Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Trên Mặt - Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 25/08/2019
13 phút đọc

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt thường làm các mẹ lo lắng. Đây là dấu hiệu có thể trẻ bị chàm, chàm sữa, lác sữa hay tên y khoa gọi là viêm da cơ địa. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là mảng da đỏ ửng phân bổ đối xứng hai bên má của trẻ và gây ngứa. Bệnh tuy có gây nhiều khó chịu cho trẻ nhưng nếu mẹ chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ nhanh trở lại làn da hồng hào đáng yêu nhé! 

Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Cơ Địa – Những Triệu Chứng Phổ Biến

Bệnh viêm da cơ địa có triệu chứng điển hình là trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt, trong đó, tùy từng giai đoạn mà bệnh phát triển thành các triệu chứng khác nhau:

Giai đoạn cấp tính: trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt với các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho trẻ khó chịu, không ngủ được. Mẹ nên cẩn thận bởi theo phản xạ khi ngứa trẻ sẽ gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.

Giai đoạn bán cấp: các triệu chứng nhẹ hơn giai đoạn cấp tính như da không phù nề, tiết dịch.

Giai đoạn mạn tính: nếu trẻ không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ, bệnh có thể chuyển thành mạn tính, kéo dài cho đến lúc trẻ lớn, hay tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng giai đoạn này thường là các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Gãi nhiều có thể để lại các hậu quả trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết.

Trong bài này, Mẹ Việt sẽ cùng các mẹ tìm hiểu thông tin về bệnh lý trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa nhé.

zmStVCuh3FCetmmH.jpeg

Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Trên Mặt  

Yếu Tố Di Truyền

Theo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa là 60% nếu bố hoặc mẹ đã từng mắc bệnh. Nếu cả bố và mẹ cùng bệnh, tỷ lệ di truyền cho con là 80%.

Trường hợp cả mẹ và bố đều chưa từng bị viêm da cơ địa, rất có thể biểu hiện nổi mẩn đỏ chỉ đơn thuần là viêm da dị ứng với một dị nguyên, tác nhân lạ nào đó. Mẹ có thể tham khảo về bệnh và cách chăm sóc trẻ qua bài viết:

Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Dị Ứng: Mách Mẹ Cách Giải Quyết

Yếu Tố Môi Trường

Yếu tố môi trường đóng vai trò động lực gây ra bệnh như ô nhiễm môi trường, các dị nguyên trong nhà như:

  • Bụi bẩn.

  • Quần áo.

  • Protein lạ: Trứng, Sữa, thịt bò, thịt gia cầm.

  • Hải sản tôm, cua, cá, ốc.

  • Bọ nhà.

  • Nấm mốc.

  • Phấn hoa.

  • Lông thú cưng, vật nuôi.

Vị Trí Phân Bổ Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ

Trẻ Sơ Sinh (6 Tháng Đầu)

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt, , cằm, tránda đầu là những dấu hiệu mẹ dễ nhận biết nhất. Các nốt mẩn đỏ cũng có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể, nhưng thông thường ở khu vực quấn tã, nơi có độ ẩm cao. Da của trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa cũng có xu hướng trông đỏ và ẩm ướt hơn.

Trẻ Từ 6-12 Tháng

Ở giai đoạn này, trẻ đang học bò, trườn. Bệnh thường xuất hiện ở khuỷu tay và đầu gối của trẻ – những nơi dễ bị trầy xước hoặc cọ xát trong lúc đang bò. Nếu da bị nhiễm trùng, vị trí viêm sẽ hình thành một lớp vỏ màu vàng hoặc nổi mụn mủ rất nhỏ trên da.

Trẻ Từ 2-5 Tuổi

Bệnh thường xuyên ảnh hưởng đến khuôn mặt ở trẻ. Viêm da có thể xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ từng vùng một.

Khoảng 2 tuổi, viêm da thường xuất hiện ở các nếp gấp của khuỷu tayđầu gối hoặc trên cổ tay, mắt cá chân bàn tay của trẻ hoặc cũng có thể ở vùng da quanh miệng, mí mắt của trẻ.

Da của trẻ lúc này có thể bắt đầu trông khô và bong vảy và trở nên dày hơn với các đường sâu hơn – đây được gọi là lichen hóa.

Trẻ Từ 5 Tuổi Trở Lên

Viêm da thường xuất hiện ở nếp gấp của khuỷu tay hoặc đầu gối, đôi khi là ở trong lòng bàn tay của trẻ.

Các vết đỏ cũng có thể xuất hiện ở phía sau tai, trên bàn chân hoặc da đầu của trẻ và gây ngứa. Tuy nhiên đây cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng khác, ví dụ như viêm da tiết bã hoặc hai loại viêm da này có thể tồn tại song song.

Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Em Có Chữa Khỏi Không?

rdChvMHy0j83kNl1.jpeg

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thường xuất hiện lúc còn nhỏ và có thể kéo dài đến lúc trưởng thành. Thống kê của ngành da liễu về bệnh viêm da cơ địa chỉ ra có đến 70% trẻ em bị bệnh này sẽ khỏi hẳn sau khi lớn. Trong khi có khoảng 30% trẻ sẽ phải chấp nhận chung sống cả đời với bệnh” nếu không được điều trị tốt ngay từ đầu. Như vậy, viêm da cơ địa ở trẻ em vẫn có cơ hội được chữa khỏi.

Không những thế, những trẻ bị viêm da cơ địa mãn tính còn có nguy cơ nhiễm thêm các tình trạng, bệnh lý dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản,… với tỉ lệ 30-50%

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da, làm cho trẻ thiếu tự tin trước bạn bè và ngại xuất hiện nơi đám đông. Những thay đổi về môi trường hay cuộc sống thường làm trẻ dễ bị mẫn cảm, tái phát bệnh và điều trị bệnh mất nhiều thời gian, công sức và cả tâm lý lo lắng, chán nản, mệt mỏi.

Điều trị viêm da cơ địa dị ứng nên thực hiện càng sớm càng tốt. Đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ngay khi thấy trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt và tiểu sử gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh (ngay cả khi đã hết hẳn), mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị sớm.

Tạm Kết

Khi thấy trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt và ngay cả trong trường hợp mẹ xác định được chính xác là trẻ bị viêm da cơ địa thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh lúc nhỏ nhưng khi lớn lên khỏi hẳn khá cao. Điều trị sớm, tuân thủ đúng phác đồ và một kế hoạch chăm sóc khoa học sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội chấm dứt hẳn căn bệnh này. 

Khi đưa trẻ đi khám tại bệnh viện, phòng khám, tình trạng bệnh nhân thường quá tải nên thường không đủ thời gian hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa kỹ lưỡng. Bài viết Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Ở Mặt – Cách Mẹ Chăm Sóc Hiệu Quả Tại Nhà sẽ hướng dẫn chi tiết cho mẹ từ A-Z.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về các bệnh viêm da khác tại đây: 

Trẻ Bị Viêm Da: Phân Loại Đúng, Chữa Trị Hiệu Quả

Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Mủ: Hướng Dẫn Mẹ Bí Quyết Chăm Sóc Tại Nhà