KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHẬM NÓI CỦA CON

Đánh giá mức độ chậm nói của trẻ là quá trình đánh giá khả năng ngôn ngữ và nói chuyện của trẻ em so với tiêu chuẩn phát triển thông thường ở độ tuổi tương ứng. Mục đích của việc đánh giá này là xác định xem trẻ có gặp vấn đề trong việc phát triển ngôn ngữ và nói hay không.

Đánh giá mức độ chậm nói của trẻ mức độ đầu tiên là thông qua các bài kiểm tra đánh giá được xây dựng bởi các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, ngôn ngữ học, hoặc các chuyên gia về sự phát triển trẻ em.

Dựa vào kết quả ban đầu của bài kiểm tra, bạn sẽ có cơ sở để quyết định có nên đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế, chuyên gia giáo dục hay không?

Cha mẹ: Cha mẹ là người đầu tiên nhận thấy sự phát triển ngôn ngữ và nói của con mình. Nếu cha mẹ nghi ngờ rằng trẻ có thể đang gặp vấn đề trong việc phát triển ngôn ngữ. Hãy làm bài đánh giá ngay hôm nay từ đó có phương án can thiệp kịp thời cho con.Tránh bỏ lỡ giai đoạn vàng trong can thiệp.

Giáo viên và nhân viên trường học: Những người làm việc trực tiếp với trẻ trong môi trường học tập có thể nhận ra sự chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ và nói của trẻ. Họ có thể đề xuất việc đánh giá và yêu cầu hỗ trợ đặc biệt nếu cần thiết.

Chuyên gia giáo dục đặc biệt: bao gồm giáo viên đặc biệt và nhà tư vấn giáo dục, có kiến thức và kinh nghiệm trong việc đánh giá và xử lý vấn đề chậm nói. Họ có thể thực hiện đánh giá và đưa ra các khuyến nghị phù hợp để hỗ trợ trẻ.

Bác sĩ và chuyên gia y tế: Trong một số trường hợp, bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế khác như nhà tâm lý học, nhà trị liệu ngôn ngữ, nhà khoa học thần kinh có thể đánh giá và xác định mức độ chậm nói của trẻ. Đánh giá y tế có thể cần thiết để loại trừ các nguyên nhân y tế khác có thể gây ra chậm phát triển ngôn ngữ và nói.

Trước hết ba mẹ cần bình tĩnh. Bởi vì ba mẹ là điểm tựa vững chắc nhất cho con trên hành trình giúp con nói tốt. Việc giữ được tinh thần lạc quan và tự tin sẽ giúp ba mẹ đối mặt với tình huống một cách hiệu quả. 

Sau đó là nghiêm túc dành 90 phút đồng hồ tập trung để học khóa khai mở của cô Thuần. Để hiểu rõ mình cần làm gì, chuẩn bị gì. Các giải pháp can thiệp cụ thể tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm nhất cho con. Can thiệp cho con là một hành trình dài. Chúng ta cần phải có kiến thức cơ bản trước khi hành động. Tránh trường hợp vội vã đi theo những lời khuyên không có cơ sở trên mạng mà vô tình đánh mất đi giai đoạn vàng trong can thiệp của con!

Ba mẹ rất nên có một chuyên gia đồng hành trong suốt quá trình. Đặt lịch với các thầy cô chuyên gia Mẹ Việt để được tư vấn trực tiếp tình trạng của con, hướng xử lý tại đây

Sau đó mới là bắt tay vào hành động. 

Can thiệp cho con là một việc vô cùng quan trọng không được chậm trễ. Có hai thời điểm vàng can thiệp cho con. 

  1. Thời điểm 1: trong giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi.
  2. Thời điểm 2: Ngay ngày hôm nay. 

Giai đoạn 0-6 tuổi, đặc biệt 0-3 tuổi là giai đoạn để can thiệp kích hoạt ngôn ngữ cho con. Ba mẹ hãy trân trọng và đừng để lãng phí bất kỳ một ngày nào nhé!

Đội ngũ chuyên gia giáo dục của Mẹ Việt đã tổng hợp và xây dựng lên các bài đánh giá dựa trên

  1. Chuẩn các mốc phát triển của trẻ theo công bố của giáo dục của bộ giáo dục Việt Nam.
  2. Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ
  3. Các bài kiểm tra đánh giá nổi tiếng như Bộ câu hỏi ASQ®-3

Sau khi làm xong các bài kiểm tra, ba mẹ có thể tải về để lưu kết quả, và nhắn tin cho đội ngũ tư vấn của Mẹ Việt tư vấn lộ trình giáo dục sớm phù hợp cho con theo từng độ tuổi.

Để đạt kết quả chính xác nhất, ba mẹ nên dành thời gian tập trung khoảng 20 phút để làm bài đánh giá cho con nhé!

Nếu ba mẹ cần hỗ trợ bất kỳ vấn đề gì liên quan đến hướng dẫn làm bài, đọc kết quả, hay cần tải tài liệu giáo dục sớm cho con, ba mẹ chỉ cần nhắn tin đến zalo/hotline theo số 035 227 5339 hoặc nhắn tin trên facebook tại đây

Mẹ Việt tư vấn, hướng dẫn, cung cấp giáo cụ học tập, thẻ học, sách, đồ chơi giáo dục cho trẻ ở từng độ tuổi phát triển từ 0-10 tuổi.

Làm bài kiểm tra cho con ngay hôm nay

Ba mẹ chỉ cần nhắn tin cho đội ngũ Mẹ Việt, để nhận được link bài đánh giá chuẩn theo độ tuổi của con cũng như giải đáp mọi thắc mắc của ba mẹ trong quá trình làm bài