 tuổi có thể vẫn ngọng nhiều từ cơ bản. Những trường hợp này ba mẹ không cần vội. Con cần học từ vựng trước, nói thật nhiều để con tự tin (dù phát âm chưa chuẩn). Khi vốn từ con tầm 100 từ, trẻ đã tích cực nói. Đây là lúc thích hợp để ba mẹ hãy áp dụng các cách dạy con hết nói ngọng.

Bài được đọc nhiều nhất:

Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Khóa Học Đồng Hành Chuyên Sâu: “Chữa Chậm Nói Tại Nhà Cho Con”

Cách Dạy Trẻ Hết Nói Ngọng

Nếu chỉ lặp đi lặp lại các từ ngọng trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán và không muốn tập. Vì thế, ba mẹ cần sáng tạo nhiều cách chỉnh ngọng để trẻ luôn thấy hấp dẫn và tham gia. Thay đổi các bài tập khác nhau để tạo cho trẻ sự hứng thú. 

Ví dụ 1: Táo → Tá (mất âm cuối). 

Cách 1: Mẹ phát âm từ Tá (mở to miệng và giữ nguyên) – Táo (mở to miệng rồi dần khép, ngậm miệng lại để tạo thành âm Áo). Hãy ngồi xuống ngang tầm mắt để trẻ được quan sát rõ sự khác nhau khi phát âm.

Cách 2: Các từ tương tư: Đọc cho trẻ nghe từ Táo – Cái Áo – Cái Ao – Tờ Báo – Chim Sáo. Có thể bé nghe từ Táo không rõ nhưng nghe rõ từ Áo. Việc đọc các từ có vần giống nhau giúp trẻ dễ nhận ra sự tương đồng trong cách đọc.

Ví dụ 2: Quả Đào Màu Đỏ → Quả Ào Màu Ỏ (ngọng phụ âm).

Cách 1: Mở to khẩu hình miệng để trẻ quan sát vị trí đặt lưỡi khi phát âm chữ Đ. Phát âm thật chậm để trẻ nghe rõ cách phát âm chữ Đ.

Cách 2: Thường xuyên nói với trẻ những từ có âm Đ: Đi học, Quả đào, màu đỏ, màu đen, đánh, chim đa đa.

Cách 3: Nghe có vẻ khó tin nhưng ba mẹ có thể thử mở cho bé nghe bài Baby Shark. Giai điệu Baby Shark Do do do do, bé rất thích bắt chước và phát âm gần giống chữ Đ. Luyện tập thêm thì dần con sẽ phát âm chuẩn.

Xem chi tiết:
Sách Và Đồ Chơi Bổ Trợ Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Nói 

Cần hỗ trợ tư vấn chỉnh ngọng trực tiếp, ba mẹ liên hệ các cô Mẹ Việt qua fanpage nhé. CLICK VÀO ĐÂY.

Những Nguyên Tắc Chỉnh Ngọng Thành Công

Để chỉnh ngọng thành công cho bé, ba mẹ cần thuộc nằm lòng những nguyên tắc sau:

  • Xác định nguyên nhân trẻ nói ngọng để có giải pháp can thiệp phù hợp.

  • Viết ra những chữ bé đang bị ngọng để biết cụ thể bé ngọng chữ gì. Từ đó, có bài tập phù hợp để chỉnh cho trẻ.

  • Lặp lại từ bị ngọng một cách chuẩn, to rõ, tròn vành rõ chữ. Để trẻ vừa có thể quan sát khẩu hình miệng cách phát âm vừa lắng nghe âm thanh của từ. 

  • Khuyến khích trẻ đọc theo, động viên ngay cả khi trẻ chưa làm được. Miễn là trẻ luôn nỗ lực cố gắng.

  • Các bài tập chỉnh ngọng ngắn, thường kéo dài 1-3 phút. Tập ít nhất 7 – 10 lần/ngày. Hãy nhớ các bài tập ngắn – tập nhiều lần sẽ hiệu quả. Các bài tập dài, tần suất tập ít thường làm bé sợ hãi, chán nản sẽ không hiệu quả.   

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhiều với người nói ngọng.

  • Hướng dẫn trẻ cử động miệng, lưỡi, cơ quan phát âm thông qua các trò chơi: Há to miệng rồi ngậm lại, đưa lưỡi lên trên, xuống dưới, sang phải – trái; thè lưỡi ra ngoài, thụt vào; tập thổi bong bóng xà phòng, thổi còi, thổi nến, tập phát âm chữ x,…

  • Với trẻ ngọng cả nguyên âm và phụ âm thì dạy trẻ tạo các nguyên âm trước. Phát âm nguyên âm tốt rồi thì tập đến các phụ âm.

  • Chỉnh cho trẻ từ từ đơn rồi đến từ trong từ đôi, trong câu ngắn, câu dài.

  • Quyết tâm và kiên trì, kiên trì và KIÊN TRÌ. Đôi khi việc chỉnh ngọng mất vài tháng – 1 năm mới thành công.

Tạo Môi Trường Giúp Trẻ Luyện Tập Hiệu Quả

Mặc dù ba mẹ dạy bé rất kỹ nhưng phần lớn trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách vô thức. Đó là trẻ nghe mọi người xung quanh nói và học theo để nói ra nhu cầu của mình. Có đến 80% là trẻ học ngôn ngữ qua vô thức. Vì thế, để hỗ trợ chỉnh ngọng hiệu quả cho trẻ, ba mẹ cần tạo ra môi trường học tập tốt bằng cách:

BlockNote image

  • Các thành viên gia đình luôn ý thức phát âm chuẩn. Ngay cả khi không nói chuyện với bé. Nhưng chỉ cần có mặt bé ở đó, dù không quan tâm bé vẫn đang nghe. Vì thế, cần nói chuẩn trong mọi trường hợp để trẻ luôn được nghe nguồn âm thanh chuẩn.

  • Tạo cho trẻ môi trường rộng như ở công viên nơi có đông người. Cho bé tham gia các hoạt động giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp với mọi người.

  • Khi nói chuyện hay hát cho bé nghe phải dùng từ thật chuẩn và thường xuyên. Bé sẽ nhanh chóng cùng mẹ học hát, nói chuyện,…

Những Điều Cần Tránh Khi Chữa Ngọng Cho Trẻ

Chỉnh ngọng cho bé nếu không làm tốt sẽ khiến trẻ không hợp tác, không tiến bộ. Vì thế, ba mẹ cần tránh phạm phải sai lầm khi áp dụng các cách dạy trẻ hết nói ngọng sau: 

  • Giữ cho bé một tinh thần thoải mái, vui vẻ khi chỉnh ngọng. 

  • Không gây căng thẳng, áp lực cho bé như mắng, hét, trừng mắt, bắt nói lại cho bằng được.

  • Không chê bai, chế giễu làm trẻ mất tự tin.

  • Chỉnh ngọng một cách tinh tế. Ba mẹ chỉ cần nhắc lại từ con bị ngọng, không làm con xấu hổ, mất tự tin với những câu: Con sai rồi!/ Lại nói ngọng./ Con nói gì không ai hiểu hết. Những câu này hoàn toàn phản tác dụng khiến con né tránh chỉnh ngọng nhiều hơn.

  • Không nhại theo giọng dễ thương của trẻ. Vì điều này sẽ khiến trẻ lầm tưởng là mình phát âm đúng từ đó và không chú ý chỉnh ngọng.

Như vậy là ba mẹ đã biết cách dạy trẻ hết nói ngọng. Bây giờ là lúc bắt tay vào hành động với bước đầu tiên: tìm hiểu nguyên nhân trẻ nói ngọng. Ba mẹ hãy nghiên cứu phần tiếp theo để biết vì sao trẻ bị nói ngọng nhé!

Nguyên Nhân Trẻ Nói Ngọng

Nguyên Nhân Bẩm Sinh

Trẻ bị ngọng do những nguyên nhân bẩm sinh như: 

BlockNote image

  • Cấu tạo của đường phát âm bị dị dạng, lưỡi ngắn, đầy lưỡi. Tổn thương miệng hay sứt môi hở hàm ếch, mắc tật chẻ vòm. 

  • Cấu tạo của thính giác khiến trẻ nghe kém, không nghe rõ, không nghe được. Trẻ không tiếp thu được nhiều vốn từ, nghe sai cách phát âm từ dẫn đến ngọng.

Nguyên Nhân Bệnh Lý

Trẻ gặp những di chứng não, bại não, tổn thương thần kinh cử động miệng kém dẫn đến nói ngọng. Trẻ gặp vấn đề về liệt dây thanh, liệt vận động lưỡi, u nang dây thanh, viêm dây thanh, hạt xơ dây thanh, phù nề thanh quản,…  Thường các trường hợp này trẻ phải tập luyện thường xuyên các bài tập vận động lưỡi, cơ hàm, môi. Và kiên trì luyện tập các bài phát âm các từ ngọng thì mới chỉnh dần và hết ngọng được.

Trong quá trình chỉnh ngọng, con rất cần được ba mẹ thấu hiểu, yêu thương và kiên trì. Đặc biệt là không nôn nóng dẫn đến tạo áp lực cho con. Ép con phải nói được ngay sẽ là cho con sợ, không muốn tập nữa. 

Các Nguyên Nhân Khác

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân xuất phát từ bản thân bé. Và cả những sai lầm trong sinh hoạt, quá trình dạy nói khiến trẻ nói ngọng như:

Do cấu tạo của các cơ quan phát âm chưa hoàn thiện: lưỡi, lưỡi gà, hàm, môi, răng,… Vì vậy khi mới bắt đầu tập nói, hầu như các bé đều nói ngọng, phát âm không chuẩn. Nói ngọng chức năng thì ba mẹ không cần phải quá lo lắng. Khi trẻ được luyện tập nhiều (nói nhiều) đến các mốc phát triển nhất định trẻ sẽ phát âm đúng. Thế nhưng, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Vì nếu ba mẹ không ý thức luyện tập thường xuyên cho con, con sẽ không chỉnh được ngọng.

BlockNote image

 

Ngậm núm vú giả thường xuyên. Nghe có vẻ vô lý, nhưng nhiều nhà khoa học đã chứng minh. Trẻ ngậm núm vú giả thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng lưỡi bị thè ra ngoài. Theo thói quen, khi phát âm lưỡi trẻ thường đưa ra ngoài khiến âm phát ra bị chệch đi.

Ngọng do thói quen vùng miền. Trẻ học ngôn ngữ từ người lớn và môi trường xung quanh. Trẻ nghe ba mẹ, ông bà người thân nói chuyện hàng ngày và tiếp thu ngôn ngữ một cách vô thức. Đó là lý do con có thể bắt chước y chang điệu bộ, cách nói, ngôn từ của bất cứ ai mà con ấn tượng. Hay nói dễ hiểu hơn, tất cả mọi người xung quanh đều là người thầy dạy trẻ học nói. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với các nguồn phát âm không chuẩn, nói ngọng. Thì trẻ chắc chắn sẽ nói ngọng theo. 

Đừng Để Nói Ngọng Cản Trở Bé Yêu

Các bé nói ngọng gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, diễn đạt, truyền đạt thông tin. Và dẫn đến nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ chẳng hạn như:

Giao tiếp: Khó thể hiện được nhu cầu của bản thân, khiến người đối diện khó hiểu. Làm giảm tốc độ giao tiếp, tránh giao tiếp với mọi người dẫn tới giảm vốn từ.

Tâm lý: Trẻ gặp vấn đề về giao tiếp sẽ dễ bị căng thẳng, lo lắng, giảm quan hệ hòa nhập với bạn bè.

Học tập: Bé nói ngọng thường nhút nhát, thiếu tự tin xung phong phát biểu. Trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả học tập và tính tự tin của bé.

Quan hệ xã hội: Bé nói ngọng thường ngại kết giao bạn bè, không dám chia sẻ nên dần khép kín. 

Kết Luận

Trẻ bị nói ngọng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cách dạy trẻ hết nói ngọng không khó, cần nhất chính là sự kiên trì, nhẫn nại của ba mẹ. Sẵn sàng hỗ trợ con kiên trì bền bỉ chỉnh ngọng cho đến lúc thành công. Ba mẹ hãy áp dụng những cách dạy trẻ hết nói ngọng như trên để giúp bé nói năng rõ ràng. Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất khi chỉnh ngọng cho bé. Mỗi bé có thể có vấn đề riêng, ngọng những từ khác nhau. Ba mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin vào fanpage Mẹ Việt. Để nhận được những hỗ trợ chuyên môn từ Mẹ Việt giúp ba mẹ can thiệp cho bé tại nhà.

Bài kế tiếp: