Bài trước: Hướng Dẫn Mẹ Chuẩn Bị A-Z Từ Khi Mang Bầu Đến Khi Sinh Em Bé

Sau khi sinh em bé, dù là sinh thường hay sinh mổ thì mẹ đều cần thời gian để hồi phục sức khỏe. Trong thời gian đó mẹ cần kiêng cữ những điều sau để nhanh chóng phục hồi và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Người xưa có câu “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”. Nên sau khi sinh cần một thời gian điều dưỡng chăm sóc để sức khỏe hồi phục. Nhưng sau khi sinh xong rất nhiều chị em đã không kiêng cữ và để lại những hậu quả về sức khỏe sau này. Như người mẹ có thể bị hậu sản với các triệu chứng như: đau nhức xương khớp, nhức đầu, sức khỏe giảm sút, băng huyết hoặc tổn thương đến vết mổ,

Nên Kiêng Cữ Trong Thời Gian Bao Lâu?

Như ông bà ta truyền dạy thì nên kiêng cữ trong vòng 100 ngày. Không được tắm, nói chuyện với người lạ, phải ở trong phòng kín,… Nhưng dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì mọi người chỉ nên cữ trong vòng một tháng. Và kiêng cữ những điều sau.

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì đều phải lưu ý những điều sau:

Không Khiêng, Vác Những Vật Nặng

Chỉ nên dùng đến cơ tay, không được mang vác vật nặng, không rướn người lấy đồ vật ở trên cao. Vì sẽ ảnh hưởng đến vết thương ở tầng sinh môn, hoặc vết mổ ở tử cung và ở bụng. Không giặt quần áo bằng tay vì sức khỏe mẹ còn yếu, tiếp xúc nước và xà phòng hóa chất nhiều dễ bị nhiễm lạnh hay dị ứng,…

Không chỉ không được mang vác đồ vật nặng mà tập thể dục ở cường độ cao. Rất nhiều chị em mắc phải vì muốn lấy lại được vóc dáng thon gọn mà tập thể dục ở cường độ cao. Ảnh hướng đến vết thương hoặc vết mổ và kiệt sức. Chỉ nên tập nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông như đi bộ, động tác nhẹ nhàng cho phụ nữ mới sinh.

Không Nên Tự Ý Sử Dụng Thuốc 

Trong quá trình ở cữ bạn có thể bị ốm nhưng không nên tự ý sử dụng thuốc. Phải theo chỉ định của bác sĩ. Khi nạp bất cứ thứ gì vào người đều có thể đi qua dòng sữa của mẹ vào cơ thể bé. Một số thuốc sẽ gây hại cho sức khỏe và trí não của bé.

Không Sử Dụng Chất Kích Thích

Đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe sẽ khiến phụ nữ sau sinh bị tăng huyết áp. Nhất là đối với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ thì càng không được uống vì chất kích thích sẽ theo đường sữa nạp vào cơ thể của bé. Thay vào đó nên uống nước trái cây, sữa, nước lọc.

Không Được Tắm Nước Lạnh

Để hạn chế tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, chuột rút. Nên tắm bằng nước ấm, nước nấu từ trà xanh hoặc những cây thảo dược để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Ngoài ra tắm nắng cũng rất tốt cho mẹ và bé. Nhưng phải biết tắm nắng đúng thời điểm để sức khỏe của cả hai mẹ con cùng phát triển. Đối với khí hậu nước ta, các mẹ nên tắm nắng trong khung giờ trước 8 giờ sángkhông nên tắm nắng quá 30 phút.

Không Leo Cầu Thang Nhiều

Leo cầu thang là một trong những hình thức vận động mạnh. Chỉ khuyến khích đi bộ nhẹ nhàng. Nên nếu ở tầng cao thì nên chuyển xuống tầng một để tiện đi lại.

Tránh Xa Các Thiết Bị Điện Tử

Không chỉ là trong thời gian kiêng cữ, mà sau khi sinh các chị em cũng nên hạn chế dùng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Đế tránh những tia bức xạ ở thiết bị ảnh hưởng đến bé. Và cũng để tránh khi mới 40 tuổi đã bị mờ mắt rất gây bất tiện cho cuộc sống.

Dinh Dưỡng Cho Mẹ Sau Khi Sinh

kiêng cữ sau khi sinh

Phụ nữ sau khi sinh bị kiêng khem khá nhiều. Một số bà mẹ chỉ ăn thức ăn khô mặn như thịt kho, cá kho tộ, không ăn rau,… Trên thực tế điều đó làm cho thiếu chất dinh dưỡng và làm cho bị táo bón, tăng giảm huyết áp đột ngột. Như thế ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, còn có thể bị suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Các mẹ nên tránh các thực phẩm như đồ ăn lạnh, thức ăn lên men như dưa muối, thức ăn sống. Không ăn rau cải bẹ vì chúng khiến mẹ đi tiểu són rất khó chịu. Ngoài những điều trên thì các mẹ có thể ăn đa dạng món ăn, phải là thức ăn được nấu chín. Thức ăn cung cấp đủ chất đạm, tinh bột, đường, rau xanh.

Cũng nên lưu ý trong tháng đầu không nên ăn hải sản, như thế dễ cho bé khi bú sữa mẹ sẽ bị đi ngoài. Và cũng không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng thực phẩm như chocolate, quế, tỏi, ớt, bông cải xanh, bông cải trắng, dâu tây, họ nhà quýt. Đơn giản thức ăn này sẽ khiến sữa có mùi khó chịu và làm cho bé không chịu bú.

Không Nói To Và Tránh Những Căng Thẳng Mệt Mỏi

Khi nói to sẽ dễ bị hụt hơi, và gây đau vết thương sau khi đẻ. Không được để bản thân căng thẳng mệt mỏi, như thế sẽ đi vào đường sữa khiến bé khó chịu , quấy khóc,… Nên khi trông bé mà khiến bạn mệt mỏi thì nên nhờ người hỗ trợ để giảm tải căng thẳng. Hoặc mẹ có thể:

  • Tranh thủ chợp mắt khi bé ngủ.
  • Vận động nhẹ nhàng để thư giãn, đọc sách, nghe nhạc.
  • Nói chuyện chia sẻ với chồng, người thân không nên giữ khư khư trong lòng.
  • Chơi với em bé.

Ngoài những thay đổi mạnh mẽ về nội tiết bên trong, thay đổi môi trường, thói quen sinh hoạt dễ làm cho các mẹ bị căng thẳng stress, thì với tâm lý trọng nam khinh nữ đã ăn sâu và nếp sống người Việt cũng là nguyên nhân hàng đầu tạo nên áp lực cho các mẹ. Đôi dòng Tản Mạn Sinh Con Trai Hay Con Gái Trong Xã Hội Việt Nam sẽ giúp các mẹ phần nào giải tỏa được nỗi lòng trên.

Không Quan Hệ Tình Dục Sớm

Bạn chỉ nên quan hệ sau khi sinh ít nhất 6 tuần. Để tránh nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín. Vì vết thương sau sinh còn chưa lành.

Đối với phụ nữ sinh mổ thì lưu ý những điều sau đây nữa

  • Không khóc khi tắm: khi khóc nước mắt sẽ chảy vào vết mổ khiến vết thương càng lâu lành.
  • Nhờ y tá hoặc người nhà chăm sóc vết mổ.
  • Tư thế nằm ngủ và cho con bú: mẹ nên hơi ngửa về phía sau và bé nằm dọc theo chiều của mẹ.
  • Không được ăn: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà, tôm,… Những thực phẩm này làm vết mổ lồi sẹo và viêm mủ, rất lâu lành.

Trường Hợp Phải Đi Gặp Bác Sĩ

Cần đi khám ở bệnh viện nếu mẹ có các triệu chứng sau:

  • Sốt trên 38 độ C.
  • Sản dịch ra nhiều, sau mỗi giờ phải thay băng vệ sinh.
  • ảo giác, đầu đau giữ dội.
  • Vết mổ sưng, chảy mủ.
  • Núm vú bị nứt, chảy máu.
  • Tiểu buốt, tiểu són.
  • Đau ngực, ho buồn nôn.
  • Có dấu hiệu trầm cảm sau sinh như có ý nghĩ tự sát hoặc làm đau em bé.

Thời gian ở cữ có thể làm cho nhiều mẹ cảm thấy bí bách và ngột ngạt vì suốt ngày đối mặt với 4 bức tường. Tuy nhiên, mẹ an tâm rằng thời gian này sẽ nhanh chóng qua đi. Hãy toàn tâm toàn ý nghỉ ngơi để nhanh lại sức. Hết tháng kiêng cữ, mẹ có thể sắp xếp thời gian để ra ngoài 1-2 tiếng/tuần, thực hiện một sở thích cá nhân, xem phim cho thoải mái tâm trí. Những buổi gặp gỡ bạn bè cùng là mẹ bỉm sữa cũng giúp mẹ giải tỏa được nhiều căng thẳng đấy.

Những mẹ sinh vào mùa đông nên biết về Lưu Ý Những Bệnh Mùa Đông Thường Mắc Phải để có sự chuẩn bị, phòng ngừa hữu hiệu cho cả mẹ và bé nhé! 

Trong 6 tháng đầu đời, bé được nuôi dưỡng tốt nhất là hoàn toàn bằng sữa mẹ. Kể từ 6 tháng tuổi trở đi, bé đã sẵn sàng ăn dặm. Tìm hiểu trước về Hướng Dẫn Mẹ Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách sẽ giúp mẹ đỡ bỡ ngỡ hơn và có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình thú vị sắp tới của bé.

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả