Mặc dù sốt có ý nghĩa tích cực trong việc hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần thường gây ra khá nhiều phiền toái cho mẹ. Điều khiến mẹ lo lắng hơn cả là tình trạng sức khỏe của con. Trẻ hay sốt là tín hiệu cho thấy sức đề kháng của con đang yếu. Con thường xuyên bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Mình sẽ điểm qua các nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ hay sốt đi sốt lại nhiều lần nhé.
Trước tiên, phân biệt trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày hay nhiều ngày sẽ cho mẹ nhiều thông tin xác định bệnh.
Trẻ mới đi nhà trẻ thường bị sốt là nỗi ám ảnh của các mẹ, đặc biệt là sốt siêu vi. Về chiều tối và đêm, trẻ thường sốt cao, trong vòng 2-3 ngày. Bệnh thường kéo dài từ 7-10 ngày. Trẻ vừa khỏe lại vài ngày đi học về lại sốt. Có khi trẻ bệnh cả 2-3 tháng, thậm chí 6 tháng liên tục khiến mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, mẹ yên tâm là giai đoạn này sẽ sớm qua đi thôi.
Đi học là thời điểm con tiếp xúc nhiều với môi trường, đồng nghĩa tiếp xúc nhiều virus hơn. Vì vậy trẻ có sức đề kháng yếu dễ nhiễm bệnh. Virus lại có hàng triệu con khác nhau, trẻ vừa xử lý được con này thì con khác tấn công. Có thể xem đây là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ được huấn luyện tích cực để tăng cường sức đề kháng. Mặc dù giai đoạn này thật sự rất vất vả cho mẹ nhưng lại cần thiết cho trẻ. Một chút kiên nhẫn và phương pháp chăm sóc trẻ đúng sẽ giúp con nhanh hết bệnh.
Xem thêm các bệnh về sốt khác TẠI ĐÂY
Cần tư vấn nhanh về trường hợp sốt của bé, ba mẹ hãy nhắn tin cho Mẹ Việt để được hỗ trợ. NHẮN TIN
Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày hay sốt nhẹ kéo dài là biểu hiện của những bệnh sau:
Bệnh lao phổi: do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 2–5 tuổi. Trẻ sốt nhiều về chiều, sụt cân, ho lâu ngày, suy kiệt cơ thể. Lao phổi lây qua đường hô hấp. Khi bị lây trẻ không có biểu hiện gì nên rất khó xác định nguồn lây bệnh cho trẻ.
Bệnh thương hàn: Vi khuẩn Salmonella gây ra bệnh thương hàn ở trẻ. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp (nước bọt), do tiếp xúc với phân người bệnh. Hoặc lây qua nguồn nước nhiễm khuẩn, thức ăn nhiễm trực khuẩn salmonella typhi. Trẻ đồng thời bị tiêu chảy, nôn mửa, chướng bụng, thỉnh thoảng có cơn co giật nhẹ. Bệnh hay gặp ở trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Viêm tai mũi họng: Bệnh thường nhầm lẫn với viêm amidan mãn tính, viêm xoang mãn tính,… do có cùng triệu chứng. Để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng, trẻ cần được khám tai mũi họng. Đồng thời, trẻ cần được làm các xét nghiệm đặc trưng khác.
Apxe phổi, não: Khi trẻ nhiễm trùng nặng ở phổi, não, các ổ mưng mủ xuất hiện. Điều này có thể gây hoại tử, thậm chí nguy hiểm tính mạng trẻ. Bệnh thường sốt không kèm các triệu chứng đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, ho,…
Nếu trẻ có những biểu hiện trên, mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến các bệnh viện lớn để điều trị kịp thời.
Mẹ cần biết rằng không phải trường hợp trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần nào cũng nguy hiểm. Đôi khi vì sức đề kháng trẻ yếu, dẫn đến hay bệnh vặt kết hợp chăm sóc trẻ chưa đúng cách cũng là nguyên nhân trẻ hay sốt. Nếu vậy, mẹ chỉ cần chú ý tăng cường sức đề kháng và chăm sóc trẻ theo các nguyên tắc cơ bản, trẻ sẽ luôn khỏe mạnh.
Mẹ chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi thật cần thiết (trẻ sốt cao, quấy khóc). Nhiệt độ của trẻ cần được theo dõi liên tục để tránh sốt quá cao làm xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Đọc thêm: Trẻ Sốt 39 Độ Phải Làm Gì Để Không Gặp Nguy Hiểm?
Trẻ vui vẻ, tươi tỉnh trở lại, có thể chơi, ăn uống là dấu hiệu tốt trẻ đang khỏe lại. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Khi trẻ sốt, thân nhiệt trẻ tăng cao, mẹ nên mặc cho trẻ quần áo chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi. Một số mẹ khi thấy trẻ sốt run thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn.
Thực tế, trẻ sốt run không phải vì lạnh, mà vì trẻ sốt cao đột ngột làm các mạch máu co lại, gây run. Nhiều lớp quần áo hay chăn sẽ làm trẻ không thoát mồ hôi được dẫn đến sốt cao. Không những thế, trẻ có nguy cơ bị mồ hôi ngấm ngược trở lại sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Trẻ đang nóng nằm phòng kín thường rất bí hơi và ngột ngạt, không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể mở quạt số nhỏ để không khí trong phòng lưu thông, con sẽ dễ chịu hơn.
Nếu nằm phòng máy lạnh, nhiệt độ lý tưởng là 26-28°C, không khí mát mẻ. Mẹ không nên để nhiệt độ lạnh vì sẽ khó nhận biết chính xác nhiệt độ sốt của trẻ.
Nếu trẻ sốt cao khó hạ, bài viết này có thể hữu ích với mẹ: Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Không Hạ: Kinh Nghiệm Của Mẹ Việt
Mẹ có thể chườm mát, lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Hoặc mẹ cho trẻ ngâm mình trong nước ấm trong vòng 20 phút cũng giúp giảm nhiệt ngoài da nhanh.
Mẹ bổ sung nhiều nước cho trẻ bằng nhiều cách như uống nước, ăn kem, uống sữa, ăn các món nước hay súp,… để tránh trẻ mất nước.
Một số trẻ khó uống dung dịch bổ sung điện giải như oresol, hydrite, mẹ cho trẻ uống nước dừa thay thế.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất.
Khuyến khích trẻ vui chơi vận động phù hợp thể trạng.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ.
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và hạn chế cho trẻ tiếp xúc người bệnh, ổ dịch, môi trường ô nhiễm.
Khi trẻ bệnh, ưu tiên để hệ miễn dịch trẻ tạo kháng thể tự bảo vệ cơ thể hơn là sử dụng thuốc sớm điều trị bệnh.
Tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho trẻ.
Mẹ có thể tham khảo lịch tiêm chủng cho trẻ cập nhật 2019 Tại đây
Dù mẹ là ai, làm công việc gì, ở vị trí nào đi chăng nữa, có một điều mẹ không thể phủ nhận: làm mẹ là công việc áp lực nhất. Một đứa trẻ ra đời đồng nghĩa mẹ phải trở thành chuyên gia bất đắc dĩ trên mọi lĩnh vực. Trong đó, không một yếu tố nào từ dinh dưỡng, chăm sóc, bệnh đau đến nuôi dạy con… dễ thở cả. Tuy nhiên, đều đặn mỗi ngày biết thêm một kiến thức về nuôi con; học hỏi thêm một kinh nghiệm về chăm con; gặp gỡ và trải lòng với một bà mẹ khác cùng cảnh ngộ sẽ giúp bạn tự tin hơn với vai trò làm mẹ đấy. Hãy là một mẹ Việt hiện đại, nuôi con khỏe, chăm con ngoan và hạnh phúc trên hành trình làm mẹ nhé!
Sách và đồ chơi giáo dục chất lượng, giúp bé phát triển nhanh từ những năm đầu đời. CLICK ĐỂ TƯ VẤN