Con chậm nói, mẹ đã phải chịu bao nhiêu căng thẳng, áp lực. Dạy mà con không hợp tác, mãi không chịu nói. Lòng mẹ đau thắt thì thương con, lo cho con thiệt thòi hơn các bạn. Khó khăn vô vàn nhưng mẹ lại không nhận được sự ủng hộ của gia đình. Có những lúc tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhưng vì tình yêu con vô bờ bến, với trách nhiệm và bản lĩnh của người mẹ. Mẹ Hằng đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để dạy con học nói thành công. Mời ba mẹ cùng theo dõi câu chuyện của mẹ Hằng: Hành trình đi tìm tiếng nói chung trong gia đình để dạy con học nói. 

Ba mẹ tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

Mở đầu

Xin chào ba mẹ, chào mừng ba mẹ đã đến với Chuyên mục “Gặp gỡ và chia sẻ” của Mẹ Việt. Với hành trình truyền cảm hứng, động viên cho nhiều ba mẹ đang tìm cách dạy nói cho con tại nhà. Dành cho các ba mẹ có con chậm nói đơn thuần, trẻ chậm nói do tự kỷ, tăng động, chậm phát triển, trẻ chậm nói do sử dụng song ngữ hay do nghe nhiều chương trình tiếng Anh.

Khách mời của chuyên mục là những ba mẹ đã trải qua hành trình phát triển ngôn ngữ cho con chậm nói thành công. Để chúng ta được nghe câu chuyện về chặng đường chông gai mà họ đã trải qua để đạt được thành công như ngày hôm nay. Cũng như cảm nhận niềm hạnh phúc vô bờ bến khi nhìn thấy con mình cải thiện hàng ngày.

Hy vọng những câu chuyện người thật – việc thật này sẽ cổ vũ, giúp cho nhiều ba mẹ có thêm niềm tin cũng như tự rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để cùng đồng hành can thiệp kích hoạt ngôn ngữ thành công cho con tại nhà.

Quyết định đăng ký học nhanh chóng

Khách mời của chuyên mục Gặp gỡ và chia sẻ hôm nay, Mẹ Việt xin hân hạnh chào đón mẹ Thanh Hằng, người có sự quyết tâm rất lớn trong hành trình hỗ trợ con học nói tại nhà. Mẹ Hằng rất nhanh chóng đăng ký tham gia khóa học chuyên sâu phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói của Mẹ Việt. Nhưng khó khăn lớn nhất lại xuất hiện ngay sau đó. Chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện của mẹ Hằng để học hỏi cách mẹ vượt qua rào cản khó khăn đó như thế nào nhé. 
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng làm quen với Mẹ Hằng một chút, xin mời mẹ Hằng chia sẻ thông tin về mình để các ba mẹ cùng biết nhé. 

Chào các ba mẹ khán thính giả của Mẹ Viêt, em tên là Hằng, mẹ bé Gia Hưng 33 tháng tuổi. Bé nhà em thuộc trường hợp trẻ chậm nói đơn thuần. Mẹ và bé tham gia khoá Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con MVK5 của Mẹ Việt. Hiện tại em đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương.

Cơ duyên nào mẹ Hằng biết đến Mẹ Việt nhỉ? Và lúc ấy khả năng ngôn ngữ của con như thế nào? Mẹ phải chịu những áp lực như thế nào?

Khi con 27 tháng mà chỉ nói được từ “bà bà” kể cả mẹ cũng chỉ gọi bà. Trong khi các bạn cùng lứa đã nói chuyện được rất nhiều. Mẹ bắt đầu lo lắng và tìm hiểu thông tin trên mạng, facebook. Tham gia tất cả hội nhóm dành cho ba mẹ có trẻ chậm nói và vô tình thấy được livestream của Team Mẹ Việt. Sau khi nghe các cô Mẹ Việt chia sẻ và tìm hiểu thêm về Mẹ Việt thì em quyết định đăng ký khóa học.

Khi bắt đầu bé chỉ nói được vài từ đơn, người lớn nói có hiểu nhưng chậm. Con không tập trung, hay đi nhón chân, hay gồng mình nghiến răng. Và phải xem hoạt hình khi ăn cháo hoặc uống sữa. 27 tháng con vẫn ăn cháo không chịu ăn cơm.

