Tiếp nối bài viết về chủ đề về phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển. Bài viết này Mẹ Việt xin giới thiệu tới ba mẹ cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Đây là những cách hướng dẫn giúp ba mẹ cùng con thực hiện và luyện tập ngay tại nhà. Với sự kiên trì và đều đặn, chắc chắn con sẽ có nhanh tiến bộ và cải thiện tốt các kỹ năng ngôn ngữ.

Mẹ Việt – Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực can thiệp chậm nói cho trẻ tại nhà. Ba mẹ đang mong muốn tìm hiểu kiến thức và phương pháp chuẩn để kích nói cho con, hãy tham gia Cộng đồng Mẹ Việt để được hỗ trợ. THAM GIA NGAY.

Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và diễn đạt. Các mức độ khó khăn phụ thuộc vào tình trạng của từng trẻ. Vì thế, ba mẹ cần hỗ trợ can thiệp sớm cho con để nhanh chóng cải thiện khả năng ngôn ngữ. Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ là:

  • Giúp trẻ rèn luyện khả năng nói, bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình, giao tiếp hiệu quả với mọi người xung quanh.
  • Tạo nền tảng cho trẻ tiếp cận nguồn kiến thức, để trẻ tham gia học tập bình thường.
  • Giúp trẻ nâng cao nhận thức, phát triển tư duy, diễn đạt, thuyết trình…
  • Phát triển khả năng của bản thân.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng khả năng ngôn ngữ của từng trẻ. Ba mẹ hãy đặt ra các mục tiêu phù hợp với con theo từng giai đoạn. Hãy lựa chọn những mục tiêu gần, dễ thực hiện và khả thi nhất với con. Ba mẹ hãy xây dựng kế hoạch cụ thể, bài bản để giúp con chinh phục từng mục tiêu.

Ba mẹ hãy liên hệ với đội ngũ Mẹ Việt để được hỗ trợ tư vấn, lên kế hoạch và lựa chọn lộ trình cụ thể cho con. Đảm bảo được các nội dung rèn luyện phù hợp với năng lực hiện tại của con. NHẮN TIN NGAY.

Phát triển ngôn ngữ nói

Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ là vấn đề ba mẹ quan tâm và tập trung đầu tiên. Bởi ngôn ngữ nói là công cụ cơ bản và quan trọng nhất giúp con giao tiếp, đối thoại. Từ đó, con sử dụng lời nói để thể hiện những suy nghĩ, mong muốn, yêu cầu, diễn đạt ý tưởng… Vậy, ba mẹ cần hiểu đúng về cách phát triển ngôn ngữ nói cho con một cách hiệu quả.

Trước tiên, để con nói tốt thì con cần phải tích lũy đủ vốn từ vựng cơ bản. Con hiểu được người khác nói, hiểu được các yêu cầu, mệnh lệnh. Khi chưa nói được, con sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tham gia hội thoại. Như chỉ tay, gật, lắc đầu, sử dụng ánh mắt, nụ cười… Và sau đó, con bắt đầu phát triển bật âm, nói ra những từ đơn, từ đôi, đến câu ngắn, câu dài.

Việc dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ học nói đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều từ ba mẹ. Không những vậy, ba mẹ cần phải có kiến thức, áp dụng đúng phương pháp. Thì dạy con mới đạt hiệu quả và con tiến bộ đều đặn theo từng giai đoạn.

Mẹ Việt đã xây dựng chương trình đồng hành chuyên sâu “Chữa chậm nói cho con tại nhà”. Giúp ba mẹ trang bị cho mình kiến thức chuẩn, lộ trình dạy con bài bản và đạt hiệu quả. Ba mẹ xem chi tiết về chương trình qua link bài viết: https://meviet.vn/khoa-hoc-chua-cham-noi-cho-con-tai-nha/.

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Khi con chưa nói được, con sẽ sử dụng các ngôn ngữ cử chỉ, hành động, biểu cảm. Để diễn đạt ý muốn, sự đồng ý hay từ chối của con. Giúp ba mẹ, người nghe phán đoán và hiểu được ý của con. Như giao tiếp ánh mắt, chỉ tay, quay đầu, gật lắc, biểu cảm gương mặt…

Để giúp con phát triển giao tiếp phi ngôn ngữ, ba me cần luyện tập cùng con hàng ngày. Bằng những hoạt động lặp đi lặp lại. Khi con chưa thực hiện được, ba mẹ hãy luôn là người làm mẫu cho con.

Giao tiếp ngôn ngữ lời nói

Con sử dụng lời nói để chuyển đổi những suy nghĩ, mong muốn ra bên ngoài. Để người khác nghe và hiểu được ý con nói. Việc dạy con nói sẽ là một công việc đòi hỏi nhiều sự nỗ lực. Đặc biệt hơn với các trẻ chậm phát triển.

Trước tiên, ba mẹ hãy chuẩn bị cho con vốn từ vựng đủ dày. Theo nguyên lý tảng băng nổi: 30% bề mặt là những gì con thể hiện ra, còn 70% là những gì vốn từ con có. Ba mẹ áp dụng các cách dạy con học nói tại nhà mà Mẹ Việt đã chia sẻ. Đó là: nói chuyện với con thật nhiều bằng ngôn ngữ phù hợp với trình độ của trẻ. Kết hợp đọc sách, nghe loa tắm ngôn ngữ, chơi trò chơi giáo dục…

Các giáo cụ giúp hỗ trợ việc dạy nói cho trẻ dễ dàng, hiệu quả, Mẹ Việt đã có bài viết chia sẻ chi tiết. Ba mẹ cùng đọc TẠI ĐÂY.

Phát triển ngôn ngữ đọc viết

Trẻ sẽ được học ngôn ngữ đọc viết sau khi đã có nền tảng cơ bản về ngôn ngữ nói. Tức là, trẻ đã nghe hiểu, giao tiếp được các chủ đề đơn giản, thể hiện được những mong muốn. Khi đó, ba mẹ hướng tới cho trẻ phát triển ngôn ngữ đọc viết. Để trẻ có thể tự chủ động học tập và tiếp thu kiến thức từ sách báo, internet…

Các cách giúp ba mẹ dạy con phát triển ngôn ngữ đọc viết ngay tại nhà:

Dạy bộ thẻ đọc theo phương pháp Glenn Doman: Đây là phương pháp sử dụng khả năng chụp ảnh nguyên mảng của não phải của trẻ. Ba mẹ áp dụng dạy trẻ thông qua bộ thẻ đọc, từ khi con 3 tháng tuổi. Giúp con tích lũy vốn từ với đa dạng chủ đề và giúp con nhanh biết đọc.

Sử dụng sách Ehon: Các bộ sách ehon có tính chất ít chữ, bao gồm các câu ngắn. Giúp con nhanh ghi nhớ, dễ dàng bật âm và đọc theo được. Từ đó, con có thể tự kể lại câu chuyện theo nội dung trong sách.

Sử dụng sách tự xóa: Trẻ sử dụng bút màu để tô theo các chữ cái. Sách cung cấp cho con không chỉ vốn từ vựng mà còn giúp con tập viết và rèn vận động tinh.

Đồ chơi giáo dục rèn luyện vận động tinh: Ba mẹ cho con rèn luyện kỹ năng sử dụng khéo léo  các ngón tay. Để con dễ dàng cầm và điều khiển di chuyển bút khi viết. Ví dụ: trò chơi xỏ dây, ghép hình, lượm hạt…

Ba mẹ chọn mua các học liệu giáo dục chất lượng để giúp con phát triển ngôn ngữ đọc viết TẠI ĐÂY.

Phát triển ngôn ngữ tư duy

Ngôn ngữ là nền tảng cơ sở cho sự hình thành tư duy, trí tuệ cảm xúc của trẻ. Trẻ quan sát nhận biết về thế giới xung quanh, mọi thứ sẽ được diễn tả bằng ngôn ngữ. Khi trẻ diễn tả bằng ngôn ngữ của mình, trẻ có xu hướng bắt chước ngôn ngữ người khác. Tức là trẻ đang học tập, đang phát triển tư duy ngôn ngữ.

Khi trẻ càng lớn nhu cầu ngôn ngữ càng cao. Trẻ sẽ có những yêu cầu phát triển cao hơn về mặt tư duy ngôn ngữ. Lúc này trẻ không đơn giản là nhận biết mọi thứ xung quanh mình và diễn tả chúng. Trẻ sẽ đưa ra những nhận xét, mong muốn được tìm hiểu về quá khứ, hiện tại, tương lai, nguyên nhân, kết quả… Trẻ hiểu được những gì người lớn nói, dùng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc và mong muốn của mình. Có ngôn ngữ trẻ biết đặt ra những câu hỏi, chủ động tiếp cận với những điều mới. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ có tư duy ngôn ngữ tốt là những trẻ rất thông minh.

Mục tiêu cao nhất trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển là tư duy ngôn ngữ. Vì thế, ba mẹ không chỉ dừng lại hỗ trợ cho con nói, đọc viết được. Mà còn phải có tư duy, biết đặt câu hỏi, biết phản biện, đưa ra nhận xét hoặc ý tưởng… Từ đó, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng liên tưởng và hình thành nhân cách của trẻ.

Cách phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ

Ba mẹ hãy sử dụng các cách sau để giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ nhé.

Trò chuyện cùng con: Giúp tăng khả năng kết nối và con dễ dàng học theo ba mẹ. Con cảm nhận được tình cảm qua ngôn ngữ, giọng điệu và âm vực trong quá trình trò chuyện. Từ đó, trẻ sẽ biết cách sử dụng ngôn ngữ vào trong các hoàn cảnh cũng như các đối tượng khác nhau.

Quan sát và mô tả lại: Hãy thường xuyên khuyến khích, động viên con mô tả lại những điều mà con được làm, được nhìn hoặc được nghe. Quá trình mô tả lại sẽ là một các rất tốt giúp con diễn đạt câu từ một cách dễ hiểu nhất. Từ đó nâng cao khả năng tư duy ngôn ngữ của bản thân.

Phản xạ xử lý các tình huống: Cùng con đặt vấn đề và tái hiện lại các tình huống hay xảy ra trong cuộc sống. Cùng con lập luận, phân tích, đánh giá và xử lý tình huống. Khi đó, con tìm hiểu rõ nguyên nhân, đề ra các giả thuyết và tìm ra phương án xử lý tối ưu.

Tăng cường đọc sách: Con trở thành những đứa trẻ ham học, đam mê tìm hiểu. Trẻ biết nhiều về ngôn ngữ và ngữ pháp, mở rộng thêm nhiều vốn từ mới. Từ đó nâng cao kỹ năng tư duy ngôn ngữ một cách hệ thống.

Tăng cường trí tưởng tượng: Cùng con hóa thân thành các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích hay thế giới động vật. Giúp con phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Từ đó, ngôn ngữ của con cũng sẽ trở nên đa dạng và sáng tạo hơn.

Kết luận

Vai trò của ngôn ngữ vô cùng quan trọng trong đời sống, học tập và sự nghiệp. Khi phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện, trẻ sẽ dễ dàng học kiến thức mới. Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là một thách thức lớn dành cho ba mẹ. Vì thế, ba mẹ hãy luôn chủ động và thực hiện can thiệp hỗ trợ cho con càng sớm càng tốt. Khi hỗ trợ sớm, trẻ sẽ nhanh tiến bộ và có cơ hội tham gia học tập hội nhập bình thường.

Bài đọc cùng chủ đề:

Phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Tài liệu dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho ba mẹ

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ nhanh tiến bộ

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả