10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào:
52 phút đọc

Ba mẹ thân mến! Chuyên mục Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt gần đây đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các ba mẹ. Những câu chuyện mà Mẹ Việt và các ba mẹ đi trước chia sẻ là nguồn động lực to lớn, tiếp thêm niềm tin để các ba mẹ can thiệp, dạy con học nói tại nhà. Nhờ học hỏi được kinh nghiệm của các khách mời, nhiều ba mẹ đã thay đổi cách dạy con hiệu quả hơn. Con hợp tác học tập hơn. Vô cùng cảm ơn những chia sẻ của các ba mẹ. Đây là động lực rất lớn cổ vũ cho đội ngũ Mẹ Việt tiếp tục lan tỏa những câu chuyện tích cực. Hỗ trợ cho nhiều ba mẹ can thiệp cho con thành công tại nhà. Tuần này, Mẹ Việt tiếp tục chia sẻ đến ba mẹ câu chuyện mẹ Kiều từng bước can thiệp thành công cho bé (theo dõi) rlptk tại nhà. Dạy con từ lúc chưa bật âm, đến bật âm, học nói từ đơn, từ đôi. Đến hiện tại con đã nói được câu ngắn và chủ động giao tiếp. Ba mẹ hãy cùng theo dõi hành trình mẹ Kiều đã can thiệp cho con như thế nào nhé!

Ba mẹ có thể nghe podcast tại đây

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

Những ba mẹ có con rlptk hoặc theo dõi rlptk chắc hẳn rất thấm thía, hành trình can thiệp cho con gặp rất nhiều khó khăn. Con không nhìn vào mắt mẹ khi mẹ dạy, gọi không quay đầu, không hiểu mệnh lệnh, không chỉ tay, chỉ ê a linh tinh vô nghĩa. Ba mẹ phải làm gì với con đây??? Có lúc nào ba mẹ nản lòng vì dạy mãi mà con vẫn không tiến bộ??? Đừng vội bỏ cuộc, đây chính là podcast dành cho ba mẹ. 

...

Đôi nét về khách mời

Xin chào mẹ Kiều, rất vui khi em nhận lời tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Em có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bạn nhà mình để các ba mẹ được biết nhé! 

Dạ em xin chào cô và các ba mẹ đang xem chương trình gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt ạ. 

Em xin tự giới thiệu em tên là Kiều, mẹ của bé Minh Châu 33 tháng (còn gọi là bé Súp). Bé mình chậm nói được bác sĩ chẩn đoán là theo dõi RLPTK ạ. Em và bé tham gia khóa học Chuyên sâu can thiệp chậm nói cho con – Khóa MVK8 của Mẹ Việt. Hiện tại Em đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai.

Em đã phát hiện ra con có dấu hiệu bất thường từ khi nào mà quyết định đưa con đi khám? 

Dạ lúc 22 tháng là em phát hiện con có nhiều hành vi bất thường như: ra đường là con cắm đầu chạy, gọi không quay đầu, không tương tác mắt, hay đi xoay vòng, nhón gót, không biết chỉ tay, không nhìn theo hướng mẹ chỉ. và rất thích nếm (gặm) đồ vật mình cầm trên tay. Thế là em quyết định cho bé đi khám ở Nhi Đồng 2 Thành Phố. 

Con có khá nhiều các dấu hiệu điển hình của hội chứng rlptk. Rất may là em đã phát hiện sớm, đưa con đi khám và can thiệp sớm. Mẹ Kiều ơi, rất nhiều ba mẹ khó lòng chấp nhận khi nghe bác sĩ chẩn đoán con mình cần theo dõi rlptk. Vậy cảm xúc của em khi nghe bác sĩ thông báo kết quả thế nào? Rồi những người thân trong gia đình đã đón nhận thông tin này ra sao? 

Lúc nghe Bác sĩ chẩn đoán bé nhà em cần theo dõi rlptk em cũng nghĩ bình thường thôi. Bé chậm thì mình dạy và cho bé đi học mầm non là bé sẽ cải thiện. Nhưng sau đó em tìm thông tin trên mạng về hội chứng rlptk và vào các trang trẻ tăng động giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ trên facebook. Đọc những bài post của các mẹ có con như vậy, rồi đọc comment góp ý của các mẹ khác. Lúc đó Em mới nhận thức được rõ vấn đề là con cần phải được can thiệp tích cực. Ba và bà cũng lo lắm chị: Vì hồi giờ ở quê đâu có biết về mấy hội chứng này.

Đọc đầy đủ các bài viết Mẹ Việt chia sẻ về chủ đề này tại: Trẻ tự kỷ

Đắn đo can thiệp trung tâm…

Vậy sau khi biết con cần được can thiệp sớm tích cực để sớm phát triển, nhận thức bắt kịp các bạn đồng trang lứa. Em đã làm những cách gì để giúp con? 

Sau khi biết được con cần được can thiệp tích cực để sớm phát triển, nhận thức bắt kịp các bạn đồng trang lứa. Lúc đó em cũng tìm hiểu trên google, tham gia vào các trang có con tăng động giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ. Để tìm hiểu kinh nghiệm của những Mẹ đi trước rồi áp dụng cho con. 

Lúc đầu rất khó khăn để tương tác với con. Vì nhiều khi mình muốn ôm con cũng khó nữa ạ. Mẹ dạy và chỉ thì bé không hợp tác, chỉ quan tâm vào thứ bé thích và làm gì bé muốn thôi ạ. Lúc bé ăn vạ thì mẹ không biết phải xử lý như thế nào. Nhiều khi mẹ cũng bực bội quá, không kiềm chế được thế là đánh con. Rồi mẹ cảm thấy bế tắc, rồi lên mạng thấy mấy mẹ bảo nên cho con đi học can thiệp. Em cũng tìm hiểu và tìm được 2 trung tâm ở Biên Hòa là Hoàng Đức và Rồng Việt. Vì em chẳng quen được cô giáo can thiệp nào ở ngoài. Một ngày đẹp trời em quyết định đi tìm trung tâm Hoàng Đức (Lúc đó em vừa chạy xe em vừa khóc cho đến trung tâm thấy 2 chữ tự kỷ em lại khóc tiếp ☹). Hôm đó là thứ 7 nên trung tâm không làm việc. Em có gọi điện thoại thì họ hẹn tuần tới có buổi test cho bé.

Về nhà em lại vào facebook tìm hiểu tiếp. Lúc đó em kiểu ăn không ngon ngủ không yên, trong người lúc nào cũng nghĩ về con. May sao lướt lướt facebook rồi gặp Mẹ Việt. Nghe các cô Mẹ Việt livestream nói hay quá, chỉ cách chơi với bé, tương tác với bé. Rồi tìm đến trang Meviet.vn. Hàng tuần đều theo dõi livestream của các cô. Lúc đó em nhận ra chỉ có ba mẹ và gia đình mới là người quan trọng nhất có thể tương tác với con hiệu quả nhất. Nên em quyết định từ chối buổi test ở trung tâm Hoàng Đức. Em muốn tự can thiệp cho con tại nhà. 

…Quyết định can thiệp tại nhà

Quãng thời gian đầu thật sự khủng khiếp khi mà mình hoàn toàn bế tắc không biết tại sao điều này lại xảy đến với mình, với con. Làm thế nào để giúp con? Chị rất đồng cảm với em về những gánh nặng áp lực nặng trĩu trên đôi vai em lúc ấy. Thực sự là có rất nhiều đêm, đúng hơn là đêm nào cũng vậy, 12h00 đêm, 1h sáng, 2 – 3h sáng vẫn có mẹ nhắn tin cho Mẹ Việt để nhờ tư vấn cho mẹ cách dạy trẻ học nói. Khi biết con mình chậm nói, không một mẹ nào có được giấc ngủ trọn vẹn. Trong đầu lúc nào cũng ám ảnh tìm cách dạy con nhanh nói. Nhưng chỉ có 1 cách duy nhất để trút bỏ gánh nặng ấy đó là tích cực can thiệp cho con. Vì chỉ khi con tiến bộ từng ngày mẹ mới có thể yên tâm ngủ ngon giấc được.  

Rất may mắn là Mẹ Kiều đã biết đến Mẹ Việt sớm ha. Và khi được tư vấn về Khóa học chuyên sâu can thiệp chậm nói cho con của Mẹ Việt thì sau bao lâu em quyết định đăng ký học? Em mong muốn mình và con sẽ thay đổi thế nào sau khóa học?

Sau khi được tư vấn về khóa học chuyên sâu can thiệp chậm nói cho con của Mẹ Việt thì sau tầm 1 tháng em mới quyết định đăng ký học. Em quyết định đăng ký học là vì: lúc đó em cũng thấy nhiều mẹ đi trước của khóa học chuyên sâu bên Mẹ Việt đã dạy con thành công. Nên em cũng mong muốn sau khi tham gia khóa học, bé nhà em sẽ cải thiện nhiều hành vi. Và biết nói nhiều hơn, hiểu nhiều hơn để theo kịp với các bạn đồng trang lứa.

Khác biệt giữa tự dạy theo bản năng và can thiệp theo lộ trình

Cảm ơn em đã lựa chọn đặt niềm tin vào Mẹ Việt. ☺ Vậy sau khi được các cô hướng dẫn các phương pháp can thiệp chậm nói tại nhà. Có cả lộ trình hướng dẫn cách mẹ giao tiếp với con hàng ngày. Em nhìn nhận lại giai đoạn trước, khi mình tự can thiệp cho con thì có khác biệt nhiều không so với trước đây em tự dạy? Cụ thể những khác biệt đó là gì?  

Em nhìn nhận lại giai đoạn trước, khi tự mình can thiệp tích cực cho con thì có khác biệt nhiều so với trước đây em tự dạy. Lúc trước em dạy theo bản năng, chỉ chăm chăm vào những cái mà mẹ muốn dạy và bắt con phải làm theo. Nhiều khi chơi với con rồi nói 2,3 câu là em không biết nói gì nữa. Chứ không biết trình tự dạy phải như thế nào cho hiệu quả.

Khi có lộ trình em thấy: Lộ trình hướng dẫn cách mẹ giao tiếp với con hàng ngày rất chi tiết. Ví dụ: Hướng dẫn chi tiết cách giao tiếp với con thông qua sinh hoạt hàng ngày như: Sáng con ngủ dậy thì mẹ phải nói gì, rồi lúc đánh răng, lúc mặc quần áo, lúc cho con ăn, lúc cho con đi tắm, rồi cách chơi với con… 

Những hoạt động đơn giản mà từ trước đó Mẹ không biết cách phải nói gì, phải tương tác với con thế nào. Giờ Mẹ nhìn lại khoảng thời gian trước. Mẹ cảm thấy Mẹ đã bỏ lỡ quá nhiều thời gian của con. Nhiều khi ước phải chi mình nhận được lộ trình này sớm hơn, áp dụng cho con sớm hơn, tích cực hơn thì con sẽ tiến bộ nhiều hơn bây giờ nữa.

Đúng rồi em, có một sự khác biệt rất lớn giữa can thiệp theo bản năng, nghĩ gì dạy đấy với việc can thiệp theo các phương pháp khoa học, mang lại hiệu quả. Đặc biệt, với trẻ rlptk thì ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Trẻ rlptk có những vấn đề đặc biệt cần những phương pháp trị liệu, can thiệp đặc biệt để giúp con phát triển. Nếu như ba mẹ đang dạy hơn 3 tháng 4 tháng mà không thấy con tiến bộ nhiều, mãi mà vẫn chưa bật âm. Điều đó có nghĩa là ba mẹ đang chưa dạy con đúng cách. Mà can thiệp không đúng cách thì có cố gắng đến mấy cũng không tạo ra được hiệu quả. Đừng tiếp tục lãng phí thời gian của con nữa.

Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho trẻ, hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé. 

Những ngày đầu can thiệp 

Mẹ Kiều ơi, Mặc dù đã được học kiến thức bài bản trong khóa Chuyên sâu. Nhưng khi thực hành can thiệp tự can thiệp cho con tại nhà chưa bao giờ là đơn giản. Em có thể chia sẻ về những ngày đầu khi mới dạy con không? 

Dạ khi nhận được lộ trình hướng dẫn tuần đầu tiên: Em thấy các Cô cho tương tác với con nhiều. Em nghĩ nói nhiều vầy con mình hiểu không? Con Nghe có kịp không? Nhưng Em vẫn áp dùng đều đặn hàng ngày cho Con. Nhưng con vẫn không có phản ứng gì, cũng không tập trung nhiều, vẫn còn lăng xăng. Lúc đó Em lại nghi ngờ về lộ trình học này không biết có phù hợp với con mình không? Mình có nên tiếp tục áp dụng cho con không? Hay lại làm mất thời gian vàng của con? 

Khi thấy con vẫn không thấy tiến bộ, em có báo cáo các cô bên Mẹ Việt tình hình của con. Thì được các cô động viên, và giải thích để mình hiểu rõ là: Con cần phải nghe lâu, đủ ngấm vốn từ thì con mới nói ra được. Thế là em tin tưởng và tiếp tục dạy. 

Cả nhà cùng vui khi con bật âm

Vậy thì sau bao lâu kể từ lúc em can thiệp theo lộ trình khóa Chuyên sâu Mẹ Việt, Súp bật âm được những từ đầu tiên? Em có nhớ những từ đầu tiên con nói là gì không? 

Sau tầm 3 tháng là bé có những từ đơn đầu tiên. Em nhớ từ đầu tiên bé nói là “Mít” (Trong bài hát quả gì). Khi em hát thì bé vuốt đuôi được từ đó. Lúc đó mẹ và cả nhà vui ơi là vui 😊.

Hạnh phúc quá! Cuối cùng cũng đã nghe được con nói. Vất vả đến mấy chỉ cần con bật âm là mẹ lại có động lực, có năng lượng tràn trề để dạy con em ha. Rồi sau đó, quá trình tiến bộ của con diễn ra như thế nào? Em có thể chia sẻ tóm tắt để các ba mẹ được biết không?  

Dạ, qua tháng sau là bé nói được nhiều từ đơn, chủ yếu là chủ đề hoa quả. Dần dần bé biết được tên của những người hàng xóm. Rồi 2 tháng sau đó, bé nói được từ đôi nhưng ít ạ. Nhưng mẹ vẫn kiên trì tương tác với con. 2 tháng tiếp theo nữa bé nói được nhiều từ đôi từ ba. Và bây giờ bé có thể nói được câu 4,5 từ. Con dần biết được nhiều hơn về tên người trong gia đình, hàng xóm, tên cầu, quán ăn, tên công viên, đèn giao thông, đồ dùng trong nhà,… và dần tự chủ động nói ra được nhu cầu bản thân như: Mẹ ơi lấy sách cho con, con muốn uống nước, cho con nước mía, Mẹ ơi đi thôi, ăn cơm thôi, Mẹ ơi đi tè….

Ý nghĩa của cuộc đời mẹ chính là con

Một hành trình đong đầy cảm xúc khi chứng kiến con tiến bộ từng ngày em ha. Cảm xúc của em như thế nào khi thấy con từ chỉ nói ê a vô nghĩa, sau 4 tháng can thiệp đều đặn mỗi ngày con đã nói được từ đơn. Và chỉ trong vòng 6 tháng tiếp theo con đã nói được câu, chủ động giao tiếp, chủ động nói ra nhu cầu? 

Dạ lúc mà con chuyển từ nói ê a vô nghĩa và sau 4 tháng can thiệp đều đặn mỗi ngày con nói được từ đơn. Em hạnh phúc vô cùng. Cảm giác như mình đạt được cái gì đó nó ý nghĩa với cuộc đời vô cùng, Trước đây chỉ mong sao con kêu 1 tiếng Mẹ , 1 tiếng Ba thôi mình đã hạnh phúc lắm rồi ạ.

Vậy thì có lẽ khi mà con không chỉ gọi ba, gọi mẹ, mà còn chủ động nói chuyện với mẹ. Thì mỗi ngày của mình đều đầy ắp hạnh phúc đúng không em ^^ Chúc mừng Súp đã tiến bộ và đã có được tiến bộ vượt bậc. Những nỗ lực không ngừng nghỉ, không mệt mỏi của mẹ Kiều đã được đền đáp xứng đáng. Chúc mừng em. 

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp nhiều trẻ chậm nói đơn thuần bật âm ngay trong tháng đầu tiên. Con phát triển ngôn ngữ nhanh, tỏng vòng 6 tháng bắt kịp tốc độ phát triển của các bạn đồng trang lứa. Con nói được câu dài 9-10 từ ngay trong 3-4 tháng. Sau khóa học, trẻ chủ động giao tiếp, biết kể chuyện, diễn đạt đa dạng các nhu cầu. Trẻ biết nhiều, thông minh ngôn ngữ, lập luận tốt, phát triển ngôn ngữ tốt sau khóa học. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà.

Ok, bây giờ các ba mẹ đang rất nóng lòng biết được, em đã can thiệp cho con như thế nào để con nói tốt được như thế đấy. Em đã sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm dạy con chưa? 

Dạ, em sẵn sàng rồi ^^

Vậy mình sẽ cùng review lại hiệu quả của các phương pháp mà em đã áp dụng dạy Súp ha. Đầu tiên là phương pháp tắm ngôn ngữ với loa. 

Nghe loa và đọc sách giúp con có ngôn ngữ phong phú

Nhiều ba mẹ vẫn chưa biết rằng trẻ học nói bắt đầu bằng việc nghe. Đặc biệt với các bạn rlptk thì việc nghe ngấm càng cực kỳ cần thiết. Con cần được nghe ngấm một thời gian dài, ngấm đủ vốn từ mới bật âm dễ dàng được. Trong khóa Chuyên sâu, các ba mẹ được hướng dẫn thực hành phương pháp ngấm ngôn ngữ thông qua nghe loa, đọc sách, mẹ tích cực giao tiếp với con hàng ngày. Các phương pháp này đã giúp Súp tiến bộ thế nào vậy em?

Thực sự phương pháp đọc sách và nghe loa rất rất hiệu quả ạ. Thật ra ban đầu em cũng nản việc cho con đọc sách lắm ạ. Cứ nghĩ nhỏ vậy làm sao hợp tác đọc sách được. Mà đúng thật: mua sách về lúc đầu cũng cầm xem, xem tí rồi quăng, xé… Nhưng nhờ các cô hỗ trợ sửa và góp ý video đọc sách cùng con nên tầm 1 tuần là bé có hứng thú với quyển sách đầu tiên. Em vẫn kiên trì thói quen đọc sách cho con đến bây giờ. Bây giờ bé nhà em thích   sách lắm. Ngày nào cũng đọc. Giờ mở ra trang nào là đọc được trang đó luôn đấy ạ. 

Còn phương pháp nghe loa: Ban đầu cũng mở cho bé nghe vậy đó. Hàng xóm bảo có tivi mà còn cho nghe loa làm gì. Ấy vậy mà giờ hát hò suốt ngày. Ăn cũng hát, đi đường cũng hát, đi ngủ cũng hát.

Nên phải nói nhờ loa và sách nên bé em biết được ngôn ngữ phong phú lắm ạ.

Con tiến bộ nhanh quá mẹ Kiều. Rõ ràng khi can thiệp đúng phương pháp, ngôn ngữ của con hoàn toàn có thể phát triển nhanh. Trong khi đó, nếu không áp dụng đúng phương pháp và kiên trì, ba mẹ có thể loay hoay 1 năm, 2 năm, thậm chí nhiều năm mà ngôn ngữ của con vẫn dậm chân tại chỗ. Ba mẹ đã nghe chia sẻ về hiệu quả của 2 phương pháp này rồi đấy. Hãy bắt đầu cho con nghe loa và đọc sách ngay từ hôm nay nhé! 

Bí quyết dạy con giao tiếp chủ động

Như vậy là nhờ áp dụng đều đặn 2 phương pháp trên mà bé Súp đã biết được nhiều từ vựng. Nhưng biết từ vựng chưa chắc con đã nói. Rất nhiều ba mẹ cũng đang “mắc kẹt” ở bước này.

Để con chịu nói ba mẹ cần tăng cường tương tác, giao tiếp tối đa để kích thích con nói. Nhưng đây thường là kỹ năng ba mẹ yếu nhất. Chỉ nói được 3 – 5 câu là bí chủ đề, bí ý tưởng, hết biết nói gì. Như thế thì không dạy con học nói được.

Vì thế, trong khóa Chuyên sâu, các cô đã xây dựng cho ba mẹ hẳn một lộ trình can thiệp giao tiếp chi tiết cụ thể. Hướng dẫn đến từng mẫu câu giao tiếp. 

Nếu cho thang điểm 10, thì trước đây, khi chưa học cách phát triển giao tiếp cho con, em tự đánh giá kỹ năng nói chuyện với con của em được bao nhiêu điểm. Và sau khi học thì hiện tại, em tự nhận thấy kỹ năng này được bao nhiêu điểm?

Nếu cho thang điểm 10, thì trước đây, khi chưa học kỹ năng giao tiếp nói chuyện với con, em nghĩ em được 4 điểm thôi. Sau khi học thì hiện tại, em tự nhận thấy cường độ nói chuyện với con được tăng cường 9 điểm ạ. 

Chúc mừng em nha! Giờ thì em đã tự tin dạy con mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh rồi đúng không ^^ 

Vậy theo em nếu không có lộ trình hướng dẫn chi tiết hàng ngày của Mẹ Việt thì với các ba mẹ tự mày mò, dạy theo bản năng, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp với con từ mức 4 lên mức 9 như em là dễ dàng hay khó khăn? 

 Dạ ban đầu sẽ rất khó khăn đấy ạ. Riêng việc mà chỉ có mình tương tác với con, mà con không phản ứng gì thì mình cũng không có hứng thú gì nữa. Nhưng sau này dần dần quen rồi. Con có tương tác chút ít rồi thì Mẹ có động lực hẳn. Đến bây giờ biết cách rồi thì ra điều kiện, sai vặt kiểu gì cũng làm được. Mẹ vui và tự tin dạy nhiều rồi ạ.

Can thiệp tự nhiên: Học mà chơi – chơi mà học

Okie em, như vậy thì tốt rồi. Một trong những kỹ năng cần thiết của ba mẹ khi can thiệp cho trẻ rlptk là chơi với con. Thông qua chơi dạy con học, dạy con chơi đúng chức năng. Mẹ có thể chia sẻ sự khác biệt giữa cách chơi trước đây và cách chơi hiện tại – khi mình đã được học kiến thức? Cách chơi khi có kiến thức chơi với trẻ hiệu quả hơn ntn?

Trước đây, lúc chưa tham gia khóa chuyên sâu bên Mẹ Việt thì em chỉ chơi với con theo bản năng. Vì là bé đầu tiên nên em không có kinh nghiệm nhiều. Chỉ muốn con chơi theo ý mẹ, chơi đúng chức năng của đồ chơi hoặc trò chơi chứ không cho con chơi theo ý con. Nên 2 mẹ con lúc đó không mấy hợp tác với nhau. Sau khi tham gia khóa học em đã dần biết cách chơi với con, nương theo sở thích của con trước, tức là con thích chơi cách nào thì mình hòa vào cái đó trước để chơi, để lôi cuốn con chơi với mình, sau đó mình dần dần chỉ bạn cách chơi đúng. 

Khi em chơi đúng cách với con, nghĩa là chỉ cần con thích gì là mẹ chơi theo cái đó. Chơi được 1 lúc, tương tác được với con 1 lúc rồi hướng con chơi đúng chức năng của đồ chơi. Không cần nhiều lúc đầu 1 phút, 2 phút thôi cũng được. Ngày qua ngày, rồi một ngày đẹp trời bé chơi y chang mình luôn. Lúc này cả nhà nhìn nhau cười trong hạnh phúc. :D

Đúng rồi, mẹ Kiều đã hiểu rất đúng tinh thần “Nương theo con mà dạy”. Vì thế con chơi rất hợp tác và nhanh tiến bộ đấy. 

Mẹ Việt – Người bạn đồng hành tận tâm

Nhiều ba mẹ vẫn còn lạ lẫm với hình thức học online. Và điều mà các ba mẹ cần nhất là được trực tiếp các cô hỗ trợ, hướng dẫn dạy con hiệu quả. Trong khóa đồng hành chữa chậm nói 100% online, các cô Mẹ Việt đã đồng hành hỗ trợ em như thế nào để em dạy Súp hiệu quả?

Trong khóa chuyên sâu các cô hỗ trợ rất nhiệt tình ạ. Mẹ chơi với con hoặc mà khúc mắc hoặc chưa hiểu con thì nhắn lên nhóm các cô hỗ trợ. Các cô rep rất nhiệt tình, vừa hỗ trợ, vừa động viên, vừa khích lệ. Các cô góp ý từng video mẹ chơi với con đúng ở đâu, sai ở đâu và phải sửa như thế nào. Giúp mẹ sửa cách chơi với con vừa tạo động lực cho mẹ. Chưa thấy các mẹ gửi video chơi với con trong ngày là các cô nhắn vào group nhắc ngay. Các mẹ khác gửi video, cô sửa thì mình xem mình cũng có thêm kinh nghiệm. Để Súp có được như ngày hôm nay, mẹ phải cảm ơn các cô bên Mẹ Việt rất rất nhiều ạ.

Tiến bộ vượt bậc chỉ trong vòng 10 tháng

Cảm ơn mẹ Súp. Mẹ Việt luôn trong tâm thế sẵn sàng hỗ trợ các ba mẹ. Vậy thì mẹ Súp ơi, đến hiện tại Súp đã có nhiều tiến bộ. Cảm xúc của mẹ bây giờ như thế nào khi nhìn lại một hành trình đồng hành cùng con hơn 10 tháng?

Đến hiện tại Súp có nhiều tiến bộ rất nhiều. Phải nói trong 10 tháng vừa qua. Mẹ đã trải qua rất nhiều cung bật cảm xúc. Buồn, bất lực, rồi vui rồi và cuối cùng là hạnh phúc. Biết là Súp vẫn chưa bằng được bạn cùng trang lứa nhưng như vậy so với 10 tháng trước là có tiến bộ rất nhiều. Vẫn biết là hành trình trước mắt vẫn còn dài. Nhưng vẫn hạnh phúc vì mình thấy mình ngày càng hiểu con.

Các cô cũng rất hạnh phúc vì Súp đã tiến bộ rất tốt theo đúng năng lực của con. Để con có thể nói tốt như hôm nay chính là nhờ rất nhiều vào tinh thần quyết tâm can thiệp cho con của mẹ Kiều. Sẵn sàng học hỏi, trau dồi kỹ năng của mình để can thiệp tốt nhất cho con. 

10 Ngày đồng hành dạy thẻ học cho trẻ chậm nói

Hiện tại thì mẹ Súp vẫn đang tích cực tương tác, can thiệp cho con hàng ngày. Gần đây mẹ áp dụng thêm phương pháp dạy thẻ học Glenn Doman để dạy con tăng cường nhận thức, hiểu biết, tư duy. Mẹ cũng tham gia chương trình 10 ngày đồng hành dạy thẻ học cho trẻ chậm nói tháng 3 – chương trình hoàn toàn miễn phí vì cộng đồng của Mẹ Việt. Mẹ có thể phát biểu cảm nghĩ qua chương trình không? 

Dạ vâng. Gần đây mẹ đang áp dùng thêm phương pháp dạy thẻ cho Súp. Lúc đầu Súp cũng không quan tâm lắm, nhưng nhờ các cô hỗ trợ góp ý trong 10 ngày đồng hành học thẻ. Các cô hỗ trợ rất nhiệt tình. Sửa chi tiết giáo án 10 ngày dạy thẻ của từng mẹ. Rồi cách tương tác, các trò chơi để lôi cuốn con vào học thẻ. Check và góp ý từng video của các mẹ. Có hôm sáng ngủ dậy mở điện thoại lên thấy tối hôm trước đến 11h, 12h các cô vẫn còn comment góp ý. Chứ không để qua hôm sau. Trải qua 10 ngày đồng hành dạy thẻ. Các cô đã mở 3 buổi Zoom để hướng dẫn cách dạy, sửa lỗi và hướng dẫn lộ trình dạy những ngày tiếp theo. Nhờ vậy mà sau 10 ngày đồng hành học thẻ, Súp đã có thói quen học thẻ tập trung chăm chú và rất hào hứng vào các buổi học cùng mẹ. Phải nói các cô cực kỳ năng lượng. Cảm ơn các Cô rất nhiều.

Cảm ơn em rất nhiều. Giúp được các mẹ dạy con dễ dàng hơn các cô cũng cảm thấy rất vui!

Đừng bỏ lỡ thời gian của con

Như vậy trải qua hành trình can thiệp thành công cho bé nhà mình. Mẹ có những nhắn nhủ gì với các ba mẹ có cùng hoàn cảnh với mình. Để giúp các ba mẹ sớm can thiệp thành công cho con?

Trải qua hành trình can thiệp thành công cho Súp nhà mình. Mình muốn nhắn nhủ rằng Ba Mẹ phải hành động ngay, tương tác với con hàng ngày. Tham gia được khóa chuyên sâu bên Mẹ Việt thì các ba mẹ sẽ có nhiều kỹ năng hơn nữa. Hành trình ba mẹ can thiệp cho con không chỉ có ba mẹ mà còn có các Cô hỗ trợ rất nhiệt tình. Ba Mẹ đừng loay hoay tìm cách này cách kia nữa mà phải hành động ngay đừng để mất thời gian của con. Tiền sau này có thể kiếm được. Nhưng con chỉ đến với chúng ta 1 lần mà thôi. Chúc Ba Mẹ thành công.

Và đó cũng chính là thông điệp Mẹ Việt muốn gửi gắm đến ba mẹ. Với trẻ rlptk, can thiệp càng sớm con càng có nhiều cơ hội phát triển, hòa nhập như trẻ bình thường. Ba mẹ không những cần can thiệp, mà cần can thiệp đúng cách, can thiệp tích cực thì mới có thể giúp con tiến bộ nhanh. Để rồi mình còn dạy còn nhiều kỹ năng, kiến thức khác nữa ba mẹ. 

Lời kết

Chân thành cảm ơn mẹ Kiều đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Câu chuyện của mẹ chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho nhiều ba mẹ tích cực can thiệp cho con tại nhà thành công. Chúc gia đình mẹ Kiều nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Chúc cho Súp sẽ ngày càng tiến bộ và học được thêm nhiều kỹ năng mới. 

Đến hiện tại, mặc dù khóa học đã kết thúc nhưng với các bé rlptk, can thiệp cho con là một hành trình dài. Mẹ Việt vẫn sẽ ở đây, sẵn sàng đồng hành cùng mẹ Kiều và các ba mẹ can thiệp cho con. Nếu có bất cứ thắc mắc gì em hãy nhắn tin cho các cô nhé. Các cô luôn sẵn lòng hỗ trợ mẹ Kiều và Súp. Một lần nữa rất cảm ơn em đã tham gia buổi chia sẻ hôm nay. Hy vọng trong thời gian tới, các cô sẽ được nghe nhiều tin tức về tiến bộ mới của con nhé <3