Trẻ em 1-3 tuổi sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu nên các bé rất dễ bị mắc bệnh. Các mẹ hãy lưu ý những bệnh sau để chăm sóc cho con mình một cách tốt nhất.

Bệnh Về Đường Hô Hấp

Đây là bệnh mà bé dưới 3 tuổi rất hay mắc phải như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng,… Triệu chứng của những bệnh này là sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn,… Khi thấy các biểu hiện trên thì ba mẹ cần làm những điều sau:

  • Cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu vitamin C
  • Để trẻ dễ chịu hơn thì nên dùng thêm thuốc nhỏ mũi, xịt mũi, rửa mũi cho bé để giảm các triệu chứng khó chịu như ngạt mũi
  • Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên thường xuyên đo nhiệt độ cho bé, đưa bé đến bác sĩ kê đơn thuốc để bé dễ chịu hơn và phòng ngừa co giật. Các mẹ lưu ý không được dùng thuốc tràn lan, bé sốt trên 38,5 độ C thì mới nên dùng thuốc
  • Dùng thuốc theo liều lượng hướng dẫn, theo số cân nặng của bé. Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4-6 giờ và khi còn sốt. Khi bé hết sốt thì không được cho bé uống hạ sốt nữa và trong một ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần.
  • Khi dùng thuốc cho trẻ thì nên chọn những loại thuốc dễ uống có mùi vị hoa quả bé thích. Tránh để bé sợ và khóc khi uống thuốc dẫn đến nôn mửa.

Ngoài ra khi bé mọc răng cũng có triệu chứng giống với bệnh về đường hô hấp. Nên khi mẹ thấy bé sốt thì nên kiểm tra hết các nguyên nhân để xử lý giúp bé khỏi bệnh nhanh nhất.

Bệnh Về Đường Tiêu Hóa

Đây là một trong những bệnh rất thường hay gặp ở trẻ với các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ,…

Bé Bị Tiêu Chảy

Biểu hiện của những bệnh này là mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ đột ngột và nổi bật nhất là đi phân lỏng nhiều lần trong ngày. Bé cũng có thể bị chướng bụng, tiêu chảy phân có nhầy hoặc có máu.

Khi gặp những biểu hiện trên mẹ nên thực hiện các bước sau:

  • Đương nhiên là phải điều trị sớm, không được để bé như thế, quan trọng nhất là bù nước, chất điện giải. Đặc biệt đảm bảo chế độ ăn cho trẻ, khi bé không chịu ăn thì có thể chia nhỏ bữa ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày. Nên chọn những thức ăn tốt cho bụng, cung cấp nhiều nước, dễ tiêu hóa vì bụng trẻ hiện đang yếu.
  • Khi bị tiêu chảy bé thường mất nước nhiều nên cho bé uống nước đun sôi để nguội. Hoặc cung cấp chất điện giải cho bé bằng oresol. Trong trường hợp bé bị nôn khi uống thì nên đợi 10 phút rồi cho bé tiếp tục uống. Cho bé uống chậm, uống từng thìa. Bé bị mất nước quá nhiều trầm trọng thì gia đình nên đưa bé đi bệnh viện để điều trị kịp thời.

Bé Bị Táo Bón

Trẻ bị táo bón sẽ không đi ngoài thường xuyên, thường 3–4 ngày bé mới đi 1 lần. Mỗi lần đi bé khó đi, có cảm giác đau và có thể đi ra máu. Táo bón làm bé chậm lớn, không cân bằng dinh dưỡng và đương nhiên bé sẽ quấy khóc vì muốn đi mà không đi được.

Nguyên nhân dẫn đến bé bị táo bón là do thiếu chất xơ, bé không chịu ăn rau. Ngoài ra đối với bé 1–3 tuổi khi đi nhà trẻ thì nhịn không chịu đi vệ sinh ở trường do sợ cô hoặc nhà vệ sinh bẩn cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón.

Điều trị táo bón đầu tiền là điều chỉnh chế độ ăn uống của bé vì đây là nguyên nhân chính.

  • Cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả chín. Khi bé không chịu ăn rau, nên làm các món ăn bắt mắt với hình thù dễ thương để bé ăn nhiều hơn.
  • Chọn sữa không gây táo bón cho bé, nhiều loại sữa khi uống bé bị táo bón nên các mẹ lưu ý.

Bệnh Về Giun Sán

Do trẻ chưa có ý thức tự bảo vệ sức khỏe sờ các vật bẩn không rửa tay và cho tay, đồ chơi vào miệng nên rất dễ bị giun sán. Triệu chứng của bệnh này là bụng trẻ sẽ bị đau âm ỉ, ngứa hậu môn và quấy khóc nhất là buổi tối. Bệnh này khiến bé suy dinh dưỡng rất cao do bé sẽ bị chán ăn và hấp thụ thức ăn kém. Các bệnh giun bé thường mắc phải như: giun tóc, giun móc, giun đũa, giun kim,… Vì vậy các mẹ nên:

  • Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh và giữ gìn vệ sinh cho trẻ
  • Đi khám bác sĩ chuyên khoa tư vấn về tẩy giun là tốt nhất. Lưu ý dùng thuốc tẩy giun cho trẻ từ 2 tuổi trở lên6 tháng tẩy giun một lần.
  • Trẻ dưới 2 tuổi thì nên đi khám bác sĩ để để được sử dụng thuốc có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh Ngoài Da

Các bệnh ngoài da phổ biến bé thường mắc như: thủy đậu, sởi, tay chân miệng, viêm da, Biểu hiện của các bệnh này trẻ sẽ bị sốt, nổi mụn nước trên da, ngứa,… Bệnh tay chân miệng thì xuất hiện những vết loét đỏ ở miệng, môi, lợi, lưỡi, loét vòm họng, tay, chân…

Do đó mẹ nên lưu ý các điều trị sau:

  • Dù bé bị bệnh nào thì cũng nên đưa bé đến bác sĩ khám, giữ vệ sinh da trẻ sạch sẽ, thoáng mát để tránh đổ mồ hôi
  • Phòng chống các bệnh thủy đậu, sởi,… tiêm phòng vaccine cho trẻ, có thể tiêm mũi kép 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) cho trẻ lúc đủ 12 tháng tuổi hoặc tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi.
  • Cha mẹ nên cho bé ở nhà khi bị bệnh, không để bé đến trường học để tránh lây cho các bạn.

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi thất thường hay chuyển mùa, dễ bùng phát những đợt dịch bệnh ở trẻ em. Cha mẹ cần đặc biệt giữ ấm, tăng cường sức đề kháng và giữ gìn vệ sinh cho con vào các dịp giao mùa. Những năm trở lại đây, dịch bệnh tay-chân-miệng bùng phát mạnh mẽ. Hãy cùng Mẹ Việt tìm hiểu và Ngăn Ngừa Bệnh Chân Tay Miệng Ở Trẻ trong bài viết sau các mẹ nhé!

Cùng chủ đề: Lưu Ý Những Bệnh Mùa Đông Thường Mắc Phải

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả