Nhiều trẻ sơ sinh khó ngủ, mỗi lần ngủ đều ru mãi mà con vẫn tỉnh như sáo. Hay con gắt ngủ mà không ngủ được nên quấy khóc làm mẹ rất mệt mỏi và căng thẳng. Trẻ khó ngủ thường đi ngủ trễ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mẹ hãy thử ngay 6 cách giúp bé ngủ ngon dưới đây để cải thiện giấc ngủ cho bé nhé!

Điều Chỉnh Các Cữ Bú

Giấc ngủ ngon của bé bắt đầu từ ăn no. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ là do con bị đói. Vậy làm thế nào mẹ nhận biết bé đã bú no để có thể ngủ ngon? Mẹ theo dõi các cữ bú của bé như sau.

  • Trẻ sơ sinh bú mẹ từ 20-45 phút là đủ no.
  • Bé tự nhả ti ra, mẹ cảm giác ngực mềm. 
  • Trẻ bú bình sẽ nhanh hơn, mẹ có thể theo dõi ml từng cữ bú của trẻ. 

cho bé bú đúng cách

Hầu hết vấn đề các mẹ gặp phải là bé mới bú mẹ 5-10p đã lim dim ngủ. Nhưng mẹ vừa đặt xuống con lại tỉnh dậy và quấy khóc. Con không ăn no nên khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Mẹ hãy giữ cho con tỉnh táo bằng cách trò chuyện, nắm tay, nắn chân, vuốt tai, má,… để bé bú trọn vẹn cữ sữa. Như thế con sẽ tích trữ đủ năng lượng và có giấc ngủ ngon.

Massage Cho Trẻ

Massage trước giờ đi ngủ giúp bé cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, thả lỏng toàn bộ cơ thể. Đây cũng một trong các lợi ích của massage cho bé ba mẹ nhận thấy rõ ràng nhất. Massage cho bé là cách giúp bé ngủ ngon đã được nhiều mẹ kiểm nghiệm hiệu quả.

cách massage cho trẻ sơ sinh

Nếu như trong ngày trẻ có nhiều hoạt động vui chơi sẽ rất dễ bị kích thích thần kinh quá mức. Massage là liệu pháp thư giãn tối đa, giúp não bộ của trẻ dịu lại. Những cái vuốt ve của ba mẹ chạm vào giúp con cảm nhận được yêu thương và tin tưởng. Con có cảm giác an toàn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ. 

Do đó, ba mẹ có trẻ sơ sinh khó ngủ hãy tìm hiểu cách massage cho trẻ sơ sinh dễ ngủ. Thông tin chi tiết về massage cho trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế, ba mẹ tham khảo tại Khóa Học Massage Cho Bé Sơ Sinh Chuẩn Quốc Tế GV Phạm Thuần nhé!

khóa học massage chuẩn quốc tế

Cho Trẻ Vận Động Nhiều, Hít Thở Không Khí Trong Lành

Trẻ vận động vừa phải sẽ đủ mệt để có thể ngủ ngon vào buổi đêm. Những trẻ sơ sinh khó ngủ nếu do ít vận động, mẹ hãy tăng cường cho con chơi.

trẻ chơi đùa

Sau khi con bú no, hãy đặt con lên giường hay mặt phẳng, cho con vận động tay chân. Chơi cầm, nắm, kéo, tập lật, bò, trườn, vin đứng dậy,… Sáng sớm và buổi chiều nên đưa con đi dạo, hít thở không khí trong lành.

Vận động là hoạt động trẻ tiêu hao năng lượng, giúp con nhanh đói, bú nhiều hơn. Và đủ mệt để dễ ngủ, kể cả giấc ngày hay giấc đêm.

