Rạn da là hiện tượng phổ biến thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy rạn da không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Nhưng về mặt thẩm mỹ, rạn da khiến không ít mẹ cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Rạn da là gì, nguyên nhân xuất hiện rạn da? Và đâu là giải pháp cho mẹ để chống rạn da khi mang thai. Mẹ hãy cùng team Mẹ Việt tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Rạn da là những vệt dài, giống sẹo. Thường xuất hiện ở những vùng da mỏng và yếu như vùng bụng, vùng ngực, vùng mông, vùng đùi. Và tùy theo cơ địa của mỗi người mà vết rạn về sau sẽ có màu sắc khác nhau. Mẹ nào có làn da trắng và sáng thì vết rạn sẽ có màu hồng nhạt. Mẹ nào có làn da tối màu, sậm màu thì vết rạn sẽ sáng hơn so với làn da cũ.
Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Các dấu hiệu rạn da ở mẹ bầu có thể xuất hiện từ tuần 13 đến 21 của thai kỳ. Tuy nhiên hiện tượng này đặc biệt trở nên phổ biến vào tháng thứ sáu và tháng thứ bảy.
Rạn da có thể thay đổi theo lần sinh. Mẹ sinh lần đầu không bị rạn thì đến lần sinh sau mẹ vẫn có khả năng bị rạn.
Chủ đề nhiều mẹ quan tâm:
Thai Giáo Cho Bé Đúng Cách – Bé Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ
Khi mang thai, da của mẹ sẽ ngày càng bị kéo căng ra. Nhằm đáp ứng với sự thay đổi của kích thước tử cung, bào thai. Và sự gia tăng trọng lượng ở toàn bộ các khu vực trên cơ thể.
Nếu da bị kéo căng quá nhanh, các sợi đàn hồi và mô collagen trong da bị phá vỡ. Hay nói cách khác mối liên kết giữa collagen và elastin bị phá vỡ. Dẫn đến sự xuất hiện của các vết nứt mà chúng ta gọi là rạn da.
Như vậy, các nguyên nhân chính dẫn đến rạn da bao gồm:
Tăng cân nhanh quá mức trong thai kỳ.
Thay đổi hormone trong cơ thể mẹ.
Do yếu tố di truyền, cơ địa.
Mẹ mang thai đôi hay mang thai khi tuổi tác cao.
Đọc thêm: Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế
Mẹ Bầu Quan Hệ Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Gì Không?
Một số mẹ khi bị rạn đã nghĩ tới việc sử dụng các loại kem trị rạn da. Nhưng đây là các sản phẩm không được khuyên dùng. Bởi thực chất kem chỉ có tác dụng cấp ẩm là chủ yếu chứ không thể làm mất vết rạn. Thậm chí các loại kem này còn có thể chứa chất tretinoin, gây nguy hiểm đến cơ thể và làn da của mẹ.
Dùng phương pháp laser cũng có thể lấy lại sức đàn hồi của da. Giúp làm thay đổi màu sắc của vết rạn, giúp màu của vết rạn gần với màu da hơn. Tuy nhiên, đây là phương pháp tốn kém chi phí mà cũng không thể xóa vết rạn hoàn toàn.
Thực tế là nếu vết rạn xuất hiện thì nó không thể nào biến mất. Bởi lúc này độ đàn hồi của da đã không còn được như trước, lớp da cũ bị phá vỡ cấu trúc cũng không thể lấy lại được. Tuy không thể biến mất hoàn toàn nhưng nếu mẹ chăm chỉ chăm sóc, dưỡng da, thì theo năm tháng vết rạn sẽ mờ đi, đồng đều màu với vùng da bên cạnh.
Và cũng vì vậy để giữ gìn làn da cho mình. Cách tốt nhất là chống rạn da khi mang thai. Mẹ nên thực hiện các biện pháp chăm sóc ngay từ khi chưa bị rạn da, từ khi bầu được 3 tháng, để ngăn chặn, phòng ngừa da bị rạn. Và làm giảm bớt tình trạng rạn da khi nó đã xuất hiện.
Biện pháp đầu tiên có thể kể đến đó là massage cho da. Trước hết mẹ hãy massage với đường để loại bỏ tế bào chết trên da. Giúp vết rạn hấp thu tối đa dưỡng chất để tái tạo nhanh hơn và sáng đều màu so với vùng da xung quanh. Sau đó tiếp tục massage để cấp ẩm cho da bằng dầu dừa hoặc dầu oliu. Đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng có thể chống rạn da khi mang thai hiệu quả. Mẹ có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà.
Cách chống rạn da khi mang thai cho bà bầu bằng đường như sau:
Lấy 1/4 chén đường trộn chung với 2 thìa dầu dừa và 1 thìa nước cốt chanh.
Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên các khu vực da có vết rạn trên cơ thể
Mát xa nhẹ nhàng trong 8 – 10 phút để hỗn hợp phát huy tác dụng rồi mới rửa lại.
Lặp lại cách trị rạn da khi mang thai này 2-3 lần trong tuần để làm mờ các vết rạn da khi mang bầu.
Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, vừa chống lão hóa, lại vừa tăng cường độ đàn hồi trên da. Nhờ vậy có thể giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế sự xuất hiện của vết rạn.
Chống rạn da cho bà bầu bằng dầu dừa rất đơn giản. Mẹ cho dầu dừa vào một cái lọ nhỏ. Khi dùng chỉ cần nhỏ vài giọt và massage đều khoảng 2-3 phút theo hướng vòng tròn. Dầu dừa sẽ thấm sâu vào da. Thời gian lý tưởng nhất để thoa dầu dừa là sau khi tắm xong.
Có một điều mẹ cần lưu ý: Nếu vết rạn ở bụng, mẹ nên xoa vỗ nhẹ nhàng để dầu dừa/dầu oliu ngấm dần vào da. Mẹ thực hiện nhanh và nhẹ, tránh xoa bụng nhiều khiến tử cung kích thích, co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sinh non.
Sử dụng dầu oliu đúng cách có thể giúp phòng chống rạn da khi mang thai. Đồng thời làm mờ các vết rạn đang tồn tại.
Thoa dầu ô liu lên các vùng da dễ bị rạn ngay từ lúc mới mang thai. Thực hiện vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm xong. Mẹ cũng có thể uống 1 thìa dầu ô liu vào buổi sáng để bổ sung dưỡng chất. “Sửa chữa” các vết rạn da từ bên trong cơ thể.
Một làn da được chăm sóc tốt, khỏe mạnh sẽ làm giảm các vết rạn da ở mẹ bầu. Mẹ nên kết hợp thực hiện các cách trị rạn da khi mang thai sau để chăm sóc da được tốt:
Bảo vệ da khi đi ngoài nắng. Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể khiến liên kết da bị đứt gãy và làm da dễ bị rạn nứt hơn.
Tẩy tế bào chết cho da 2 lần/tuần để đẩy nhanh tốc độ phát triển tế bào da mới. Qua đó giúp phòng ngừa rạn da khi mang bầu hữu hiệu hơn.
Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da có nguồn gốc tự nhiên. Trong đó viên vitamin E, dầu dừa, nha đam là lựa chọn lý tưởng cho mẹ Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng mặt nạ tự nhiên để cấp ẩm như chuối, khoai tây, bơ. Để giúp da đàn hồi, dưỡng ẩm tốt hơn.
Duy trì uống mỗi ngày 2,5-3 lít nước để các tế bào da luôn được được cung cấp đủ nước. Và có khả năng chịu đựng tốt hơn trước áp lực căng giãn của da.
Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp mẹ duy trì sức khỏe, làm quá trình lưu thông máu tốt hơn. Từ đó kích thích bơm máu đưa dưỡng chất đến sửa chữa vùng da bị tổn thương.
Vận động cũng góp phần kiểm soát tốt cân nặng. Như vậy sẽ tránh được tình trạng căng giãn da quá mức. Mẹ có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu như yoga, đi bộ…
Bên cạnh chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp chống rạn da khi mang thai. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ kiểm soát được trọng lượng cơ thể, không để tăng cân quá mức. Để các vết rạn da không tiếp tục xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Trung bình, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-15 kg trong suốt thai kỳ. Ưu tiên đạm, ăn vừa đủ đường và tinh bột. Tăng cường ăn trái cây, rau xanh. Chi tiết về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ xem trong bài này:
Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”
Bà Bầu Ăn Gì Để Con Thông Minh – Khỏe Mạnh Từ Trong Bụng Mẹ
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin tan trong dầu (A, E, D, omega 3). Cũng như vitamin C giúp da khỏe hơn, tăng khả năng đàn hồi, kích thích sản sinh collagen. Ví dụ như cà rốt, bí đỏ, đu đủ chín (chứa nhiều vitamin A). Vitamin E trong rau xanh đậm. Hay cam chứa nhiều vitamin C. Omega 3 có nhiều trong cá, các loại hạt.
Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các sản phẩm uống trực ti để bổ sung collagen bằng đường uống trực tiếp. Giúp tăng sự đàn hồi cho da. Từ đó hạn chế các vết rạn có thể tiếp tục tăng lên. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm nước collagen được nhiều mẹ tin dùng, mình để link ở đây cho mẹ nào cần nhé. Link mua collagen Gold Menard.
Trên đây là những cách phòng chống rạn da khi mang thai đơn giản, dễ thực hiện. Áp dụng các biện pháp trên sẽ phần nào giúp mẹ giảm nguy cơ rạn da. Và hạn chế các vùng da bị rạn. Mẹ hãy bắt đầu lên kế hoạch áp dụng ngay từ hôm nay để các vết rạn da không còn là nỗi ám ảnh nhé.
Chuẩn bị đón bé yêu chào đời, mẹ đọc các bài viết sau:
10 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Sữa Mẹ