Mẹ thấy dằn vặt khi đã không dành được nhiều thời gian cho con. Để con tiếp xúc thiết bị điện tử quá sớm. Và cho con ăn thô trễ là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc giao tiếp của con. Áp lực từ gia đình khi biết tình trạng của con, mẹ muốn đăng ký học nhưng mọi người trong gia đình không ủng hộ.

Series bài viết chủ đề chậm nói: https://meviet.vn/cham-noi/

Hành trình vừa bắt đầu đã sóng gió

Lý do vì sao gia đình không ủng hộ vậy mẹ Hằng? Gia đình chưa đủ tin tưởng vào 1 khóa học online hay gia đình thấy chưa cần phải lo lắng về tình trạng chậm nói của con vậy em?

Vâng chị, gia đình em nghĩ bé mới hơn hai tuổi chưa nói được là chuyện bình thường. Lớn lên sẽ biết nói, nên việc đăng ký học là không cần thiết ấy chị. Từ đó phát sinh khó khăn. Rồi so sánh ngày xưa các chú các bác có người 3-4t mới nói giờ vẫn giỏi. Thời điểm này em stress vì gia đình không những không đồng tình rồi mà còn hay nhắc đến nhiều lần. Em nhức đầu lắm chị. Không hiểu sao em vượt qua được giai đoạn đó, giờ nghĩ đến vẫn nổi da gà. Cảm giác không có ai ủng hộ mà lại căng thẳng nữa nên rất nhạy cảm ạ!!!

Thương em! Trong quá trình tư vấn Mẹ Việt cũng gặp nhiều mẹ có hoàn cảnh như em. Mẹ đã đang phải chịu nhiều áp lực, lo lắng cho con. Không những không được gia đình đồng tình, cùng hỗ trợ. Mà còn phải chịu thêm áp lực từ phía gia đình nữa nên thật sự rất căng thẳng. Vậy động lực nào thôi thúc mẹ Hằng quyết định vượt qua khó khăn đó để nhanh chóng đăng ký tham gia khóa học chuyên sâu dạy nói cho trẻ chậm nói tại nhà của Mẹ Việt?

Mẹ biết con chậm nói và muốn giúp con. Nhưng mẹ không biết bắt đầu từ đâu nên quyết định đăng ký học để được các cô chỉ dẫn. Từ khi học và có giáo trình của các cô thì mẹ đã biết mình cần làm gì. Mẹ cũng không còn lo lắng nữa, chỉ biết cố gắng dành thời gian cho con nhiều nhất có thể. 

Vậy sau bao lâu từ khi tham gia vào khóa học thì em bắt đầu thấy con có tiến bộ vậy? Mẹ Hằng có thể chia sẻ một chút về cảm xúc khi đó cho khán thính giả cùng biết được không. 

Sau khi học 6 tháng thì bé có tiến triển rõ rệt nhất. Trộm vía hiện tại bé nói chuyện nhiều hơn, chủ động giao tiếp hơn. Trước đó thì có tiến bộ nhưng chưa nhiều lắm.

Mẹ thật sự rất hạnh phúc và tự hào nữa. Bao nhiêu cố gắng của hai mẹ con cuối cùng cũng hái quả ngọt xứng đáng. Giờ mỗi ngày mẹ chơi cùng và bổ sung thêm từ mới để con hoàn thiện hơn thôi. Mẹ thấy tự tin hơn rất nhiều.

Khó khăn chồng chất khó khăn

6 tháng – khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải là ngắn. Đó thực sự là quãng thời gian mẹ và bé đã nỗ lực rất nhiều. Vậy trong quá trình dạy bé Gia Hưng học nói, mẹ Hằng đã được sự hỗ trợ về phương pháp và kiến thức chuẩn từ các cô Mẹ Việt rồi. Có người đồng hành hướng dẫn rồi. Nhưng không biết từ khi quyết định can thiệp tại nhà cho con như vậy mẹ Hằng có còn gặp khó khăn cụ thể gì nữa không? 

Bố đi công tác xa vài tháng mới về 1 lần, mẹ thì phải đi làm nên chỉ tương tác và dạy bé buổi tối. Hồi đầu mới học và thay đổi thói quen sinh hoạt bé không hợp tác nên mẹ hơi stress.

Ban ngày mẹ đi làm thì bé ở nhà với Bà Ngoại. Nhưng lúc bắt đầu bà không ủng hộ việc mẹ đăng ký khoá học. Và vẫn chăm cháu như bình thường không theo giáo trình của mẹ đã được học.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và… giải quyết!

Rào cản gia đình là vấn đề rất lớn. Người thân nào thì cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho các con thôi. Nhưng thực tế, có không ít gia đình không tìm được tiếng nói chung trong việc can thiệp sớm cho con. Mẹ Hằng có thể chia sẻ thêm về quá trình em vượt qua những khó khăn đó?

Mẹ nghĩ còn rất nhiều người trong chúng ta thấy được và hiểu là bé chậm nói rồi đó. Nhưng lại không có ý định thay đổi mà nghĩ rằng bé sẽ tự nói được khi lớn hơn xíu. Can thiệp là không cần thiết, tốn kém. Như bé nhà mình ông bà hai bên còn nói hơn 2 tuổi chưa nói được là bình thường, không sao hết. Trong gia đình cũng mỗi người một suy nghĩ dẫn đến gây bất đồng ý kiến.

Thời gian đầu mới học có bố ở nhà cùng bà chơi với bé ban ngày. Nhưng rất căng thẳng về chuyện ăn uống và chăm bé. Bé chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm nhưng không chịu ăn. Nên bà và bố ở nhà thương quá lại cho ăn vặt món khác. Trong khi mẹ dặn chỉ cho bé ăn bữa chính để tập cho bé ăn thô. Kết quả là bé càng lười ăn, hai tuần đầu khi chuyển ăn thô gần như bé chỉ ăn vài thìa cơm mỗi ngày. Mẹ stress quá nhưng vẫn quyết định nghiêm tới cùng. Và sau nhiều lần ngồi lại nói chuyện thì mẹ cũng thay đổi được suy nghĩ của bố. Nhưng còn bà ngoại thì mềm lòng hơn. Bà thương cháu không ăn gì đói nên vẫn cho ăn vặt dẫn đến bất đồng quan điểm. Có thời điểm bà còn giận mẹ, nói mẹ ác với bé quá, “nó nhỏ có biết gì đâu”. Ôi!!! Nhỏ không biết gì nhưng làm cả nhà lao đao :))))) Tình hình căng quá nên mẹ quyết định viết thư để tâm sự với bà. Rất may là sau đó thì bà đã hiểu và hỗ trợ.

 

Vậy hả em? Mẹ Hằng xứng đáng được thưởng huy chương cho hành trình vượt khó rèn con học nói đấy hihi. Quả là một hành trình gian nan và vất vả. Em có viết thư cho bà hả? Một ý tưởng rất hay luôn đấy. Thế nội dung thư lúc đó là như thế nào em có thể chia sẻ thêm cho các mẹ khác học hỏi được không em?

Lâu rồi nên em cũng không nhớ nữa chị. Nhưng đại loại em thấy khúc mắc đâu thì em nói ở đó. Em cũng có tâm sự là mình lo lắng thế nào, nếu chậm thêm thì hậu quả cho bé ra sao. Em chỉ nhớ mỗi câu “con biết mẹ thương cháu. Tất cả là lo nghĩ cho chúng con hết. Con không giận mẹ nhưng mong mẹ tin con và đừng giận con”.

Thật tuyệt vời và vô cùng xúc động em ạ. Vậy tới đây chúng ta có thể học hỏi một kinh nghiệm từ câu chuyện của mẹ Hằng. Đó là cần kiên trì tới cùng. Và tìm giải pháp. Với bố bé thì mẹ đã nhiều lần ngồi trao đổi thẳng thắn để bố hiểu và hỗ trợ. Với bà khó hơn thì mẹ đã dùng tới tâm thư để kết nối với bà. Tất nhiên mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhưng nếu chúng ta tích cực, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp phù hợp. Còn nếu tiêu cực chúng ta sẽ mãi mắc vào đủ muôn vàn lý do và không tìm ra lối thoát cho vấn đề của mình.

Giá trị của niềm tin

Một vấn đề nữa là mẹ Hằng không có nhiều thời gian, bố bé đi làm xa. Gia Hưng chỉ ở nhà với bà. Mẹ thì đi làm chỉ có thời gian cho con vào buổi tối. Nhưng không vì hoàn cảnh đó mà mẹ bỏ lỡ giai đoạn vàng của con. Mẹ vẫn có thể giúp con học nói tốt. Vậy mẹ hãy chia sẻ bí quyết và động lực nào đã giúp mẹ sắp xếp thời gian thực hiện tốt việc can thiệp cho con tại nhà?

Mẹ có niềm tin là mình sẽ làm được và không vội vàng, vì yêu con mà cố gắng thôi. Các Bố mẹ nên dành thời gian cho con nhiều nhất có thể. Mẹ nghĩ không có sự can thiệp nào tốt bằng tình yêu và sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ dành cho con cái cả. Không có thời gian cho con chỉ là cái cớ để thoái thác trách nhiệm thôi. Mỗi tối ít nhất dùng 30p đọc sách và 30p để chơi trò chơi với con cũng không phải là khó khăn gì. Quan trọng vẫn là để con thấy mình được quan tâm. Và con cảm nhận được con quý giá với bố mẹ thế nào. Nếu không có thời gian cho con thì không thể thay đổi gì cho con được đâu ạ!

Nhiều ba mẹ vẫn hay nôn nóng trong việc can thiệp cho con. Quan điểm của em như thế nào? Em đã làm thế nào để cân bằng và giữ được tâm bình tĩnh khi đồng hành dạy nói cho con? 

Bé đã chậm thì khi học cũng cần có thời gian để ngấm. Nên kinh nghiệm của mẹ chỉ là kiên nhẫn “mưa dầm thấm lâu”. Mẹ nghĩ bố mẹ không kiên nhẫn được với con. Thì làm gì còn ai khác làm được điều đó? Nếu có đi học cô giáo cũng chỉ hỗ trợ phần nào thôi.

Những lúc bé không hợp tác mẹ rất tủi thân, mẹ thường ngồi im không nói gì hoặc đếm số thứ tự để bình tĩnh lại hoặc mẹ thường nghĩ về những điều tích cực rồi mẹ tưởng tượng khi con biết nói sẽ thế nào!!! Mẹ sẽ nói chuyện với con những gì khi con biết giao tiếp? Vậy là muộn phiền lại qua đi và 2 mẹ con lại tiếp tục.

Rất tuyệt vời Hằng à. Hạn chế và khó khăn lớn nhất của tất các các ba mẹ hay gặp phải đó là việc không quản lý được cảm xúc. Với những chia sẻ này của Hằng mình tin rằng các ba mẹ chúng ta sẽ học rất nhiều kinh nghiệm luôn đấy. 

Nỗ lực được đền đáp xứng đáng

Sau khi đã khắc phục được các khó khăn đó thì mình được biết bé Gia Hưng đã tiến bộ rất nhiều trên hành trình học nói. Vậy mẹ Hằng có thể chia sẻ cho khán thính giả được biết những tiến bộ rõ rệt nào của Gia Hưng mà mẹ nhớ nhất. Tiếp thêm động lực cho mẹ thêm kiên trì và cố gắng trên hành trình này? 

Bé bắt đầu nói được câu 4-5 từ mặc dù nhiều lúc chưa đầy đủ câu. Hiểu được cuộc nói chuyện và tương tác với mẹ. Nhiều khi con còn trả treo nếu không thích cái gì. Chỉ cần nhìn thấy mẹ ở nhà là gọi: “Mẹ ơi, Mẹ ơi, yêu lắm” hoặc “Mẹ yêu ơi, con yêu mẹ”. Làm gì không được thì gọi “mẹ ơi, mẹ ơi, giúp con”. Mẹ dặn dò cái gì thì biết trả lời “dạ mẹ”. Ăn cơm thì xúc đồ ăn cho người lớn nói “Ông/bà/bố/mẹ ăn đi làm siêu nhân”.

Tối đi ngủ thì nói “chúc mẹ ngủ ngon, mơ đẹp”. Đây là một ít những hành động và lời nói mà khiến mẹ rụng tim tan chảy với bạn ấy!

Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói cho con tại nhà, ba mẹ xem TẠI ĐÂY.

Hạnh phúc nào bằng nghe tiếng con gọi mẹ ơi phải không em? Tan chảy luôn ấy. Với sự thay đổi này của con có ý nghĩa như thế nào với mẹ Hằng và với gia đình, mẹ có thể chia sẻ thêm không? 

Bây giờ  trộm vía bé nói được kha khá. Nên gia đình lúc nào cũng vui vẻ vì những câu ngộ nghĩnh của bé. Mẹ chắc là người vui nhất vì đã thành công dạy bé. Và thay đổi được suy nghĩ của ông bà Ngoại và bà Nội.

Mọi người bắt đầu hiểu việc bé chậm nói cần can thiệp càng sớm càng tốt. Chứ không nên chờ đợi nữa nên hỗ trợ mẹ chơi và dạy bé nói nhiều hơn.

Tuyệt vời quá em! Vậy là bây giờ có thể nói là cả nhà đã cùng đồng tâm hiệp lực để hỗ trợ can thiệp học nói ngay tại nhà hiệu quả rồi đó. Thành quả này thực sự quá ngọt ngào với sự cố gắng nỗ lực của bản thân mẹ Hằng! 

Vậy tới thời điểm hiện tại em đã tự tin và có tâm thế đã vững vàng khi đồng hành cùng con chưa em?

Giờ mọi thứ đã ổn rồi ạ!Mẹ chỉ cần cố gắng trau dồi vốn từ cho bé tới khi bé nói thành thạo nhất thôi ạ.

Mẹ có hài lòng về khóa học Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói của Mẹ Việt không? Mẹ cảm nhận như thế nào về phương pháp cũng như sự hỗ trợ của các cô Mẹ Việt? 

Mẹ hài lòng và thật sự biết ơn các cô trong team Mẹ Việt rất rất nhiều ạ!

Nếu không có các cô dẫn đường thì mẹ không biết phải bắt đầu từ đâu, thay đổi cho con thế nào, có con chậm nói cảm giác mông lung lo lắng lắm! Muốn giúp con nhưng không biết phương hướng ạ.

Nhắn gửi yêu thương đến ba mẹ có con đang chậm nói

Cảm ơn mẹ Hằng. Vậy là trải qua hành trình 6 tháng dạy con học nói cùng Mẹ Việt đã giúp mẹ và con gặt hái được rất nhiều thành công. Ngoài kia, vẫn còn rất nhiều các ba mẹ loay hoay tìm cách dạy nói cho con chậm nói tại nhà. Ba mẹ không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết mình có thể tự dạy con thành công không. Mẹ có lời gì muốn tâm sự, chia sẻ hay động viên các ba mẹ không ạ?

Mẹ nghĩ là các bố mẹ có con chậm nói nên học 1 khoá để có thêm kiến thức bổ ích. Chúng ta đẻ con thì dễ nhưng dạy con mới khó, làm bố mẹ cũng cần phải học đấy ạ!

Hãy tin tưởng con sẽ làm được! Ba mẹ sẽ làm được! Và quan trọng học là phải tin tưởng phương pháp của các cô!

Chính Bố mẹ phải là người trực tiếp dạy con tại nhà, mình học mình có kiến thức rồi mà. Nếu đi can thiệp bên ngoài thì kiến thức cũng chỉ có như vậy thôi. Và chỉ giới hạn một thời gian nhất định trong ngày. Hơn nữa đâu phải bé nào cũng muốn tương tác với người lạ đâu đúng không ạ? Nhiều khi tâm lý lo lắng, sợ hãi học không tiếp thu được luôn. Mẹ nói như vậy vì mẹ thấy nhiều bé đi can thiệp về không tiến triển. Khi dạy bé nhà mình, mình đã nghĩ: Nếu bố mẹ không kiên nhẫn được với con thì sao bắt người ngoài kiên nhẫn được? Mẹ phải cố lên, mẹ phải làm được!!! Con đã bị bỏ qua khoảng thời gian học nói tốt nhất rồi. Giờ nếu bố mẹ thấy khó bỏ cuộc thì nó giống như con bị bỏ rơi lần nữa vậy đó, mẹ rất thương.

Từ kinh nghiệm mình trải qua với bé nhà mình, thì mình thấy khi bé đã chậm nói: Ba mẹ nên cắt hết các thiết bị điện tử. Không cho bé xem nữa vì sẽ gây mất sự tập trung của não bộ, bé nhà mình xem và còn bị tăng động nhẹ. Khi mẹ nói con không tập trung mà cứ làm những việc khác.

Con nít từ 1 tuổi thì đã bắt đầu ăn thô rồi. Bé nhai để luyện tập cho cơ hàm sẽ hỗ trợ nhiều cho việc nói của bé. Bé nào đang ăn cháo nên chuyển từ từ sang ăn thô để cơ hàm linh hoạt hơn.

Và cuối cùng, mẹ muốn nhắn nhủ tới bố mẹ rằng: Con chậm là con đã rất thiệt thòi rồi, bố mẹ xin hãy kiên nhẫn với con! Hãy yêu thương con nhiều hơn khi con ương ngạnh, cáu gắt, con không muốn vậy đâu. Mà vì con chưa có ngôn ngữ, con muốn thể hiện để nhận được sự quan tâm từ người lớn thôi. Mẹ tin tình yêu của bố mẹ sẽ chữa lành mọi thứ cho con. Hãy dành thời gian chơi trò chơi, tâm sự mọi thứ với con (chưa nói được nhưng con nghe hết). Bố mẹ hãy làm bạn với con, đưa con đi chơi nhiều nhất có thể để chữa lành. Mẹ hay cho bé nhà mẹ chơi mấy trò như: lội bộ chân trần, nghịch cát, lội suối, tắm mưa, đá bóng.

Mình làm được thì các ba mẹ cũng sẽ làm được! Chúc các ba mẹ thành công.

Chân thành cảm ơn những chia sẻ tâm huyết cùng câu chuyện vượt khó của em. Qua câu chuyện này chắc hẳn ba mẹ chúng ta sẽ có sự quyết tâm và nỗ lực nhiều hơn nữa để giúp con yêu hết chậm nói. Cảm ơn mẹ Hằng đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt để góp phần truyền cảm hứng cho nhiềmu ba mẹ thêm tự tin phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói tại nhà. Chúc gia đình mẹ Hằng nhiều sức khỏe và hạnh phúc <3 

Lời kết

Nếu như ba mẹ không thể kiên nhẫn để dạy con thì làm sao có thể mong người khác kiên nhẫn với con mình??? Nếu ngày ấy mẹ buông tay thì hiện tại con sẽ thiệt thòi như thế nào? Nếu lúc ấy mẹ yếu đuối chiều theo ý mọi người liệu rằng bây giờ con có tiến bộ? Gia đình có hạnh phúc? 

Thật may mắn vì những chữ “nếu” đó không có thật. Thật may mắn vì mẹ đã lựa chọn đấu tranh, dành cho con những điều tốt nhất! Con chậm nói vốn dĩ là một sai lầm của bậc làm cha làm mẹ khi không quan tâm gần gũi con. Hãy sửa chữa mọi sai lầm trước khi quá muộn. Nếu thấy con 2 tháng mà vẫn chưa tiến bộ, đã đến lúc ba mẹ cần HÀNH ĐỘNG NGAY! HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT! CAN THIỆP TÍCH CỰC. Với tình yêu thương vô bờ bến của ba mẹ kết hợp với phương pháp dạy con đúng. Ba mẹ sẽ hết nỗi lo con chậm nói!

Cảm ơn ba mẹ đã theo dõi chuyên mục postcad hôm nay. Những ba mẹ nào đang gặp bế tắc, khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt. Các thầy cô Mẹ Việt sẽ là người bạn đồng hành tận tâm của ba mẹ. Xin chào hẹn gặp lại ba mẹ trong những chương trình sau. 

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả