Một trong những vấn đề khiến bà bầu “ngán ngẩm” nhất trong thai kỳ chính là bị táo bón. Táo bón mang lại những cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong người. Và gây những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe của mẹ và bé. Cách trị táo bón cho bà bầu như thế nào để hiệu quả và an toàn? Mẹ Việt đã tổng hợp lại trong bài viết dưới đây. Các mẹ cùng theo dõi nhé!

Mời các mẹ tham gia vào CỘNG ĐỒNG MẸ VIỆT 4.0 chuyên hỗ trợ các mẹ bầu và bé về vấn đề táo bón, tiêu chảy. THAM GIA NGAY

Cách Trị Táo Bón Cho Bà Bầu

Phần lớn táo bón ở bà bầu là do các thói quen sinh hoạt và ăn uống. Vì thế, mẹ bầu chỉ cần điều chỉnh những yếu tố này sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng táo. Đồng thời những cách này cũng đơn giản, dễ thực hiện và an toàn. Mẹ nên ưu tiên áp dụng những cách trị táo bón tự nhiên, không dùng thuốc nhé!

Thay Đổi Thói Quen Sinh Hoạt

  • Mẹ nên tập thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng. Uống một cốc nước ấm trước khi đi giúp quá trình đào thải nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Tập thói quen uống nước ngay cả khi mẹ không khát. Vì bà bầu cần rất nhiều nước để tạo nước ối và chống táo bón. Nếu mẹ hay quên thì hãy đặt lịch nhắc uống nước mỗi 1h – 1.5h/lần.
  • Massage bụng hàng ngày theo chiều kim đồng hồ để tăng nhu động ruột.
  • Dành thời gian cho việc đi vệ sinh. Đi vệ sinh thoải mái, không vội vàng, căng thẳng.

  • Tăng cường vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi bơi, yoga,…
  • Trường hợp táo bón do uống viên sắt và canxi, mẹ nên tuân theo hướng dẫn cách uống. Bao gồm uống nhiều nước và nên uống buổi sáng. Nếu uống đúng cách mà vẫn không cải thiện thì nên hỏi ý kiến bác sĩ đổi loại khác. Tránh tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng gây nhiều phiền toán, mệt mỏi cho mẹ. 

Trừ khi có chẩn đoán thiếu máu, nếu không mẹ có thể bổ sung sắt tự nhiên bằng thực phẩm. Không cần phải uống viên sắt mẹ nhé!

Bài cùng chủ đề: Bà Bầu Bị Táo Bón Nặng Phải Làm Sao

Bà Bầu Bị Táo Bón Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Trị Táo Bón Tự Nhiên

Điều Chỉnh Thói Quen Ăn Uống

Ăn uống hợp lý, cân bằng các nhóm chất là cách trị táo bón cho bà bầu hữu hiệu. Mẹ bầu sẽ nói lời tạm biệt với táo bón bằng điều chỉnh như sau:

Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày: Chất xơ có tác dụng kết dính các chất thải, vận chuyển chúng đến ruột già và đẩy ra ngoài. 

Tăng cường ăn các loại rau: đậu bắp, rau lang, mồng tơi, rau đay, khoai mỡ,…

Các loại trái cây: chuối chín, đu đủ chín, thanh long, khoai lang, táo, mơ, nho, đào, lê, mận,… Đây đều là các loại thực phẩm chứa nhiều sorbitol – tên gọi khác là thuốc nhuận tràng tự nhiên.

Nếu không có thói quen ăn nhiều rau trước đây, mẹ có thể cải thiện dần dần. Bằng cách tăng dần lượng rau củ quả trong mỗi bữa ăn, bắt đầu với loại mà mình yêu thích. Mẹ sẽ thấy hiệu quả trong vòng một vài ngày hoặc mất 2-3 tuần để phát huy tác dụng. 

Uống nhiều nước: Bà bầu cần ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể và tạo ối. Mẹ có thể uống nước lọc, nước dừa, nước mía, nước ép trái cây,… Vì chúng chứa nhiều sorbitol. 

Bổ sung probiotic và prebiotic: bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ cho dạ dày tiêu hóa. Đồng thời đẩy mạnh quá trình lên men tại ruột già, tạo phân và đẩy ra ngoài dễ dàng.

Tránh thực phẩm có hàm lượng canxi cao: như phô mai, ngũ cốc, nước ép… Và thực phẩm có hạt vì chúng làm cho tình trạng táo bón trầm trọng thêm.

Có Nên Sử Dụng Thuốc Chống Táo Bón

Cách trị táo bón cho bà bầu bằng thuốc có thể sử dụng nếu mẹ táo bón nặng. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Mẹ nên biết về một số loại thuốc thường được kê để điều trị táo bón cho bà bầu như:

  • Thuốc psyllium: thuốc trị táo bón tạo khối chứa chất xơ.
  • Thuốc nhuận tràng Fybogel: là loại thức uống giàu chất xơ, uống vào sáng và buổi sau khi ăn. Thuốc cần vài ngày để thích nghi với cơ thể và phát huy tác dụng.
  • Thuốc Senna: chứa thành phần từ lá và quả của cây senna – có tác dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên. Hiệu quả nhanh sau 8h sử dụng. Tuy nhiên, Senna có thể gây ra tiêu chảy và đau bụng nên mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Và chỉ điều trị trong thời gian ngắn thôi nhé.
  • Thuốc Glycerol: Tác dụng nhanh trong vòng 20p sau khi uống.

Ngoài ra, dầu khoáng cũng KHÔNG được khuyến khích sử dụng vì làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Những cách dùng dung dịch thụt tháo, nhét hậu môn cũng KHÔNG nên dùng.

Các thuốc nhuận tràng mặc dù có hiệu quả nhưng tuyệt đối không được lạm dụng. Vì thuốc đồng thời kích thích co bóp tử cung và gây mất nước nguy hiểm cho mẹ bầu. Do đó, nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Cách trị táo bón cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất vẫn là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mẹ nhé. 

Các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa an toàn cho mẹ bầu, mẹ liên hệ Mẹ Việt Blog để được TƯ VẤN TRỰC TIẾP.

Nguyên Nhân Táo Bón Ở Bà Bầu

Mẹ bầu nên dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón để có cách đối phó phù hợp. Táo bón ở bà bầu có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

Thay Đổi Nồng Độ Hormone 

Đây là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ. Bao gồm cả táo bón ở bà bầu. 

Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên rõ rệt. Giúp làm mềm các dây chằng đảm bảo cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ. 

Sự thay đổi nồng độ hormone đột ngột cũng ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Progesteron làm giãn cơ trơn ở ruột, làm cho thành ruột trở nên mềm và thư giãn hơn. Dẫn đến quá trình vận chuyển thức ăn trong ruột chậm lại. Một mặt vừa giúp mẹ bầu gia tăng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi em bé. Mặt khác lại làm cho khối chất thải trở nên khô cứng, di chuyển khó khăn hơn. Bà bầu sẽ bị táo bón nếu không thường xuyên đi vệ sinh hàng ngày, hay trì hoãn đi ngoài.  

Mẹ tham khảo thêm: 

Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”

Có Cần Thiết Bổ Sung Vitamin Tổng Hợp Cho Bà Bầu Không 

Tử Cung Phát Triển

Em bé trong bụng lớn lên, tử cung của mẹ cũng giãn nở dần đáp ứng nhu cầu của bé. Mở rộng tử cung dẫn tới tạo ra những chèn ép nhất định lên các cơ quan tiêu hóa. Làm chúng hoạt động kém hiệu quả. Kết quả là dẫn đến tình trạng táo bón ở bà bầu. 

Uống Viên Sắt Và Canxi

Uống bổ sung sắt và canxi trong khi mang thai cũng dẫn đến tình trạng táo bón ở bà bầu. Đặc biệt là khi mẹ bầu bổ sung sai cách và uống nước không đủ nhiều. Sắt và canxi không hấp thụ hết sẽ tạo áp lực phải đào thải hết ra khỏi cơ thể. Bộ máy tiêu hóa phải hoạt động tích cực hơn để thực hiện nhiệm vụ. 

Thêm vào đó, mẹ uống thiếu nước sẽ không cung cấp đủ nước đến ruột già giúp làm mềm phân. Gây ra tình trạng táo bón cho bà bầu.

Đọc thêm:

Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu – Lưu Ý Quan Trọng Mẹ Bầu Phải Biết

Chế Độ Dinh Dưỡng Thiếu Khoa Học

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Thói quen ăn uống mất cân bằng, bổ sung nhiều đạm, tinh bột, thiếu rau củ quả, trái cây,… Mẹ bầu hay ăn các thức ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp,… Chính là các nguyên nhân phổ biến gây táo bón. 

Nhịn Đi Vệ Sinh

Khi em bé bắt đầu lớn, mẹ bầu di chuyển nặng nhọc hơn nên hay lười đi vệ sinh. Nhịn đi vệ sinh liên tục sẽ làm thay đổi hoạt động bình thường của thành ruột và trực tràng. Dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài dai dẳng.

Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến trên, táo bón ở bà bầu còn có thể do:

Các Nguyên Nhân Khác

Bên cạnh các nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, táo bón ở bà bầu còn có thể do:

  • Mẹ bầu bị mất nhiều nước do hiện tượng nôn nghén khi mới mang thai.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng với liều lượng cao.
  • Căng thẳng, áp lực và lo lắng kéo dài.
  • Nhược giáp hay tiểu đường thai kỳ.
  • Mẹ có tiền sử mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Táo Bón Ở Bà Bầu Có Nguy Hiểm Không?

Bà bầu có thể xuất hiện táo bón trong trong suốt thai kỳ. Và đặc biệt vào 3 tháng cuối khi mẹ chuẩn bị vượt cạn.

Táo bón ở bà bầu chưa đến mức nguy hiểm nhưng gây ra những khó chịu, bất tiện cho mẹ. 

  • Táo bón trong thai kỳ còn có thể làm phát sinh hoặc tăng nặng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,…  
  • Mẹ táo bón đi kèm các cơn đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn,… 
  • Các chất độc trong phân như phenol, amoniac, indol… tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược. Gây nhiễm độc cho thai nhi rất nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
  • Mẹ khó chịu trong người sẽ căng thẳng, thường cáu gắt. 
  • Táo bón nặng hay kéo dài có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng thai nhi,… 

Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan khi bị táo bón. Hãy ngay lập tức áp dụng các cách trị táo bón cho bà bầu kể trên. Nhanh chóng chấm dứt cảm giác khó chịu để có thai kỳ khỏe mạnh.

Kết Luận

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu cách trị táo bón cho bà bầu. Táo bón tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của mẹ. Trực tiếp gây ra những bất lợi cho em bé trong bụng. Trong khi những cách trị táo bón cho bà bầu rất đơn giản và dễ áp dụng. Mẹ hãy điều chỉnh thói quen ăn uống một chút là đã có thể “chia tay” táo bón. Vừa an toàn và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vừa giúp mẹ thoải mái tinh thần tận hưởng thai kỳ yêu thương nhé!

Bài nhiều mẹ quan tâm:

Ra Mắt Series – Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con

Thai Giáo Cho Bé Đúng Cách – Bé Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ

5 Cách Chống Rạn Da Khi Mang Thai Hiệu Quả – An Toàn Cho Mẹ Và Bé

Mẹ Bầu Có Nên Lựa Chọn Phương Pháp Đẻ Không Đau Hay Không???

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả