Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối - Chăm Sóc Đúng Cách Để An Toàn

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 02/09/2021
22 phút đọc

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thường cảm thấy nhiều bất tiện và lo lắng. Liệu tình trạng đau bụng đi ngoài khi mang thai các tháng cuối có nguy hiểm hay không? Có những cách chữa tiêu chảy cho bà bầu nào áp dụng tại nhà an toàn và hiệu quả? Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần biết để xử lý kịp thời là gì? Mẹ bầu cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối Có Đáng Lo

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối không phổ biến bằng chứng táo bón nhưng cũng không hiếm gặp. Phần lớn các trường hợp thì bị tiêu chảy khi mang thai là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp tiêu chảy có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Do đó, mẹ cần theo dõi kỹ để luôn đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé nhé!

BlockNote image

Thông thường, mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có thể xuất hiện cùng lúc các triệu chứng:

  • Đi ngoài phân lỏng, phân có mùi chua.

  • Kèm theo buồn nôn hoặc nôn.

  • Có dấu hiệu cơ thể mất nước. 

  • Đau bụng kèm sốt, đau đầu, đau cơ hoặc bị co rút thường xuyên.

Đầu tiên, mẹ hãy bình tĩnh quan sát các dấu hiệu, tìm hiểu các nguyên nhân gây tiêu chảy. 

Mẹ Bầu tham gia vào cộng đồng Mẹ Việt 4.0 – Chăm sóc thai nhi khỏe mạnh, thai giáo giúp con phát triển thông minh từ trong bụng mẹ. Tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm chăm con khoa học từ các mẹ bỉm sữa thông thái. THAM GIA NGAY.

Đọc thêm: Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”

Mách Mẹ Cách Chọn Gối Ngủ Cho Bà Bầu Ngon Giấc Cả Đêm

Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối

Các nguyên nhân phổ biến có thể làm bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối là:

Do nguồn thức ăn: 

  • Ăn uống không hợp lý: ăn quá nhiều 1 món hay 1 nhóm thực phẩm. Vd: ăn quá nhiều chất béo, uống quá nhiều sữa.

  • Bị ngộ độc thực phẩm.

  • Dị ứng sữa bầu.

  • Ăn nhiều các thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, chất béo,…

  • Dùng vitamin không đúng cách (uống quá nhiều). 

Tác dụng phụ của các bệnh hay sử dụng thuốc điều trị bệnh:

  • Mẹ bầu dùng thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm axit chứa magie và kháng sinh.

  • Hội chứng ruột kích thích, hội chứng Crohn.

  • Tiểu đường thai kỳ.

  • Mắc các bệnh đường ruột: viêm dạ dày, đau dạ dày.

  • Mẹ bị chứng không dung nạp đường lactose.

Do sự thay đổi của hormone:

Ba tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bắt đầu sản sinh ra nhiều hormone prostaglandin. Nhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh nở. Hormone này có tác dụng thúc đẩy ruột mở ra, nhu động ruột tăng lên. Nhằm mục đích đào thải hết các chất thải bên trong, để ruột trở lên rỗng, phục vụ quá trình sinh nở. Mẹ hay đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối là do vậy.

Chủ đề được nhiều mẹ quan tâm:

Thai Giáo Cho Bé Đúng Cách – Bé Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ

4 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Nắm Rõ

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Ảnh Hưởng Đến Bé Như Thế Nào

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thường gặp nhiều phiền phức cho cả mẹ và bé. Những phiền phức đó bao gồm:

Mẹ có thể mệt mỏi do mất nước. Khi bị tiêu chảy cơ thể sẽ bị mất nước rất nhanh. Mẹ bầu nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nếu không được bù nước, điện giải kịp thời, tiêu chảy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.

BlockNote image

Tăng nguy cơ sinh non. Khi bị tiêu chảy, hệ thống ruột liên tục bị kích thích, hoạt động co bóp thường xuyên. Tác động trực tiếp đến thai nhi, gây ra các cơn co tử cung, có thể dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non. 

Vì thế, bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối tuyệt đối không nên chủ quan. Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối 2-3 lần/ngày thì không sao. Nhưng tần suất nhiều hơn thì theo dõi sát sao mẹ nhé! Cần thiết là đến bệnh viện ngay để điều trị an toàn. Mẹ có thể áp dụng các cách chữa tiêu chảy cho bà bầu dưới đây để tự điều trị tại nhà.

Mẹ bầu cũng cần tham khảo: Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Mẹ cần tư vấn về các chủ đề khác khi mang thai, mẹ đặt câu hỏi để được hỗ trợ trực tiếp tại: Fanpage Mẹ Việt Blog.

Cách Chữa Tiêu Chảy Cho Bà Bầu

Bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng cuối mẹ cần làm ngay những việc sau:

Ưu tiên bù nước và điện giải đầy đủ: khi mới bị tiêu chảy, mẹ bầu có thể uống nhiều nước lọc hơn. Nhưng tiêu chảy nhiều lần thì nước lọc không bổ sung điện giải được. Mẹ cần uống các dịch bù nước như: Oresol, nước muối đường, nước gạo rang muối đường, nước cháo loãng muối trắng,…

Mẹ có thể tham khảo cách làm một số dung dịch bù nước sau đây:

  • Oresol: Đây là dung dịch bù nước được sử dụng phổ biến cho người bị tiêu chảy và sốt cao. Mẹ bầu có thể tìm mua tại tất cả các hiệu thuốc tây. Dung dịch Oresol có hai dạng là dạng bột và dạng dung dịch uống sẵn. 

  • Nước gạo rang muối đường: Rang đều gạo tẻ cho đến khi gạo có màu vàng sậm. Cho thêm nước đun cho đến khi gạo nhừ thì thêm một chút muối, một chút đường là có thể uống được. Nước gạo rang muối đường tuy hơi khó uống như lại rất tốt cho bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối.

  • Nước cháo loãng muối trắng: Ninh gạo nhừ sau đó nấu loãng rồi cho thêm một chút muối trắng là có thể sử dụng ngay.

Mẹ tạm ngưng ăn các thực phẩm nhuận tràng như: chuối, cam, rau mồng tơi, sữa, hải sản (tôm, cá, mực,…). 

Bổ sung thực phẩm lành mạnh: sữa chua lợi khuẩn, táo, rau củ các loại, thịt nạc và thịt gà… Là các thực phẩm giúp mẹ nhanh chóng ổn định hệ tiêu hóa. 

Mẹ bầu không hấp thu đường lactose: nên giảm lượng sữa uống vào, thay thế thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.

Mẹ tham khảo chi tiết trong bài viết này:

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì

Bài Thuốc Dân Gian Giúp Giảm Tiêu Chảy

Một số bài thuốc dân gian có tác dụng cầm tiêu chảy an toàn mẹ có thể áp dụng ở nhà:

Nước lá búp ổi: Nước búp ổi giúp se thành ruột, giảm nhu động ruột nên có tác dụng giảm tiêu chảy. Nước búp ổi cũng rất an toàn cho mẹ và bé, không gây ra các tác dụng phụ. Do đó, mẹ có thể yên tâm uống để cầm tiêu chảy.

Cách làm: Lấy vài búp ổi tươi, đun sôi với nước, cho thêm một vài hạt muối rồi tắt bếp. Mẹ để nước nguội từ từ rồi uống ấm. 

BlockNote image

Lá mơ lông: Theo kinh nghiệm dân gian, lá mơ lông được dùng như một vị thuốc hữu hiệu trong điều trị tiêu chảy và kiết lỵ. Lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Mẹ có thể ăn trực tiếp lá mơ lông hoặc xào lá mơ lông với tỏi.

Mẹ chỉ nên áp dụng các bài thuốc dân gian này khi bị tiêu chảy nhẹ. Trong trường hợp tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện. Để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp, tránh cơ thể bị mất nhiều nước nhé!

Mẹ biết không, đôi khi tiêu chảy ở những tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ đấy. ^^

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Là Dấu Hiệu Của Chuyển Dạ

Một số trường hợp trước khi chuyển dạ, bà bầu bị tiêu chảy với tần suất “dày đặc” hơn. Khoảng thời gian mẹ bầu bị tiêu chảy cho đến khi chuyển dạ thật sự có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Vậy nên, bên cạnh theo dõi các biểu hiện bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối. Mẹ hãy chú ý quan sát sự xuất hiện của các dấu hiệu chuyển dạ thực sự nhé! Hãy giặt giũ quần áo, tất – mũ của bé, xếp sẵn những vật dụng đi sinh cần thiết. Khi cảm nhận gần đến thời khắc vượt cạn, mẹ và người thân hãy đến bệnh viện. Để sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời <3 <3 <3

Dấu Hiệu Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Cần Gặp Bác Sĩ

Mặc dù đa số các trường hợp bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng cuối có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên mẹ không nên chủ quan. Hãy theo dõi nếu các dấu hiệu không thuyên giảm, mẹ cần gặp bác sĩ để được điều trị.

Nếu như tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ. Dù mẹ đã cố gắng thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà nhưng vẫn không hiệu quả. Mẹ có các dấu hiệu tiêu chảy nặng như:

  • Đau bụng dữ dội.

  • Sốt cao trên 37,8 độ C và nôn mửa nặng dù không ăn gì.

  • Phân lẫn máu, chất nhầy hoặc hoàn toàn là chất lỏng.

BlockNote image

Hoặc các dấu hiệu mất nước nặng như: 

  • Môi, miệng khô.

  • Liên tục khát nước.

  • Nước tiểu sậm màu.

  • Són tiểu.

  • Đau đầu, chóng mặt.

Mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Tránh tình trạng diễn biến nặng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Mẹ không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Gây ra sảy thai hay dị tật bẩm sinh cho trẻ. Tốt nhất, mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối chỉ uống thuốc bác sĩ kê đơn.

Cách Phòng Tránh Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối

Để phòng tránh tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu cần ghi nhớ những điều sau:

  • Luôn tuân thủ quy tắc “ăn chín, uống sôi”. Không ăn đồ sống, kể cả rau sống, thịt tái, tiết canh, gỏi,…

  • Tránh các nhóm thực phẩm giàu gia vị hay nhiều chất béo.

  • Chọn loại sữa bầu bổ sung hệ chất xơ tiêu hóa hòa tan tiên tiến SC-FOS và Inulin. Giúp ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy ở mẹ.

  • Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn bị ôi thiu hay hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu,…

  • Các loại hải sản: dùng với số lượng vừa phải các loại cá biển, tôm, ốc…

  • Tăng cường uống nhiều nước, ưu tiên các loại nước ép hoa quả tươi không đường, nước uống đun sôi. 

  • Tránh các loại nước ngọt có gas và thức uống đóng chai có nhiều đường, phẩm màu và chất bảo quản. 

  • Nói KHÔNG với các chất kích thích như trà, cà phê, nước tăng lực,…

  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi nhiều hơn. 

3 tháng cuối em bé tăng nhanh trọng lượng nên sẽ chèn ép các cơ quan nội tạng của mẹ. Để tránh khó chịu, mẹ không nên ăn quá no mà chuyển sang chia nhỏ bữa ăn. Mỗi bữa ăn một ít và ăn nhiều lần trong ngày. Đảm bảo tốt vệ sinh thực phẩm khâu sơ chế, chế biến và bảo quản. Mẹ cũng nên có thói quen rửa sạch tay trước khi ăn để tránh đưa mầm bệnh vào cơ thể.

Kết Luận

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ mẹ không nên chủ quan lơ là. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng sẽ tạo ra những áp lực không đáng có cho mẹ và bé. Nếu không may bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ hãy bình tĩnh xử lý theo những hướng dẫn trên nhé! Tốt nhất, mẹ nên cẩn thận nhiều hơn trong ăn uống. Áp dụng triệt để những cách phòng cách tránh tiêu chảy. Như thế mẹ sẽ không phải lo lắng hay gặp phiền phức với bệnh tiêu chảy. Hãy tập trung nghỉ ngơi nhiều và chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp đến nhé! Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông!

Những bài viết mẹ nên đọc để chuẩn bị vượt cạn: