“Làm thế nào để cân bằng cuộc sống gia đình và công việc?” Đây là một trong những câu hỏi tôi hay được nghe nhất, cũng là phiền não của các chị em. Cuộc sống công sở thường bận rộn với những kế hoạch, đề án, các con số khô khan cứng nhắc. Khi về nhà, chúng ta còn phải đối mặt với những vấn đề gia đình, chăm sóc con cái,… Điều này vô tình tạo áp lực khiến nhiều chị em phụ nữ rơi vào hỗn độn. Vậy, làm thế nào để cân bằng, dung hòa 2 việc lớn đó?
Bước đầu tiên để cân bằng công việc và gia đình là bạn phải biết quản lý tốt thời gian. Nhiều người đổ lỗi rằng công việc bận rộn khiến họ không có thời gian chăm sóc gia đình. Ngược lại các vấn đề gia đình làm họ lơ đãng công việc. Mấu chốt ở đây là họ không biết cách quản lý tốt thời gian. Họ nên tập trung thời gian cho những hành động quan trọng và mang lại nhiều hiệu quả nhất. Trong cuộc sống, chúng ta thường làm những công việc không cần thiết. Nhưng ta lại bỏ qua hay chậm trễ những thứ quan trọng hơn.
Để quản lý tốt thời gian dành cho gia đình và công việc, bạn nên áp dụng Quy luật 80/20 (nguyên lý Pareto)
“80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra”.
Nguyên tắc 80/20 có thể hiểu rất đơn giản. Với 10 điều bạn định làm trong 1 ngày thì có tới 8 điều không thực sự quan trọng. Tất cả những gì cần làm là xác định 2 điều đem lại hiệu quả nhất và bắt tay thực hiện chúng.
Bạn có thể dễ dàng áp dụng quy tắc này trong kinh doanh vì những thứ như lợi nhuận, doanh số rất dễ được thống kê và theo dõi qua các ứng dụng chỉ bằng những cái nhấp chuột. Tuy nhiên trong cuộc sống lại rất khó khăn. Ví dụ như, bạn khó có thể đo lường chính xác 20% phương pháp nuôi dạy con cái áp dụng hiện giờ tạo ra ảnh hưởng lớn thế nào đến sự phát triển của con trong tương lai. Kết quả thường rõ ràng trong 20 năm nhưng lại rất khó thấy vào thời điểm hiện tại.
Để áp dụng, trước hết bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau
20% loại tài sản nào bạn đang sở hữu có giá trị cao nhất?
Bạn dành 20% thời gian vào việc gì mang lại cho bạn 80% hạnh phúc?
20% số người trong những người bạn biết đem lại cho bạn 80% hạnh phúc khi bạn ở bên cạnh bạn?
20% những bộ trang phục bạn mặc đến 80% thời gian?
20% loại thực phẩm nào mà đến 80% bữa ăn gia đình bạn đều ăn chúng?
Ưu tiên việc quan trọng: Bạn nên lập ra danh sách công việc theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. Việc nào quan trọng thì thực hiện trước. Nếu có những công việc đột xuất, ngoài dự kiến bạn có thể dựa vào mức độ quan trọng của nó mà sắp xếp lại danh sách công việc của mình. Cách này tạo cho bạn sự thuận tiện, không bỏ sót những việc cần làm, không quá tải mà lại mang lại hiệu suất.
Tập trung vào công việc: làm việc gì chỉ nên suy nghĩ về việc đó. Suy nghĩ, hay để các lo lắng chen ngang khi làm việc sẽ làm cho bạn mất thời gian hơn mà mọi thứ đều hỗn độn, ngổn ngang. Luôn có những danh sách những việc cần làm trước, những việc làm bạn phiền não và giải quyết chúng.
Chăm sóc gia đình: Bạn nên tạo ra các list danh sách các kỹ năng bạn muốn dạy cho những đứa trẻ của mình trong quá trình trưởng thành của chúng. Cho chúng du lịch nhiều hơn, khám phá nhiều hơn, trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống. Hãy xem xét các hoạt động mà tất cả mọi người trong gia đình đều thích. Tập trung những hoạt động liên kết cả gia đình như: cắm trại, xem phim, đi du lịch,…
Đọc thêm: Những Địa Điểm Du Xuân Đầu Năm Bạn Nên Đi
Chắc hẳn rất nhiều lần trong cuộc sống, bạn có những mục tiêu không cụ thể, hoặc mơ hồ không thể đo lường được. Điều này làm cho ta rất khó để thực hiện thậm chí còn không thể đánh giá chúng có thành công hay không. Trong thực tế, bạn có thể thấy nuôi dạy con cái là minh chứng rõ nhất cho điều này.
Bạn muốn nuôi dạy con mình thành “những đứa trẻ ngoan” nhưng bạn định nghĩa “ngoan” là thế nào?
Bạn muốn con mình lớn lên thành công, nhưng bạn làm thế nào để đánh giá thành công?
Trong cuộc sống ngày nay khi mà bằng cấp hay các kiến thức đơn thuần trong sách vở đã trở nên ít quan trọng và khả năng thích ứng, kỹ năng sống trở nên cần thiết hơn thì bạn có nên suy nghĩ lại những ý định để nuôi dưỡng con trẻ của mình không?
Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể và tất nhiên phải đo lường được cho công việc và gia đình của mình và cố gắng đạt được chúng. Ví dụ như:
Danh sách chi tiết các kỹ năng sống mà tôi muốn con mình học được trước khi con trưởng thành: bơi, giao tiếp, ứng xử với người lạ,…
Mục tiêu chi tiết trong công việc: mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Trong 6 tháng nữa, bạn muốn thăng chức không? Để thăng chức bạn cần phải làm gì?…
Có mục tiêu trong mọi việc, bạn sẽ không còn mơ hồ, tốn thời gian cho những việc không cần thiết trên con đường đến đích.
Việc lên thực đơn bào gồm danh sách những thứ cần mua. Những món ăn bạn sẽ ăn trong tuần này, cần mua những thực phẩm nào để nấu. Chắc hẳn rằng mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc chọn món,… Điều này giúp bạn loại bỏ thời gian suy nghĩ “Hôm nay ăn gì?”, “Mua đồ ăn gì bây giờ”. Đây là một cách bạn nấu 3 bữa ăn mỗi ngày mà không phải suy nghĩ nhiều nhỉ!
Mọi thứ sẽ thuận lợi hơn khi được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Đừng lãng phí thời gian phải lục tìm 1 thứ gì đó. Sắp xếp bàn làm việc thật gọn gàng, khoa học. Bạn nên đảm bảo những thứ thường dùng luôn nằm trong tầm tay. Các file tài liệu trên máy tính nên được phân loại theo thư mục và thường xuyên xóa các email rác. Bạn sẽ làm được nhiều việc và không cần vướng bận những việc còn đang dở dang dở ở công ty, giải được stress và khi về nhà có thể toàn tâm toàn ý cho gia đình.
Email là 1 phần quan trọng của công việc. Sắp xếp các email hằng ngày là 1 liệu pháp giúp bạn giảm thiểu . Check email hằng ngày, loại bỏ những tin rác, hủy đăng ký những kênh không còn quan tâm. Chắc hẳn bạn không muốn ngụp lặn trong 1 đống email rác để tìm tin nhắn của đối tác đâu nhỉ?
Ngày ngày phải cân bằng giữa công việc và gia đình tạo áp lực tinh thần cho chị em. Thay vì kìm nén và giữ nó trong lòng thì bạn nên tâm sự cùng chồng và con cái, với những người bạn yêu thương nhất.
Các buổi tụ họp là một giải pháp để giúp các bà mẹ cân bằng cuộc sống rất tốt. 5 Lý do những “buổi tụ họp” là biện pháp tuyệt vời giúp cân bằng cuộc sống phụ nữ khi đã làm mẹ. Cùng nhau trò chuyện, thẳng thắn giải tỏa áp lực … là cách thức giúp lửa gia đình bạn luôn sáng đấy!
Thiết Lập Các Thói Quen Lành Mạnh Vào Buổi Sáng là cách đầu tiên để tự chăm sóc bản thân mình . Áp lực công việc, gia đình làm cho bạn luôn chìm đắm mải mê ôm đồm mọi thứ mà vô tình bỏ qua việc chăm chút sức khỏe bản thân. Hãy tạo cho mình thói quen giải trí như thư giãn 10 phút mỗi ngày với những việc bạn cảm thấy thoải mái nhất như nghe bản nhạc yêu thích, ngắm nhìn vườn cây ưa thích,… để thoải mái kết thúc một ngày làm việc căng thẳng và bắt đầu công việc ở nhà. Hãy nhớ rằng: để có thể chăm sóc tốt cho người khác, trước hết bạn phải biết chăm sóc cho chính bản thân mình.