Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao???

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 14/09/2021
20 phút đọc

Tiêu chảy khi mang thai là nỗi lo lắng với các mẹ bầu. Không chỉ mệt mỏi trong người mà mẹ còn lo không biết có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Mẹ bầu bị tiêu chảy không quá nguy hiểm nhưng tuyệt đối không thể chủ quan. Đặc biệt là vào 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹ Việt đã tổng hợp những điều cần làm ngay giúp mẹ giải quyết nhanh vấn đề “khó ưa” này!

Dấu Hiệu Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy

Mẹ bầu bị tiêu chảy thường có các dấu hiệu điển hình sau:

  • Đau bụng vùng quanh rốn.

  • Cơn đau lúc thì âm ỉ, lúc lại dữ dội. Mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng.

  • Đi ngoài phân lỏng ~3 lần/ngày, mùi chua.

  • Có thể kèm theo nôn và buồn nôn.

  • Có thể kèm biểu hiện mất nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, đau bụng hoặc co rút thường xuyên…  

  • Các cơn đau bụng gây kích thích tử cung co bóp, có thể đe dọa sự an toàn của thai nhi. Đây chính là điều các bà bầu bị tiêu chảy lo lắng nhất.

BlockNote image

Đọc thêm: Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối – Chăm Sóc Đúng Cách Để An Toàn

  • Kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ.

  • Thai giáo cho bé thông minh từ trong bụng mẹ.

  • Tự tin làm mẹ, chăm con khỏe – dạy con ngoan.

Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Có Sao Không

Mẹ bầu bị tiêu chảy có sao không còn phụ thuộc vào mức độ tiêu chảy nặng hay nhẹ. Các trường hợp nhẹ, mẹ chỉ cần bù nước, oresol là có thể tự phục hồi. Điều đó có nghĩa là tiêu chảy không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ nhiều.

Tuy nhiên, khi mang thai, sức đề kháng sụt giảm cũng có thể làm mẹ dễ mắc tiêu chảy hơn. Thậm chí là nhiễm nặng hơn so với thông thường. Tiêu chảy nhiều tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. 

Không chỉ gây cảm giác mệt mỏi, kiệt sức cho mẹ bầu. Mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển thai nhi trong bụng. Mẹ không ăn uống được có thể dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nặng thì có thể làm thai chết lưu trong bụng mẹ. Đau bụng đi ngoài nhiều nếu gây co bóp tử cung mạnh rất có thể là nguyên nhân sảy thai. 

Mẹ bầu bị tiêu chảy nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Các trường hợp do cấp cứu muộn, bác sĩ buộc phải dùng nhiều thuốc, kháng sinh để điều trị. Điều này dẫn đến nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi cao hơn bình thường. Do đó, mẹ bầu bị tiêu chảy cần theo dõi để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!

Mẹ tham khảo thêm:

Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục Sức Khỏe

Bà Bầu Nên Uống Sữa Gì? Sữa Tươi Hay Sữa Bầu?

Bà Bầu Ăn Gì Để Con Thông Minh – Khỏe Mạnh Từ Trong Bụng Mẹ

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao

Nếu chẳng may bị tiêu chảy, mẹ bầu hãy thực hiện ngay những bước sau tại nhà:

  • Uống nhiều nước: để đảm bảo bù nước và điện giải, tránh cơ thể không bị mất nước. Mẹ có thể uống oresol pha đúng tỷ lệ, nước dừa,… 

  • Tránh nước hoa quả, nước ngọt có ga: vì đường làm cho tình trạng tiêu chảy tồi tệ thêm.

  • Tránh thực phẩm có thể làm tiêu chảy nghiêm trọng hơn: thực phẩm béo hoặc cay. Không nên uống sữa, nhất là khi cơ thể mẹ không quen dung nạp đường sữa.

BlockNote image

  • Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa: cháo, súp, bánh mì nướng, chuối, cà rốt nấu chín… Sữa chua, nhất là các loại sữa chua chứa men sống. Vì chúng giúp bổ sung lượng lớn lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả.

  • Nghỉ ngơi hợp lý: bà bầu bị tiêu chảy thường mệt mỏi, kiệt sức, ăn uống kém. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều để cơ thể nhanh hồi phục.

  • Tránh xa các loại thuốc tiêu chảy có chứa natri hoặc natri bicarbonate. Những loại thuốc này chống chỉ định cho sử dụng trong thai kỳ. Tốt nhất, mẹ bầu bị tiêu chảy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Top 10 Các Loại Hạt Tốt Cho Bà Bầu Giàu Dinh Dưỡng

Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu – Lưu Ý Quan Trọng Mẹ Bầu Phải Biết

Những câu hỏi chưa được giải đáp trong bài, mẹ liên hệ fanpage Mẹ Việt để được TƯ VẤN NGAY.

Khi Nào Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Cần Đến Gặp Bác Sĩ

Tiêu chảy nguy hiểm nhất là khi kéo dài, dễ dẫn đến mất nước vô cùng nguy hiểm. Mẹ bầu bị tiêu chảy cũng vậy, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ không nên tự điều trị ở nhà hay đợi các triệu chứng tự hết. Mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh bị mất nước. 

BlockNote image

Mẹ hãy nhanh chóng đi khám khi có các dấu hiệu sau:

– Tiêu chảy không giảm nhẹ hơn sau 1 ngày: tiêu chảy kéo dài có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Mà mất nước là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây chuyển dạ sớm.

– Tiêu chảy trở nên nặng hơn: phân lẫn máu, có chất nhầy hoặc lỏng hoàn toàn.

– Bà bầu bị tiêu chảy kèm sốt hoặc xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội.

– Khi có những dấu hiệu mất nước: khô môi, choáng váng, chóng mặt,…

– Em bé trong bụng vận động bất thường. Tần suất bé đạp ít đi hoặc tăng nhiều hơn bình thường. 

– Khi có những dấu hiệu như: Co thắt thường xuyên, dịch tiết âm đạo nhiều hơn, dịch tiết như nước và có kèm máu đỏ hay nâu.

Điều Trị Cho Bà Bầu Bị Tiêu Chảy

Bà bầu bị tiêu chảy không dám uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết rằng: Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, mẹ sẽ nhanh hết tiêu chảy mà không ảnh hưởng đến em bé.

Tùy thuộc và nguyên nhân gây tiêu chảy mà bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc phù hợp. Nếu tiêu chảy do vi khuẩn như khuẩn Salmonella, tụ cầu vàng,…  Bác sĩ sẽ cân nhắc cho mẹ bầu dùng kháng sinh loại an toàn cho bé. Do đó, tiêu chảy trong thời gian mang thai, mẹ nên đi khám sớm. Để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng giúp nhanh khỏi bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay nghe theo hướng dẫn không có căn cứ. Vì việc sử dụng không đúng thuốc có thể gây hại cho em bé.

Phòng Bệnh Tiêu Chảy Khi Mang Thai 

Vì tính nguy hiểm cũng như những khó chịu mà tiêu chảy gây ra cho mẹ bầu. Cách tốt nhất vẫn là mẹ phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai bằng những cách sau:

Ăn uống an toàn, vệ sinh: Bà bầu cần ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch. Nói không với các món gỏi, tiết canh hay thịt tái sống… Hạn chế ăn uống ở hàng quán. Tốt nhất là chế biến thức ăn ở nhà để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh. 

BlockNote image

Hạn chế ăn các món nhiều gia vị, cay, nồng,…

Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo: đồ chiên, xào dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ hộp.

Tránh các loại hải sản đã từng gây đau bụng, tiêu chảy cho mẹ: các loại cá biển, tôm, ốc,…

Các thực phẩm mẹ nên ăn: Bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia). Bánh quy, mì (không có chất phụ gia). Các loại trái cây gồm: chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. Đây đều là những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Sữa chua: giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và đẩy lùi tiêu chảy.

Biết được các nguyên nhân gây ra tiêu chảy khi mang thai sẽ giúp mẹ phòng tránh tốt. Mẹ tìm hiểu thêm bên dưới.

Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy

Bà bầu bị tiêu chảy có thể do những nguyên nhân sau:

  • Virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột gây bệnh.

  • Nhiễm ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa.

  • Ngộ độc thực phẩm.

  • Viêm dạ dày ruột cấp tính do virus.

  • Hội chứng ruột kích thích. 

  • Tác dụng phụ của một số thuốc. 

  • Mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh Crohn, bệnh Celiac.

Ngoài ra, những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng cũng có thể gây ra tiêu chảy cho mẹ bầu như:

  • Chế độ ăn uống thay đổi đột ngột. Hệ tiêu hóa không kịp thích nghi, không quen gây ra tình trạng tiêu chảy khi mới mang thai.

  • Mẹ nhạy cảm với thức ăn mới, lạ. Những thực phẩm này khi chưa mang thai mẹ ăn vào có thể gây đầy hơi, chướng bụng. Nhưng nếu ăn trong thai kỳ có thể gây tiêu chảy.

  • Uống nhiều vitamin khiến bao tử khó chịu và gây tiêu chảy. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung lượng vitamin vừa đủ. Đảm bảo an toàn cho mẹ và phát triển toàn diện cho thai nhi.

  • Thay đổi hormone khi mang thai có thể làm chậm hoặc tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Làm nảy sinh các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

  • 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể chuẩn bị cho kỳ sinh nở cũng có thể làm mẹ bầu bị tiêu chảy.

Mẹ hãy làm theo các hướng dẫn trên để điều trị tiêu chảy hiệu quả. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nhé.

Cần tư vấn về các loại Vitamin uy tín bổ sung trong thai kỳ. Ba mẹ inb Hotline/ Zalo Mẹ Việt: 0352275339

Kết Luận

Đến đây, câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao đã không còn làm mẹ lúng túng rồi chứ. Nhìn chung, khi mẹ bầu bị tiêu chảy, hãy bình tĩnh rà soát các nguyên nhân để biết xử lý đúng cách. Theo dõi các biểu hiện của cơ thể, tăng cường bù nước, bù khoáng và nghỉ ngơi nhiều. Nếu có dấu hiệu mất nước thì nên đến bệnh viện ngay để được chăm sóc và điều trị nhé. Mẹ bầu không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan. Hãy tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bà bầu để luôn chủ động bảo vệ mình nhé! Chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, an vui.

Bài cùng chủ đề mang thai: