Học Tiếng Anh Song Ngữ Là Gì? Có Nên Cho Con Học Song Ngữ.

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 04/10/2021
39 phút đọc

Bài viết này dành cho những ba mẹ nhờ Mình tư vấn về song ngữ cho con. Hoặc đang bị hấp dẫn bởi các khóa học song ngữ quảng cáo trên thị trường. Các khóa học cam kết ba mẹ không cần biết tiếng anh vẫn có thể song ngữ cho con tại nhà. Vậy thật sự đó là khóa học song ngữ. Hay đó chỉ là một nghệ thuật marketing. Sử dụng tiêu đề “Song Ngữ” để dễ dàng chiếm được cảm tình ba mẹ trong bán hàng?

Mình sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ:

  • Khái niệm Song ngữ vs Học Song Ngữ. Phân biệt rõ ràng sự khác nhau của song ngữ và học song ngữ?

  • Học tiếng Anh song ngữHọc tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 khác gì nhau?

  • Lựa chọn học song ngữ hay học Ngôn Ngữ Thứ hai. Phương án nào phù hợp?

Trước hết. Chúng ta cần biết rằng. Việc học tiếng anh ở Việt Nam nói riêng hay ở các nước không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ Mẹ Đẻ nói chung. Thì được chia làm hai kiểu.

  • Học Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.

  • Học Song Ngữ Tiếng Anh và Tiếng Mẹ Đẻ.

Tham Gia khóa học Tiếng Anh Tại Nhà cho con. Và câu lạc bộ Tiếng Anh MV 4.0. Để được hướng dẫn chi tiết từng bước đồng hành cùng con hiệu quả. Cũng như được chia sẻ kho tài liệu đầy đủ từ video, file nghe, lộ trình mẫu dạy con tiếng Anh tại nhà.

Đọc thêm các hướng dẫn đồng hành tiếng Anh tại nhà cho con của Mẹ Việt

#1. Hiểu Đúng Về Dạy và Học Tiếng Anh Cho Trẻ Em

#2. Những Trò Chơi Giúp Trẻ Học Tiếng Anh Tại Nhà Hiệu Quả

Khái Niệm Song Ngữ Tiếng Anh. Phân Biệt Song Ngữ vs Học Song Ngữ. 

Khái niệm Song ngữ. Mình trích dẫn hai nguồn uy tín dưới đây:

“Song ngữ là khả năng vận dụng như người bản xứ từ hai ngôn ngữ trở lên” – 1935. Leonard Bloomfield – Nhà ngôn ngữ Học nổi tiếng người Mỹ.

“Song ngữ là khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ để giao tiếp, tham gia vào các hoạt động liên văn hóa, thành thạo 2 ngôn ngữ trở lên ở nhiều mức độ khác nhau và trải nghiệm nhiều nên văn hóa” – Hội Đồng Châu Âu (2007)

Từ định nghĩa trên có thể thấy. Song ngữ là Đích đến của những người học tiếng Anh. (Dù bạn học tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 hay học song ngữ). Không thể nói bạn giỏi tiếng anh. Nếu bạn chưa có khả năng song ngữ. Bằng cấp chưa đủ là thước đo đánh giá chính xác năng lực tiếng Anh của một người.

Mục tiêu học tiếng Anh là để sử dụng. Người giỏi tiếng Anh là người biết dùng tiếng Anh để vui chơi, giải trí, tìm kiếm tài liệu. Nâng cao năng lực. Kiếm tiền. giúp đỡ mọi người. Là người có thể linh động tư duy bằng hai ngôn ngữ, thay đổi phù hợp trong những trường hợp giao tiếp. Những hoàn cảnh cuộc sống khác nhau. Để đem lại hiệu quả lớn nhất. Dùng tiếng Anh song song với Tiếng Việt để giúp cho cuộc sống của chúng ta thú vị hơn. Giá trị hơn.

Lưu ý: Song ngữ là đích đến. Còn Học Song Ngữ là một trong những Phương pháp học để giúp ta đạt được đích đến. Đây là hai khái niệm khác nhau. Đừng nhầm lẫn song ngữ và học song ngữ là một khái niệm.

Song ngữ có thể đến từ học song ngữ. Hoặc học ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc học ngôn ngữ thứ hai và trở thành song ngữ. (Vì không phải ai học ngôn ngữ thứ hai cũng có khả năng trở thành song ngữ).

Hãy nhớ rằng. Song Ngữ Không Thể Đạt được trong một khóa học ngắn hạn. Hay trong một sớm một chiều. Song ngữ là kết quả của sự rèn luyện đều đặn kéo dài từ một cho đến vài năm.

Phân Biệt Học Song Ngữ và Học Ngôn Ngữ Thứ Hai? 

Giống nhau: Đều là học đồng thời hai ngôn ngữ. Tiếng Anh và Tiếng Mẹ Đẻ (Tiếng Việt). Đều hướng đến mục tiêu trở thành “Song Ngữ” như đã nói ở trên. Chỉ khác cách thức học, điều kiện học, môi trương học.

Học Song Ngữ

Khác Nhau: 

  • Học tiếng Anh Song Ngữ. Là quá trình học mà Tiếng Anh và Tiếng Việt phải bổ trợ cho nhau phát triển về mặt ngôn ngữ.(chứ không có ưu tiên cái nào hơn cái nào).

  • Học Song ngữ phải đi kèm với môi trường song ngữ. (Môi trường song ngữ có thể là môi trường tự nhiên – như ở các quốc gia đa ngôn ngữ. Hoặc môi trường tự tạo. Do ba mẹ, hoặc do nhà trường, hoặc do chính các con chủ ý tạo ra).

  • Môi trường song ngữ phải đáp ứng một số tiêu chuẩn. Đó là trong môi trường đó. Con được sử dụng cả hai ngôn ngữ để tư duy, để giao tiếp. để giải trí. để ứng dụng.

  • Người dạy ngôn ngữ cho con phải có đủ khả năng tư duy ngôn ngữ bằng ngôn ngữ dạy. Chứ không phải là học được lơ mơ vài câu nói với con hàng ngày. Thì đó chỉ gọi là dạy ngoại ngữ. Chứ chưa phải là môi trường song ngữ. (Ví dụ ba mẹ không giỏi tiếng anh. Thì sẽ không thể nào tạo được môi trường song ngữ ở nhà cho con. Vì ba mẹ không có đủ khả năng tư duy ngôn ngữ tiếng Anh để tạo môi trường song ngữ. Ba mẹ chỉ có khả năng Tư duy ngôn ngữ tiếng Việt.)

  • Giáo dục song ngữ là quá trình dạy học sinh sử dụng hai ngôn ngữ. Nhớ là sử dụng hai ngôn ngữ đồng thời trong cuộc sống. Ví dụ trong gia đình. Con nói chuyện với Mẹ Bằng tiếng Việt, nói chuyện với Ba bằng tiếng Anh. Hoặc ở Trường con dùng tiếng Anh, ở nhà con dùng Tiếng Việt.

  • Dù con có ngồi học tiếng anh nhiều tiếng 1 ngày. Nhưng không đáp ứng những điều kiện này. Thì đó vẫn là học ngôn ngữ thứ 2.

Ưu Nhược Điểm

  • Cùng lúc sử dụng hai ngôn ngữ sẽ đòi hỏi não bộ của trẻ làm việc nhiều hơn. Đa nhiệm hơn. Linh hoạt hơn. Não bộ sẽ xử lý thông tin một cách hiệu quả hơn.

  • Tăng khả năng phát triển của não bộ, tăng khả năng ghi nhớ cũng như tư duy linh hoạt. Tăng liên kết tế bào não.

  • Rút ngắn được thời gian thành thạo hai ngôn ngữ hơn.

  • Yêu cầu để con có thể học song ngữ được là tương đối khó. Đặc biệt với hoàn cảnh Việt Nam.

  • Chi phí cho con học song ngữ thường khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của ba mẹ.

  • Nếu muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn song ngữ được cho con. Thì điều kiện về khả năng tiếng anh của Ba Mẹ khá cao. Ba Mẹ cần phải có khả năng song ngữ. Hoặc Ba chuyên tiếng anh, mẹ chuyên tiếng Việt. Ba hoặc mẹ một trong hai người là người nước ngoài….

Học Ngôn Ngữ Thứ Hai.

Khác Nhau: 

  • Học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ Hai. Tức ta coi tiếng Anh là một chương trình học. Đi kèm với ngôn ngữ chính là tiếng Mẹ Đẻ. Ba mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn. Định Hướng. Ba mẹ không cần phải giỏi tiếng anh. Thời gian học cũng như tần suất sử dụng tiếng mẹ đẻ của Con sẽ vượt trội hoàn toàn so với tiếng Anh.

  • Ba mẹ có thể cho con đi học thêm các lớp tiếng Anh, Thuê gia sư về nhà dạy con tiếng Anh. Hoặc tham gia các khóa học để về đồng hành dạy con tiếng Anh hàng ngày. Đó đều là học ngôn ngữ thứ hai.

  • Ưu tiên chính vẫn là dạy con sử dụng thành thạo tiếng Mẹ Đẻ trước. Để con có tư duy về cuộc sống, về ngôn ngữ, về thế giới xung quanh. Tiếng Anh là bổ trợ. Là đan xen vào các tiết học trong một ngày.

  • Không cần môi trường song ngữ xuyên suốt. Chỉ đơn giản là đồng hành cho con tiếp xúc tiếng Anh. Học tiếng Anh hàng ngày. Cũng không cần ba mẹ phải giỏi tiếng Anh hay phải đến trường học.

  • Không yêu cầu con phải dùng tiếng Anh để bổ trợ cho tiếng Việt. Hoặc có thì cũng rất ít và không thường xuyên. Mà đa phần theo một chiều. Dùng tiếng Mẹ Đẻ hỗ trợ việc học Tiếng Anh. Con có khả năng tiếng Việt. Và từ đó học thêm tiếng Anh.

  • Con không cần phải sử dụng tiếng Anh ngay. Hay tư duy tiếng Anh ngay trong cuộc sống hàng ngày. Mà chỉ cần sử dụng, tư duy trong lúc học tiếng anh. Trong giờ học tiếng anh.

  • Nếu đúng lộ trình. Chương trình bài bản (ví dụ Chương trình của Mẹ Việt Team). Thì khoảng 2-3 năm con sẽ đạt mục tiêu song ngữ ở mức độ cơ bản.

Ưu Nhược Điểm

  • Phù hợp với mọi gia đình Việt Nam. Dễ thực hiện hơn nhiều so với Song Ngữ.

  • Tiết kiệm chi phí hơn.

  • Độ hiệu quả sẽ rất cao nếu ba mẹ đi theo chương trình chuẩn. Và đều đặn thực hiện.

  • Khả năng linh hoạt về ngôn ngữ trong giai đoạn học ban đầu sẽ không nhanh bằng học song ngữ. Tuy nhiên nếu xét đích đến cuối cùng thì đều chinh phục được mục tiêu Song Ngữ.

  • Ba mẹ cần phải lựa chọn chuẩn lộ trình cho con. Nếu không sẽ dẫn đến học lan man không hiệu quả. Thậm chí đi lạc đường.

  • Cần thời gian dài hơn để đạt được mục tiêu song ngữ so với học song ngữ. Ví dụ học song ngữ tầm 2 năm thì con có thể đạt được mục tiêu song ngữ. Nhưng nếu học tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2. Thì con có thể cần thêm 6 tháng đến 1 năm để đạt mục tiêu song ngữ. Nhưng mình nghĩ rằng đó không phải là một khoảng thời gian dài so với con.

“Nhiều trường học dạy tất cả các môn bằng Tiếng Việt và thêm vài môn Tiếng Anh và họ gọi đó là song ngữ. Như thế là không đúng. Song ngữ nghĩa là Tiếng Anh và Tiếng Việt phải bổ trợ cho nhau phát triển về mặt ngôn ngữ. Một số môn dạy bằng Tiếng Anh, một số dạy bằng Tiếng Việt, và một số bằng cả hai thứ tiếng. – Quan điểm về song ngữ của Giáo sư Nguyễn Quốc Hùng

Từ đây ta có thể nhận ra nhanh đó là. Tại Việt Nam, đa phần việc dạy tiếng anh cho con ở độ tuổi 0-6t không phải là học song ngữ. Mà là học ngôn ngữ thứ hai. Cụ thể:

  • Nếu trong cuộc sống hàng ngày, con giao tiếp bằng tiếng Việt. Trong sinh hoạt, trong các yêu cầu cơ bản của cuộc sống. Con đều sử dụng tiếng Việt. Và chỉ học, dùng tiếng anh trong khoảng 1-2 tiếng vào giờ học tiếng anh với ba mẹ hoặc với gia sư. Thì đó không phải là học song ngữ. Không phải là tiếng anh song ngữ. Đó là học tiếng Anh giống như một ngôn ngữ thứ 2.

  • Cho dù đến một ngày nào đó. Con thành thạo tiếng anh. Nhưng cả môi trường gia đình, môi trường nhà trường. Và chính môi trường của con (khi con vui chơi, giải trí, tư duy, tìm kiếm tài liệu học). Con không dùng tiếng anh. Hoặc dùng tiếng Anh quá ít. Thì đó cũng không phải song ngữ. Đó chỉ thể hiện rằng con là một người học giỏi môn tiếng Anh mà thôi.

Có nhiều quốc gia. Được gọi là quốc gia song ngữ. Vì quốc gia đó sử dụng nhiều ngôn ngữ. Ngay từ khi con mới sinh ra. Ở trong gia đình bố và mẹ đã nói hai ngôn ngữ khác nhau. Hoặc gia đình nói một ngôn ngữ. Ngoài xã hội đang dùng một ngôn ngữ. Điều đó làm cho em bé tiếp xúc tự nhiên hai ngôn ngữ từ khi sinh ra. Tư duy và sử dụng hai ngôn ngữ trong cuộc sống. (Ví dụ Philipin, Canada, Phần Lan, Hồng Kông, Singapore…)

Có Nhất Thiết Phải Học Song Ngữ Mới Hiệu quả?

Câu trả lời là không. Chúng ta có nhiều con đường để giúp cho con chinh phục được mục tiêu Song Ngữ. Giúp cho con trở thành công dân toàn cầu. Học song ngữ chỉ là một lựa chọn trong số đó. Và chưa chắc lựa chọn học song ngữ đã hiệu quả. Nếu bạn không chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cho nó.

Theo các nghiên cứu, thống kê ở các nguồn uy tín. Thì Song ngữ thường là sản phẩm của việc học ngôn ngữ thứ hai (L2) sau khi ngôn ngữ thứ nhất (L1) đã được học. Các cá nhân có thể trở thành song ngữ ở mọi lứa tuổi, tùy thuộc vào thời điểm nhu cầu học ngôn ngữ thứ hai xuất hiện.

Bạn có thể đọc bản gốc tại đây:

Bilingualism is often the product of second language (L2) learning after the first language (L1) has been acquired–either through nontutored exposure or through instruction. Individuals can become bilingual at any age, depending on when the need to learn the L2 emerges or when instruction becomes available. – State University –

Thực tế ở Việt Nam thì càng chính xác. Vì đến bây giờ. Gần như 100% những người Việt Nam có khả năng song ngữ tiếng Anh. Thì đều xuất phát từ học tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2.

Vì vậy. Với tùy từng trường hợp, tùy từng hoàn cảnh gia đình, điều kiện thời gian, tài chính của ba mẹ. Mà ta sẽ đưa ra lựa chọn cho con học tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2. Hoặc cho con học song ngữ. Hay chia ra các giai đoạn để áp dụng cả hai. Vấn đề là ba mẹ cần kiên trì, đều đặn với con. Dù bạn chọn cách học nào đi chăng nữa. Nếu không kiên trì, đều đặn. Thì cuối cùng con cũng khó đạt được mục tiêu.

Chốt lại: Không cần phải học song ngữ thì mới đạt được mục tiêu song ngữ. Lựa chọn học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai từ sớm. Hoặc kể cả khi thành thạo tiếng Việt rồi chúng ta mới học tiếng Anh. Thì vẫn hoàn toàn chinh phục được đích đến song ngữ. Thậm chí lựa chọn đó đang rất phù hợp tại Việt Nam.

Hãy lựa chọn thông minh. Đừng lựa chọn theo số đông hoặc theo hư danh. Chỉ có lựa chọn phù hợp. chính xác. thì ba mẹ mới có thể đồng hành với con lâu dài được. Nếu lựa chọn sai. Ba mẹ rất dễ bị bỏ cuộc. Bỏ cuộc vì lý do tài chính, lý do thời gian, hoặc lý do ở chính áp lực kiến thức của ba mẹ.

  • Nếu gia đình ba mẹ không giỏi tiếng anh, không thể tạo được môi trường song ngữ tại nhà. Thì ta lựa chọn cho con học tiếng Anh giống như một ngôn ngữ thứ hai. Và đến một ngày nào đó. Khi tiếng Anh con tốt rồi. Thì sẽ dạy con cài đặt chế độ song ngữ vào cuộc sống.

  • Ví dụ bố mẹ đều rất giỏi tiếng anh và có thời gian. Ba mẹ có thể áp dụng học song ngữ cho con ngay từ khi con sơ sinh.

  • Gia đình có điều kiện tài chính. Nên cho con học mầm non song ngữ từ 2 tuổi. (Với trường hợp này ba mẹ không cần giỏi tiếng anh. Nhưng ba mẹ phải có điều kiện kinh tế).

  • Gia Đình có thời gian. thì đi theo lộ trình của Mẹ Việt Dạy Tiếng Anh Cho Con Tại Nhà. Cũng vô cùng hiệu quả.

  • Hoặc ta có thể kết hợp. Giai đoạn 0-6 tuổi thì dạy con học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Lên cấp 1 bắt đầu cho con học song ngữ.

Có rất nhiều gợi ý cho ba mẹ lựa chọn. Quan trọng là ba mẹ cần phải thật sự bình tĩnh để lên một kế hoạch dài hơi cho con.

Một Số Ví Dụ Minh Họa. 

Ví dụ 1: Khi nhỏ nhà bạn được học tiếng anh sớm. Ví dụ theo chương trình của Mẹ Việt từ 2-6 tuổi. Thì khi đó trình độ tiếng anh của con đã ở mức độ giao tiếp tốt. Khi con lên cấp 1. Con thi vào một trường Song Ngữ ví dụ như Vin. Và con bắt đầu học song ngữ từ cấp 1. (Nghĩa là về nhà con sử dụng tiếng việt với ba mẹ, Nhưng thời gian ở trường con dùng Tiếng Anh.) Con biết cách tư duy bằng cả hai ngôn ngữ, bổ trợ cho nhau bằng cả hai ngôn ngữ, giải trí, vui chơi, tìm kiếm thông tin tài liệu… và đó là song ngữ.

Có hai kết luận về trường hợp này.

  1. Thời gian 2-6 tuổi. Là con học tiếng anh là một ngôn ngữ thứ hai.

  2. Từ khi con học cấp 1. Là thời điểm con học song ngữ.

  3. Đích đến cuối cùng của con. Là có khả năng SONG NGỮ.

Ví Dụ 2: Nếu một khóa học mang tên là “Song Ngữ Tại Nhà Cho Con”. Dạy ba mẹ cách dạy tiếng anh cho con. Nhưng ba mẹ không hề giỏi tiếng anh, không hề biết tiếng anh, không tư duy được bằng tiếng anh, không truyền đạt được ý tưởng cảm xúc bằng tiếng anh. Ba mẹ chỉ học một số mẫu câu, một số trường hợp trong khóa học. Và áp dụng nó vào dạy con hàng ngày thì đó không phải song ngữ.

Vậy thực chất. Nếu có Khóa Học Song Ngữ online. Để ba mẹ áp dụng song ngữ tại nhà cho con. Thì khóa học đó không thể được áp dụng đại trà cho tất cả ba mẹ. Thậm chí sẽ có điều kiện tham gia khá là khó. Chỉ một số lượng rất nhỏ ba mẹ mới học được. Vậy những quảng cáo khóa học song ngữ đại trà. song ngữ cho con trong 1 năm… thì hoàn toàn là không chuẩn với khái niệm song ngữ.

Hiểu Lầm về Học Song Ngữ và Học Ngôn Ngữ Thứ Hai Từ Sớm.

  • Một là trẻ trong môi trường song ngữ sẽ thông minh hơn trẻ không trong môi trường song ngữ. Cái này không đúng. Ta chỉ có thể nói rằng nếu trẻ được tiếp cận song ngữ. Thì trẻ có khả năng linh hoạt và não bộ trẻ sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với chính mình. Chứ không thể so với người khác được. Vì tác động đến thông minh của một con người. Do rất nhiều yếu tố quyết định. Không thể lấy một yếu tố để đưa ra nhận xét vậy.

  • Sử dụng song song hai ngôn ngữ, hoặc học ngôn ngữ thứ 2 từ sớm. Sẽ gây nhiễu cho con. Có thể gây loạn ngôn ngữ. Và khó cho việc phát triển ngôn ngữ của con nói chung cũng như tiếng mẹ đẻ nói riêng. Về vấn đề này. Mình khẳng định rằng không phải. Bạn đọc kỹ bài viết này mình đã phân tích rất sâu.

Đọc Thêm: Học tiếng anh từ nhỏ có gây rối loạn ngôn ngữ.

Rất nhiều lợi ích khi cho con học thêm ngôn ngữ từ sớm như.

  • Thúc đẩy sự phát triển của não bộ: Các nghiên cứu của trường đại học London (Anh) tiến hành khảo sát so sánh trên 105 người, trong đó có 80 người biết từ một ngoại ngữ trở lên. Kết quả nhận được cho thấy việc học ngoại ngữ đã làm thay đổi lượng chất xám tại vùng não bộ chứa thông tin. Lượng chất xám trên vùng não trái của những trẻ biết ngoại ngữ sớm thường có xu hướng cao hơn so với những em chưa học ngoại ngữ.

  • Tăng cường khả năng tư duy linh hoạt: Trong quá trình tiếp nhận hai ngôn ngữ, trẻ tự khám phá và tìm ra các quy tắc ghi nhớ cho riêng mình. Não bộ của trẻ xử lý song ngữ – đây chính là “chướng ngại vật” kích hoạt năng lực “vượt khó”. Nhờ đó trí não rèn luyện được tư duy linh hoạt, khả năng phân tích và suy luận logic phát triển vượt bậc.

  • Tăng khả năng ghi nhớ: Việc sử dụng thường xuyên hai loại ngôn ngữ tăng khả năng ghi nhớ và hạn chế bệnh mất trí khi về già.

Các nhà nghiên cứu Canada nghiên cứu hồ sơ của hơn 200 bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Họ đã đi đến một kết luận: Người thường xuyên sử dụng hai hoặc nhiều ngôn ngữ thì dấu hiệu mất trí tuổi già (Alzheimer) sẽ xuất hiện muộn hơn từ 4,5 – 5 năm.

Kết Luận.

Lựa chọn phù hợp nhất với đa số ba mẹ Việt Nam đó là. Dạy con học tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai. Sau khi trình độ của con ở mức độ ok. Thì lúc đó sẽ đưa con vào môi trường song ngữ. Và hình thành lên cho con là một công dân song ngữ. (Tỉ lệ những người có thể cho con học song ngữ là rất thấp. Ba mẹ có thể nhìn thấy nhiều nhưng về bản thể, chia theo tỉ lệ toàn bộ ba mẹ Việt Nam. Thì tỉ lệ đó không quá 1%).

Một số thông điệp chuyển đến ba mẹ. 

  • Học song ngữ không phải là một niềm tự hào. Mà đơn giản đó là sự phù hợp. Nếu gia đình bạn phù hợp cho việc học song ngữ thì sẽ cho con học song ngữ. Còn không thì sẽ cho con học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Cả hai sẽ đều hiệu quả nếu bạn kiên trì, đều đặn và đi theo phương pháp chuẩn. Mục tiêu cuối cùng là con sẽ sử dụng được hai ngôn ngữ trong cuộc sống một cách thành thạo.

  • Không cần phải học song ngữ thì mới đạt được mục tiêu song ngữ. Mà học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Nghĩa là kể cả khi thành thạo tiếng Việt rồi chúng ta mới học tiếng Anh. Thì chúng ta vẫn hoàn toàn chinh phục được đích đến song ngữ.

Nguồn – Sources. Được Trích Dẫn Trong Bài Viết. Ba Mẹ có thể đọc nếu ba mẹ biết tiếng Anh. 

Education State University. 2021. Second Language Learning Bilingualism and English as a Second Language. URL

https://education.stateuniversity.com/pages/1789/Bilingualism-Second-Language-Learning-English-Second-Language.html#:~:text=Bilingualism%20is%20often%20the%20product,or%20when%20instruction%20becomes%20available. Accessed: 28.05.2021.

Linguistic Society of America. 2021. FAQ: Bilingualism. URL: https://www.linguisticsociety.org/resource/faq-what-bilingualism. Accessed: 28.05.2021.

Moradi, H., 2014. An investigation through different types of bilinguals and bilingualism. International Journal of Humanities & Social Science Studies, 1(2), pp.147-154. .URL: http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.682.2743&rep=rep1&type=pdf#page=150. Accessed: 30.05.2021.