Tạo Môi Trường Ngủ Cho Trẻ

Trẻ sơ sinh khó ngủ do sinh hoạt, bên cạnh điều chỉnh các thói quen, ba mẹ chú ý tạo môi trường ngủ phù hợp. 

trẻ sơ sinh ngủ

  • Đặt bé nằm ngửa khi ngủ vào ban ngày lẫn ban đêm.
  • Đặt bé ngủ một mình trên nệm ngủ chắc chắn. Nếu nằm nôi, các thanh cũi cách nhau không quá 5 cm.
  • Không để bé ngủ ở nệm nước, ghế sofa, nệm mền, gối hoặc các bề mặt ngủ không phẳng. 
  • Nôi hoặc giường dành riêng cho trẻ là lựa chọn tốt và an toàn nhất để ngủ.
  • Không có chăn, mền, gối, đồ chơi, thú bông trong giường, nôi của trẻ. Tránh trẻ sơ sinh khó ngủ cựa quậy bị chèn lên mặt gây ngạt thở. 
  • Nếu sợ lạnh, ba mẹ mặc quần áo dài tay cho bé. 
  • Loại bỏ các vật dụng nhỏ trên giường/nôi trẻ: dây cột tóc, dây buộc hoặc các đồ sắt nhọn,…
  • Không hút thuốc ở nơi bé ngủ hoặc trong môi trường sống của trẻ. Vì gây kích thích não bộ của trẻ, làm khó ngủ và tăng nguy cơ đột tử. 
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ.
  • Cân nhắc sử dụng núm vú giả, nếu trẻ gặp khó khăn khi ổn định và tự đi vào giấc ngủ. 

Thiết lập môi trường ngủ lý tưởng cho con không những là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc. Mà còn ngăn ngừa được hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Đảm bảo con có giấc ngủ ngon và luôn an toàn.

Ba mẹ tham khảo bài viết Làm Thế Nào Để Trẻ Sơ Sinh Ngủ Sâu Giấc để thêm nhiều kinh nghiệm cải thiện giấc ngủ cho con.

Bé Ngủ Chung Giường Với Ba Mẹ

Cho con ngủ chung giường là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon khá hiệu quả. Mặc dù, các chuyên gia không khuyến khích cho lắm nhưng nếu đã thử hết cách, ba mẹ có thể chọn cách này. 

Tuy nhiên, nếu cho bé ngủ chung giường, ba mẹ chú ý không chuyển chỗ ngủ của bé trong đêm. Vì khi thức dậy, thấy khung cảnh xung quanh lạ, trẻ sẽ khóc đòi trở lại nằm chỗ cũ. Do đó, để tránh rắc rối xảy ra, ba mẹ nên cố định chỗ ngủ của trẻ để trẻ quen và cảm giác yên tâm.

Thực Phẩm Giúp Bé Ngủ Ngon 

Đến tuổi ăn dặm mẹ bổ sung một số thực phẩm giúp bé ngủ ngon vào thực đơn hàng ngày:

  • Các loại cá giàu omega-3
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Hạt sen
  • Chuối
  • Trứng luộc
  • Ngũ cốc… 

Các thực phẩm này có tác dụng an thần, giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.

Song song với các biện pháp cải thiện giấc ngủ cho bé, ba mẹ hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây trẻ khó ngủ nhé. Biết được nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ giải quyết triệt để tình trạng khó ngủ của trẻ đấy.

Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ

Có 3 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, bao gồm: nguyên nhân do sinh lý, bệnh lý và do thói quen sinh hoạt.

Nguyên Nhân Sinh Lý

Giấc ngủ được chia thành 2 loại là giấc ngủ nhanh (REM) và giấc ngủ chậm (Non-REM).

Ở người lớn, giấc ngủ NON-REM chiếm 75% thời gian ngủ, REM chiếm 25%. Tuy nhiên, trẻ có đến 50% là giấc ngủ REM, mặc dù ngủ, nhưng não bộ và các cơ quan hô hấp lại tăng hoạt động. Trẻ thở nhanh và nhịp tim cũng nhanh hơn. Dẫn đến trẻ ngủ không sâu giấc, rất dễ thức giấc khi có tác động từ bên ngoài.

Trẻ bú không đủ no hoặc quá no cũng khiến trẻ khó ngủ không sâu giấc, dễ quấy khóc. Khi trẻ lớn lên, biết bò, biết đi, vận động vào ban ngày tăng, mọc răng,… cũng làm trẻ khó đi vào giấc ngủ.

Sự phát triển của trẻ vào các tuần khủng hoảng wonder week cũng có thể gây tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ.

Nguyên Nhân Bệnh Lý

Các nguyên nhân bệnh lý ảnh hưởng trẻ ngủ không sâu giấc bao gồm:

  • Trẻ bị thiếu canxi dẫn đến còi xương, rối loạn giấc ngủ.
  • Thiếu hụt vi chất Magie, kẽm,… làm trẻ khó vào giấc.
  • Thiếu hụt sắt gây hội chứng chân không yên, khi ngủ trẻ hay bị giật chân vô thức .
  • Trẻ nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Các bệnh lý nội khoa khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, các bệnh tâm thần,… 
  • Trẻ bị mộng du(rối loạn giấc ngủ kiểu Parasomia): sau khi ngủ được một lúc trẻ bỗng bật dậy và đi lại, nói hoặc gặp ác mộng khi ngủ,… 
  • Ở trẻ béo phì, các nhóm cơ đường thở phì đại làm trẻ khó nuốt, khó thở. Buổi đêm trẻ thường khó ngủ, thở bằng miệng, đổ mồ hôi nhiều, hay tiểu dầm.

Nguyên Nhân Do Sinh Hoạt

Cha mẹ tập cho trẻ thói quen như được bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ. Lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen này. Trẻ sẽ không ngủ được nếu không được bế ẵm hoặc khi không có dụng cụ hỗ trợ.

Lịch trình ngủ của trẻ không hợp lý. Giấc ngủ ban ngày của trẻ quá dài, trẻ ngủ quá 5h chiều làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.

Nơi ngủ của trẻ quá nhiều ánh sáng hoặc trẻ tiếp xúc với ipad, điện thoại, tivi, máy tính quá nhiều trước khi đi ngủ. Ánh sáng sẽ làm giảm sản xuất melatonin, một hormon của cơ thể có vai trò quan trọng giúp điều hòa nhịp sinh học ngủ – thức, giúp ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo vào hôm sau.

Môi trường xung quanh bé quá ồn ào. Nơi ngủ của bé bị thay đổi quá thường xuyên làm bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ.

Do điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, quần áo, giường chiếu không sạch làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ.

Lợi Ích Khi Bé Ngủ Đủ Giấc

Tùy theo sự phát triển của từng giai đoạn mà thời gian ngủ sẽ kéo dài hay ngắn hơn khác nhau. 

  • Trong 4 tuần đầu đời: trẻ sơ sinh cần phải ngủ khoảng 15 – 18 giờ mỗi ngày
  • Trẻ từ 1 tháng – 1 tuổi: Cần ngủ từ 13 – 15 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể trẻ hấp thu oxy, năng lượng và sản sinh hormone tăng trưởng nhiều hơn. Có lợi cho sự phát triển thể chất và não bộ. Buổi sáng thức dậy, bé sẽ có tâm trạng thoải mái, chơi đùa vui vẻ và cảm giác thèm ăn. Vì thế, ba mẹ hãy áp dụng những cách trên để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và ngủ đủ giấc nhé!

Kết Luận

Dưới 12 tháng tuổi, nhu cầu và giấc ngủ của trẻ thay đổi liên tục. Ba mẹ hãy tìm hiểu thêm về nhu cầu của trẻ và cách thiết lập môi trường, thói quen để trẻ có thể ngủ sâu giấc. Điều quan trọng là ba mẹ không nên tạo cho trẻ thói quen ngủ là phải dỗ dành, hát ru. 1-2 tháng đầu không có vấn đề gì cả, nhưng trẻ càng lớn thói quen này càng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Và làm cho ba mẹ mệt mỏi, gặp nhiều phiền toái. Hãy tập cho con thói quen tự ngủ vừa tốt cho con vừa thoải mái và nhẹ nhàng cho ba mẹ. Chúc ba mẹ thành công! 

Các mẹ khác cũng xem chủ đề:

Có Nên Massage Theo Các Video Cách Massage Cho Trẻ Sơ Sinh Trên Mạng

6 Giải Pháp Hữu Hiệu Giúp Mẹ Chấm Dứt Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình

Mách Mẹ Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Đầy Hơi Chướng Bụng

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả