Vào mùa nóng, các trường hợp bé bị tiêu chảy lại tăng lên rõ rệt. Cộng đồng Mẹ Việt cũng nhận được nhiều inbox từ các mẹ nhờ tư vấn chăm sóc bé bị tiêu chảy. Bài viết này mình tổng hợp lại và giải đáp các thắc mắc chung thường gặp. Các mẹ đọc kỹ sẽ có kinh nghiệm nhận biết có phải con bị tiêu chảy hay không. Trường hợp tiêu chảy nào là bình thường, lúc nào là nguy hiểm cần đi bệnh viện. Cách chữa tiêu chảy hiệu quả ở trẻ em. Hay một số loại men thông dụng có thể dùng cho con khi bị tiêu chảy. Đây đều là những kiến thức mẹ nhất định phải nắm để chăm sóc tốt sức khỏe cho bé. Các mẹ cùng theo dõi nhé!
Nếu ba mẹ không có thời gian đọc bài viết. Ba mẹ có thể nghe toàn bộ nội dung chia sẻ bằng âm thanh podcast dưới đây!

Bạn cũng có thể nghe kênh âm thanh Mẹ Việt trên các ứng dụng: Apple Itunes Podcasts | Google Podcasts | Spotify

Chăm Sóc Khi Bé Bị Tiêu Chảy

Hỏi: Bé nhà mình hay ị són dính tý ở quần, phân nát mềm, ị khoảng 6 lần/ngày. Cho mình hỏi bé bị làm sao vậy ạ? Bé nhà mình 32m, đi són đỏ hoe hết cả mông nhìn xót lắm :((

Hỏi Đáp Cách Chữa Tiêu Chảy Ở Trẻ Em

Đáp: Bé ị phân nát mềm làm mông con đỏ hoe thì khả năng là con bị nhiễm khuẩn đường ruột. Mẹ xử lý như sau:

  • Cho con uống bổ sung men Biogaia hoặc enterogermina hỗ trợ đường tiêu hóa. 
  • Sau mỗi lần con ị hoặc ị són, mẹ rửa mông bằng nước ấm, có thể rửa xà phòng. 
  • Lau mông con cho thật khô rồi bôi kem dưỡng da hoặc Bepanthen. Những bước này là để tránh con bị hăm kẽ mông dẫn đến hăm đỏ, loét, gây đau đớn. 
  • Mặc đồ thoáng mát cho con, hạn chế mặc tã tối đa, cần thì chỉ mặc tối lúc đi ngủ. 

Mẹ cũng rà soát lại xem nguyên nhân con đi ngoài bất thường là gì để khắc phục nhé.

Tiêu chảy là bệnh thường xảy ra phổ biến ở trẻ em. Những kiến thức mẹ cần biết khi con bị tiêu chảy mình chia sẻ chi tiết trong series bài viết bên dưới. Mẹ đọc tham khảo để hiểu rõ cách chăm sóc khi con bị tiêu chảy nhé!

Bài 1: Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc

Bài 2: Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Sủi Bọt – Thông Điệp Sức Khỏe Của Con

Bài 3: Bé Đi Ngoài Nhiều Lần Trong Ngày Có Sao Không?

Bài 4: Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp Uống Thuốc Gì Nhanh Cầm

Bài 5: Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Mẹ Nên Ăn Gì Để Con Hết Xì Xoẹt

Bài 6: Trẻ Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Và Nên Kiêng Gì

Hỏi: Bé nhà mình 16 tháng, nửa tháng nay đi phân vàng nhầy, nước, đi ngày 2 lần. Đưa con đi khám thì bác sĩ kết luận con bị tiêu chảy rối loạn chức năng. Bác sĩ kê cho con uống men với kẽm, hidrasec các kiểu mà con uống vẫn vậy. Bé không sốt, chơi bú ngủ bình thường. Có cách nào để con đi ngoài lại bình thường không?

Đáp: Mẹ xem lại chế độ dinh dưỡng của con, loại bỏ các món ăn lạ ra khỏi thực đơn. Mẹ chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cho con ăn chín, uống sôi. Nếu con còn uống sữa bình thì tiệt trùng bình sữa kỹ càng trước khi pha. Bổ sung 1-2 hộp sữa chua/tuần và cho con uống men vi sinh Biogaia. Tình trạng đi ngoài của con sẽ cải thiện dần dần qua từng ngày chứ không hết liền mẹ nhé. Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm thì mẹ cho con đi khám bác sĩ lại nhé.

hoi dap chua tieu chay o tre em

Hỏi: Bé nhà mình bị viêm phổi đang tiêm kháng sinh nên cháu bị đi ngoài ngày 5 lần – phân sống. Uống men tiêu hóa cũng không thấy bớt là bao. Bé có thể uống gì để đi ngoài bình thường được?

Đáp: Bé đang bị đi ngoài phân sống là do tác dụng phụ của tiêm kháng sinh. Men tiêu hóa mẹ không nên dùng dài ngày. Mẹ nên chuyển sang cho con uống men vi sinh như enterogermina hoặc biogaia. Đây là những loại men hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thời gian uống men vi sinh nên sau giờ uống kháng sinh tầm 2 tiếng. Sau khi ngừng tiêm kháng sinh 2-3 ngày con sẽ đi ngoài bình thường trở lại nhé. Khi nào tình trạng đi ngoài của con ổn định hẳn thì mẹ có thể ngừng bổ sung men.

Hỏi: Bé nhà mình 2 tuổi. Bé ăn uống sinh hoạt rất bình thường, ngày đi vệ sinh 1 lần, phân vào khuôn. Khoảng 2 ngày nay thì phân hơi mềm, nhão, không vào khuôn nữa, màu vàng kem nhạt. Ngày hôm qua thì đi 3 lần lắt nhắt cả ngày đều y vậy. Bé có bị bất thường gì và nên đưa đi khám không ạ?

Đáp: Trường hợp của bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nhẹ. Với tính chất phân hiện tại của bé thì chưa cần khám ngay, mẹ có thể theo dõi thêm. Mẹ giúp con cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách điều chỉnh lại thực đơn ăn uống trong ngày. Không cho con ăn các món lạ, không ăn vặt. Bổ sung thêm sữa chua vào thực đơn hàng ngày và có thể cho uống thêm men vi sinh. Con sẽ cải thiện tình trạng đi ngoài dần trong 2-3 ngày nhé.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, quan trọng nhất là bù nước và dinh dưỡng phù hợp. Mẹ chú ý cho con uống nhiều nước lọc, oresol/hydrite, nước dừa,… Mẹ cho con ăn các món dễ tiêu, giảm lượng ăn mỗi bữa và tăng số lượng bữa ăn. Như vậy, con vừa không bị ngán, vừa đảm bảo hấp thu đủ dinh dưỡng giúp con nhanh hồi phục.

Trường Hợp Cần Đưa Bé Đi Khám

Hỏi: Bé nhà mình 19 tháng, bình thường đi ị đều đặn 1 lần/ngày. Mấy hôm trước con bắt đầu đi ị toàn nước, 2-3 lần/ngày, phân lỏng, có nhầy và mùi chua. Hôm nay mình còn thấy lẫn mấy sợi đỏ đỏ như máu. Con thì biếng ăn, không chịu ăn uống gì. Cho con uống thuốc gì cho mau hết ạ? 

Đáp: Theo như mẹ mô tả thì con có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột. (Dấu hiệu đi phân lỏng, có nhầy lẫn máu, có mùi chua). Mẹ nên sắp xếp đưa con đến bệnh viện khám và làm xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân. Có kết quả chính xác bác sĩ sẽ điều trị và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé phù hợp nhé!

hoi dap chua tieu chay o tre em

Hỏi: Bé nhà em 4m25d, bé bú sữa công thức từ lúc sinh ra do em không có sữa. Em mới đổi sữa để con tăng cân tốt hơn. Con uống được một tuần thì đi ngoài nhiều, phân lỏng, lợn cợn, mùi chua và tanh tanh. Con cũng biếng bú, hay quấy khóc hơn. Có phải do con không hợp sữa không ạ? Em có nên đổi sữa khác cho con không?

Đáp: Bé đang có các dấu hiệu tiêu chảy do rối loạn đường tiêu hóa. Ngoài sữa thì còn có thể có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng trên. Mẹ nên đưa con đi khám sớm để các bác sĩ thăm khám và điều trị. Giúp con nhanh ổn định đường ruột để tiêu hóa tốt trở lại nhé.

Hỏi: Con mình bắt đầu tiêu chảy 3 hôm trước, phân toàn nước có hạt lợn cợn. Ngày đầu còn đi còn ít, mấy hôm sau đi ngày càng nhiều. Con bỏ ăn, uống sữa ít. Mình cho bé uống oresol để chống mất nước mà con không chịu uống. Đến hôm nay thì thấy con rất mệt, đừ người, gọi không chịu dậy. Bây giờ mình phải làm sao? Bé mình 26 tháng rồi.

Đáp: Tiêu chảy nguy hiểm nhất là trẻ bị mất nhiều nước. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước nhiều, trong tình trạng nguy hiểm gồm: Khóc không ra nước mắt, mắt trũng sâu, bỏ bú, bỏ ăn, mắt lờ đờ, người lả đi, ngủ li bì gọi không dậy,… Ngay khi trẻ có những biểu hiện này mẹ nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Khi đi nếu có thể mang theo tã (có phân của bé) để bác sĩ xét nghiệm thì càng tốt. Chúc bé nhanh khỏe mẹ nhé!

Bé Bú Mẹ Bị Tiêu Chảy

Hỏi: Bé nhà mình 3m. Trước kia tầm 2 tháng trở ra đi phân rất đẹp, vàng sánh nhưng 3 hôm gần đây bé bị đi phân nhầy có bọt 5-6 lần 1 ngày còn hay bị són. Bé bú mẹ hoàn toàn. Có phải gần đây do mình ăn uống nhiều đồ ngọt nên con bị bất dung nạp lactose không ạ?

Đáp: Để chẩn đoán con có bị bất dung nạp lactose không thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện khám. Bác sĩ cho con làm xét nghiệm đầy đủ mới có kết luận được. Nhưng vấn đề của bé chưa đến mức nghiêm trọng đâu. Tuy nhiên, bé bị đi phân nhầy có bọt, đi nhiều lần và hay bị són là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Mẹ cho con uống men Biogaia hoặc vài ống enterogermina là ổn thôi. Và đúng là chế độ dinh dưỡng của mẹ nhiều đồ ngọt có thể làm con bị tiêu chảy. Mẹ cắt giảm lượng đường lại con sẽ đi ị bình thường trở lại nhé. 

Các Trường Hợp Nhầm Lẫn Với Tiêu Chảy

Hỏi: Cho em hỏi bé nhà em 8 tháng rồi nhưng ngày nào cũng đi ị 3-4 lần. Liệu có vấn đề gì về tiêu hoá không ạ? Từ tháng trước đến tháng nay con hầu như chỉ uống sữa, không ăn uống được gì. Cân nặng cũng chỉ nhích lên 200g.

Đáp: Mẹ quan sát tình trạng phân của con kỹ hơn nhé. Ngoài tần suất đi ị nhiều thì phân của bé có nhầy, lẫn máu, có mùi hôi, tanh, chua không? Nếu có thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị. Nếu không có những biểu hiện kể trên thì mẹ xem điều chỉnh lại vệ sinh ăn uống và dinh dưỡng. Tầm này bé cần tập ăn đều. Mẹ có thể xem thêm kinh nghiệm của các mẹ trong Group thảo luận Mẹ Việt trên facebook. 

hoi dap chua tieu chay o tre em

Hỏi: Con mình 3m15d, qua nay bé đi ngoài kèm nước kèm bọt bé uống sữa mẹ hoàn toàn. Con vẫn chơi vẫn bú bình thường thì có sao không ạ?

Đáp: Theo như mẹ mô tả là bé đang đi ngoài phân hoa cà hoa cải, đi tướt. Mẹ xem lại thực đơn có món gì lạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bé bú mẹ hoàn toàn đi loẹt xoẹt mà vẫn chơi – bú – ngủ và tăng cân bình thường thì không phải lo mẹ nhé. Trường hợp phân kèm nước, sủi bọt, có nhầy hay đàm máu, hôi tanh,… Lúc đó mẹ mới cần cho bé đi khám.

Hỏi: Bé mình 2 tháng tuổi 1 tuần, bú mẹ hoàn toàn, có khi 3 hôm mới đi ị 1 lần. Phân sệt vàng. Bé đi như vậy có bình thường không ạ?

Đáp: Lúc bé đi ị, mẹ quan sát xem con có phải gồng sức hay quấy khóc gì không? Nếu không thì bé đi phân sệt vàng là chuẩn, tần suất đi ị như vậy là bình thường. Mẹ hoàn toàn yên tâm nhé!  

Bé Bị Tiêu Chảy Có Nên Chủng Ngừa

Hỏi: Bé đang bị tiêu chảy có tiêm được 6in1 và phế cầu không?

Đáp: Bé đang bị tiêu chảy không nên tiêm chủng mẹ ạ. Mẹ đợi con khỏe lại tiêm cũng chưa muộn nha.

Hỏi: Con em xì xoẹt gần cả tháng trời. Đi khám bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm khuẩn đường ruột. Kê uống kháng sinh nên giờ đi ngoài phân ổn hơn rồi. Em đang phân vân không biết có nên cho bé nhỏ rota hay không. Do có một số bé nhỏ về còn đi ngoài nhiều hơn. Bé được 4 tháng, sinh non 33 tuần ạ. 

Đáp: Sau khi con điều trị hết nhiễm khuẩn đường ruột thì mẹ đưa con đi uống Rota nhé. Vắc xin Rota giúp con phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây nên. Sức khỏe con yếu nếu mắc phải các bệnh tiêu chảy có thể gặp nguy hiểm. Do đó, cho con uống vắc xin là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con trước bệnh này. Sau khi nhỏ Rota bé có thể bị tiêu chảy nhẹ là do tác dụng phụ của vắc xin. Nhưng tình trạng này chỉ kéo dài 1-2 ngày là hết thôi. Vì vậy, mẹ yên tâm cho con chủng ngừa nhé!

Mẹ xem thêm về chủng ngừa vắc xin Rota cho bé Tại Đây.

Kết Luận

Tóm lại, mẹ cần nắm rõ dấu hiệu bé bị tiêu chảy (phân lỏng, sủi bọt, nhầy, lẫn máu, mùi lạ),… Để luôn chủ động xử lý trong mọi trường hợp. Nếu con chỉ bị tiêu chảy nhẹ, mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, hợp vệ sinh. Kết hợp bổ sung men vi sinh giúp con cải thiện và tăng cường hệ tiêu hóa. Bé tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa nặng, kèm nôn ói mẹ nên đưa con đi khám. Ưu tiên khám ở các bệnh viện nhi để được làm xét nghiệm đầy đủ (khi cần). Điều này đa số các phòng khám tư không thực hiện được. Kinh nghiệm cho ba mẹ là hãy mang theo cả tã có chứa “sản phẩm” của con đến bệnh viện. Có mẫu sẵn các bác sĩ có thể tiến hành phân tích và chẩn đoán bệnh cho con sớm đấy!

Chủ đề các mẹ quan tâm: 

Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Lâu Ngày Thì Phải Làm Sao

Sốt Ở Trẻ Em – Những Điều Mẹ Cần Biết 

Bách Khoa Toàn Thư Về Bệnh Đường Hô Hấp Ở Trẻ Em

Đôi Chút Về Phạm Thuần

Tốt nghiệp Huấn luyện viên sức khỏe toàn diện (Holistic Health Coach) tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Tế – Institute for Intergrative Nutrition (IIN) uy tín hàng đầu Hoa Kỳ. Trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học cổ truyền. Giảng Viên - Đại diện Hiệp hội Massage Sơ sinh Quốc tế IAIM tại Việt Nam. Công việc chính của tôi là Nhà đào tạo, Khai vấn, Blogger, Viết sách, và tham gia hoạt động xã hội.

Mục tiêu và Sứ Mệnh của Tôi là Xây dựng Mẹ Việt trở thành Nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích cho ba mẹ. Là người bạn đồng hành thân thiết cùng ba mẹ trên hành trình nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Chăm sóc gia đình khỏe mạnh.

Vì những em bé hạnh phúc – Vì những gia đình Việt đầy ắp tiếng cười!

(Đọc Thêm Câu Chuyện Của Tôi)

Trang Chủ Meviet
Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả