Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không sốt là dấu hiệu bệnh lành tính. Mẹ chăm sóc đúng cách và chu đáo thì các nốt mẩn sẽ nhanh lặn xuống. Thời gian từ 2-3 ngày cho đến 1 tuần tùy nguyên nhân bệnh của trẻ. Trước tiên, mẹ hãy bình tĩnh, xử lý theo các bước dưới đây. Sau đó mẹ tìm hiểu nguyên nhân vì sao con bị nổi mẩn đỏ nhé. 

Chăm Sóc Trẻ Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Nhưng Không Sốt

Những bước chăm sóc này đơn giản nhưng quan trọng và hiệu quả nhanh khi mới chớm bệnh. Do đó, ngay khi mẹ thấy bé bị nổi những hạt đỏ đầu tiên cần tích cực chăm sóc. Mẹ đừng đợi triệu chứng nhiều mới tìm cách giải quyết thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn đó.

Vệ Sinh Da Đúng Cách

be bi noi man do khap nguoi khong sot

Với bệnh ngoài da thì vệ sinh da để trẻ luôn sạch sẽ là điều kiện quan trọng nhất. Đây là yếu tố tiên quyết giúp trẻ mau hồi phục, cụ thể:

  • Tắm nước ấm: nhiệt độ nước ấm vừa phải. Nước quá nóng gây mất độ ẩm làm da trẻ khô sẽ nổi mẩn nhiều hơn. Riêng trẻ nổi rôm sảy, mẹ nên tắm nước mát, rôm sẽ mau lặn.
  • Ngâm nước: trẻ bị nổi nhiều có thể ngâm mình trong nước 10-20 phút cho dễ chịu, giảm ngứa ngáy. Trừ trường hợp trẻ viêm da cơ địa chỉ nên tắm 5-10 phút. Tùy tình trạng bệnh nặng nhẹ mà mẹ có thể cho bé ngâm 1-3 lần/ngày.
  • Thay tã: thay tã và vệ sinh sạch sẽ cho bé ngay khi tã bẩn hoặc trong vòng 4 giờ. Mẹ lưu ý chọn tã thấm hút tốt, vừa vặn sẽ hạn chế bé bị hăm tã, nổi mẩn đỏ. Tã thấm hút tốt là khi mẹ cởi tã ra, sờ thấy mông con vẫn khô thoáng chứ không bị ẩm. Tã vừa với con là không gây vết hằn ở bụng và hai bên bẹn.
  • Vệ sinh da: dùng khăn ướt lau sạch miệng bé sau khi bú hoặc ăn xong. Mục đích là tránh sữa/thức ăn còn sót lại làm bé nổi mẩn.

Chú ý: khu vực trẻ bị nổi mẩn đỏ cần luôn thoáng mát, sạch sẽ. Bé bị đổ mồ hôi mẹ nên thấm ướt khăn lau ngay. Có như vậy các nốt mẩn mới nhanh lặn.

Mẹ quan tâm: Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Trên Mặt – Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa

Dưỡng Ẩm Cho Làn Da

Dưỡng ẩm là bước hiệu quả khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa. 

  • Phấn rôm: mẹ lau khô người trẻ trước khi thoa phấn rôm toàn thân. Chú ý thoa vùng cổ và lưng, các nếp gấp của trẻ ở khuỷu tay, sau đầu gối. Tuy nhiên, phấn rôm chất lượng dỏm cũng gây nổi mẩn cho bé. Nên mẹ phải lựa chọn loại đảm bảo chất lượng khi dùng cho bé nhé.
  • Kem dưỡng ẩm: bôi kem dưỡng ẩm toàn thân cho con sau khi tắm xong. Kem giúp bổ sung độ ẩm tránh cho da không bị khô (dễ kích ứng nổi hạt). Mẹ có thể sử dụng hàng ngày để da con luôn mịn màng, đủ độ ẩm.
  • Chất làm ẩm, dung dịch, dầu, kem, thuốc mỡ: thường được bác sĩ kê toa sử dụng cho những trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người thể nặng. Mẹ bôi cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Những Chăm Sóc Khác 

Ngoài đảm bảo độ ẩm và vệ sinh da, những yếu tố sau khi làm tốt sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi.

be bi noi man do khap nguoi khong sot

  • Tránh cho trẻ gãi: cắt móng tay thường xuyên, mang bao tay cho trẻ. Hạn chế trẻ gãi làm các nốt mẩn đỏ trầy xước, vỡ mụn nước làm nhiễm trùng.
  • Mặc cho con quần áo rộng rãi, thoáng mát, tốt nhất là 100% cotton.  Quần áo lông, len, dạ, nylon dễ gây kích ứng không nên mặc. Mẹ giặt riêng quần áo của trẻ với xà phòng dịu nhẹ, phơi nắng, không ngâm chất làm mềm vải. 
  • Thức ăn: Hạn chế thức ăn gây dị ứng như trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hải sản,… Xen kẽ sữa mới và sữa cũ ít nhất 1 tuần trước khi đổi hẳn sữa mới. Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ không nên ăn các thức ăn này nhiều vì thông qua sữa mẹ, trẻ vẫn có thể bị ảnh hưởng.
  • Chế độ ăn nhạt: cho trẻ ăn nhạt để tránh tích nước và natri trong cơ thể.
  • Dầu thực vật: chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm phát sinh mẩn ngứa.

Dùng Thuốc Cho Bé

Trong những trường hợp: 

  • không đảm bảo vệ sinh cho trẻ 
  • Nặn các mụn mủ gây lây lan ra các vùng xung quanh
  • Trẻ gãi nhiều dẫn đến trầy xước, nhiễm trùng
  • Bệnh tình không thuyên giảm 
  • Trẻ kèm sốt, chán ăn, bỏ bú, buồn ngủ, quấy khóc,… 

Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. 

  • TUYỆT ĐỐI không tự ý bôi thuốc lên da trẻ. Các thuốc điều trị viêm da hầu hết sử dụng corticoid có tác dụng phụ rất nguy hiểm. Một số thuốc có thể hấp thụ trực tiếp vào máu của trẻ gây nguy hiểm.
  • Bôi đúng thuốc, đủ liều lượng bác sĩ đã hướng dẫn để tránh xảy ra nhờn thuốc, khó điều trị cho trẻ sau này.

Nguyên Nhân Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt

Bé Bị Dị Ứng

Mẹ quan sát vị trí bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt có thể dự đoán nguyên nhân. Bé bị nổi mẩn đỏ toàn thân có thể do dị ứng thức ăn như trứng, sữa, mật ong, các loại hải sản, đậu phộng,… Mẹ đang cho con bú ăn những món này có thể truyền qua sữa mẹ gây dị ứng cho con. Hoặc là dị ứng với thành phần của sữa (bột).

be bi noi man do khap nguoi khong sot

Dị ứng thời tiết thì bị nổi mẩn khi nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột hay các thời điểm giao mùa. Dị nguyên theo mùa như: phấn hoa, côn trùng, nấm mốc phát triển mạnh cũng dễ làm trẻ nổi mẩn.

Nếu bé bị nổi mẩn đỏ toàn thân mà người thân có tiền sử bị viêm da cơ địa. Khả năng cao là bé bị di truyền bệnh này. Điều kiện vệ sinh môi trường nuôi dưỡng trẻ không đảm bảo dễ làm khởi phát bệnh. Ví dụ: bụi bẩn, mạt, bọ, ve, bọ nhà, nấm mốc, phòng ẩm thấp, không khí ô nhiễm,…

Bé bị nổi mẩn đỏ một vùng nào đó thôi thì mẹ nghĩ ngay đến dị ứng do tiếp xúc. Các nguồn gây dị ứng có thể là: hóa chất trong quần áo, đồ dùng, dầu gội, sữa tắm, bột giặt,… Nhựa, mủ cao su trong đồ chơi của bé. Hay nhựa, lá, thân, mủ của một số cây cảnh trang trí nhà như cây thường xuân, kim tiền,…

Các triệu chứng thường mất đi sau 6-12 tiếng hay khi ngưng không tiếp xúc với dị nguyên. 

Mẹ xem thêm: Trẻ Bị Viêm Da: Phân Loại Đúng, Chữa Trị Hiệu Quả

Bé Bị Rôm Sảy

Đôi khi nổi mẩn đỏ là triệu chứng của rôm sảy, thường xảy ra vào mùa hè. Đặc biệt là những ngày nắng nóng. Trẻ bị rôm sảy là do tắc nghẽn tuyến mồ hôi, ứ đọng mồ hôi trên da. Tạo nên các nốt đỏ như muỗi đốt và thường xuất hiện ở lưng, cổ,…

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt được chăm sóc tốt sẽ lui bệnh trong vài ngày. Ngược lại, rôm sảy gây ngứa, nếu trẻ hay gãi sẽ làm da tổn thương, chuyển thành mụn mủ, nhọt. Gây cho trẻ đau đớn, khó chịu, có thể sốt.

Dự phòng rôm sảy mẹ chỉ cần luôn giữ cho trẻ thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi. Chất liệu vải thấm hút tốt và vệ sinh da thường xuyên, có thể tắm 2 lần/ngày với nước mát. 

Chi tiết:  Trẻ Sơ Sinh Bị Rôm Sảy Ở Mặt: Mẹo Hay Cho Mẹ

Mụn Hạt Kê Ở Trẻ Sơ Sinh

Mụn hạt kê (mụn trứng cá) ở trẻ sơ sinh là những nốt mụn nhỏ màu đỏ/trắng. Lúc chào đời đã có hay mọc lên sau vài ngày, vài tuần. Mụn hạt kê thường mọc ở má, cằm, trán của bé hoặc cũng có thể ở bất kỳ nơi nào.

be bi noi man do khap nguoi khong sot

Mụn hạt kê lành tính, tuy trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Mụn tự khỏi sau một thời gian nên mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ vệ sinh da sạch sẽ là mụn sẽ nhanh lặn.

Ban Đỏ Nhiễm Độc

Ban đỏ nhiễm độc (Erythema toxicum) là một dạng phát ban hay gặp ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng là trẻ nổi nốt mẩn đỏ, các mảng đầy mụn mủ hay các mụn nhỏ có mủ. Khi mẹ ấn vào thấy nốt phát ban mờ đi.

Trái với tên gọi, ban đỏ nhiễm độc vô hại. Các nốt ban sẽ tự hết trong vòng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần bất cứ can thiệp nào. 

Ban đỏ nhiễm độc không gây sốt. Mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc trẻ ở nhà. Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt kèm theo sốt, chán ăn, bỏ bú, buồn ngủ là biểu hiện của những bệnh nguy hiểm khác. Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán chính xác và được hướng dẫn điều trị.

Chăm sóc trẻ bị bệnh, mẹ chú ý vệ sinh da sạch sẽ. Không nặn các mụn mủ vì có thể gây nhiễm trùng, không tắm cho trẻ quá nhiều. 

Nhiễm Nấm Candida

Trẻ nhiễm nấm Candida có biểu hiện:

  • Tưa lưỡi (tưa miệng) với những mảng trắng sữa có thể dùng tay lấy đi dễ dàng trên lưỡi.
  • Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt hay mảng đỏ da xuất hiện một vài vị trí hay toàn thân như phát ban. Chúng thường phân bổ ở những vị trí có độ ẩm cao. Như là vùng quấn tã, kẽ chân, mặt sau đầu gối, khuỷu tay, vùng da cổ.

Điều trị nhiễm nấm khoang miệng cho trẻ bằng gel miệng kháng nấm. Những vùng khác mẹ có thể bôi kem chống nấm hoặc gel miệng kháng nấm đều có tác dụng.

Những Dấu Hiệu Mẹ Cần Lưu Ý

Hầu hết các trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt đều lành tính và có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ nổi mẩn đỏ kèm theo:

  • Trẻ bị sốt, ho khan.
  • Trẻ chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, buồn ngủ, ngủ li bì, gọi khó để dậy.
  • Các nốt mẩn đỏ xuất hiện mủ, dịch vàng, rỉ nước.
  • Các nốt mẩn đỏ lan rộng, có dấu hiệu sưng tấy, đỏ hơn trước.
  • Chấm đỏ hoặc tím kèm theo tình trạng xuất huyết qua nốt mụn.

Những dấu hiệu này báo hiệu trẻ có triệu chứng của nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus nghiêm trọng. Mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

Phòng Bệnh Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt

Hầu hết các trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt đều có thể phòng bệnh. Mẹ đảm bảo giữ gìn vệ sinh tốt sẽ hạn chế da con bị kích ứng.

be bi noi man do khap nguoi khong sot

Môi trường: mẹ thường xuyên quét dọn nhà cửa, phòng của trẻ sạch sẽ, thông thoáng. Loại trừ bụi bẩn, nấm mốc, bọ nhà, ve, xơ vải,… Trẻ không nên chơi dưới đất, không tiếp xúc lông vật nuôi.

Đồ chơi của trẻ: nên chọn đồ chơi xuất xứ và thành phần an toàn. Sau mỗi lần trẻ bệnh nên giặt sạch toàn bộ đồ chơi để loại bỏ các mầm bệnh bám trên trên bề mặt.

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ: giúp tăng cường sức đề kháng để trẻ tự đối phó với bệnh.

Thông tin chi tiết về lịch tiêm chủng, mẹ tham khảo: Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ

Kết Luận 

Mẹ thấy đấy, bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không đáng lo ngại như mẹ nghĩ. Cách chăm sóc cũng khá đơn giản, quan trọng là mẹ can thiệp càng sớm bé càng nhanh hết bệnh. Mẹ chăm sóc bé ở nhà chú trọng các bước vệ sinh da và dưỡng ẩm. Đồng thời, giữ cho vị trí nổi mẩn luôn khô thoáng là rất cần thiết. Làm tốt những bước này thì con ít khi cần dùng đến thuốc. Những cách dân gian như tắm nước lá mẹ nên tìm hiểu kỹ cơ sở khoa học trước khi áp dụng. Và tuyệt đối không dùng lá, nước lá bôi mạnh làm vỡ các nốt mẩn gây nhiễm trùng cho bé. Nếu con cần chăm sóc y tế thì yên tâm nhất vẫn là mẹ đưa con thăm khám bác sĩ nhé. 

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả