Trẻ 5 tuổi đã có khả năng độc lập cao, có thể tự phục vụ bản thân những nhu cầu cơ bản. Do đó, bé không còn quá bám mẹ mà sẵn sàng để hoạt động ở những không gian rộng hơn. Ở độ tuổi tò mò, ham khám phá nên việc trang bị những kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết. Nhằm giúp trẻ tự mình xử lý các tình huống khi không có người lớn bên cạnh. Và tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm xung quanh. Bài viết này Mẹ Việt sẽ chia sẻ cùng ba mẹ cách hiệu quả để dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi.
Kỹ năng sống là những kỹ năng, hành vi cư xử cơ bản mà bất kỳ trẻ con hay người lớn cũng cần có. Kỹ năng sống giúp chúng ta thích nghi và phát triển tốt trong nhiều môi trường khác nhau.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi trở lên là ba mẹ đang trao cho con cơ hội học tập và trải nghiệm. Giúp con mở mang tri thức, khám phá xung quanh và phát triển nhận thức. Trang bị những kỹ năng sống thiết yếu sẽ giúp trẻ phát triển an toàn, tự tin và hòa nhập tốt trong tương lai.
Những kỹ năng số cho trẻ 5 tuổi quan trọng mà ba mẹ cần trang bị cho con là: kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề – xử lý tình huống,… Cụ thể ba mẹ xem tiếp dưới đây nha.
Ba mẹ đọc thêm các bài viết để hiểu rõ về trang bị kỹ năng sống cho trẻ:
Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Mầm Non Ba Mẹ Cần Chú Ý
Ba Mẹ Hãy Dạy 15 Kỹ Năng Sống Thiết Thực Này Cho Trẻ Mầm Non Tại Nhà
Hãy dạy trẻ ghi nhớ 3 thông tin liên lạc quan trọng nhất: địa chỉ nhà, số điện thoại của ba và mẹ. Điều này cực kỳ quan trọng trong trường hợp chẳng may con bị lạc. Ba mẹ hãy dạy con 3 thông tin này hàng ngày và thường xuyên hỏi con để con ghi nhớ.
Đừng quên dặn con hãy luôn luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. Khi đối mặt với tình huống bất ngờ, trẻ sợ hãi, lúng túng có thể quên thông tin. Nếu ba mẹ thường xuyên nói với con, câu nói này sẽ hiệu nghiệm trong những lúc khẩn cấp. Nhanh chóng giúp trẻ bình tĩnh và đối phó, nhớ được thông tin liên lạc.
Đồng thời, trước khi đi ra ngoài, đi đến nơi đông người, ba mẹ nên chuẩn bị trước. Viết ra thông tin liên hệ vào mảnh giấy nhỏ, cho vào trong túi quần áo/túi đeo của trẻ. Dặn trẻ cách sử dụng các thông tin trên để liên lạc với ba mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và nhanh trí xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm.
Ba mẹ tham gia vào cộng đồng Mẹ Việt – Dạy Con Tại Nhà và Homeschooling. Để cùng học hỏi, chia sẻ các kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho con. LINK THAM GIA.
Không ba mẹ nào muốn con mình rơi vào trường hợp này cả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải luôn đề phòng bằng cách dạy con phản ứng khi tình huống xảy ra.
Dạy con đứng yên tại chỗ, không khóc, bình tĩnh nhớ số điện thoại ba mẹ và địa chỉ nhà. Nếu có mảnh giấy ghi thông tin thì lấy ra, cho người lớn xem nhưng con nên luôn giữ giấy.
Nhờ những người lớn đáng tin cậy như chú công an, bác bảo vệ gọi điện cho ba mẹ. Hoặc đưa con đến đồn công an gần nhất.
Nhiều ba mẹ cũng quan tâm:
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Dạy Kỹ Năng Tự Phục Vụ Cho Trẻ Mầm Non
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi ba mẹ nhất định phải dạy những điều này:
Luôn đi cùng với người thân như ông bà, ba mẹ, anh chị ruột khi đi ra ngoài.
Không nghe lời, không đi theo người lạ kể cả người con quen biết nếu ba mẹ không báo trước. Từ chối nếu người lạ bảo dắt đi tìm ba mẹ. Hãy yêu cầu người lạ gọi cho ba mẹ xác nhận giọng nói.
Tuyệt đối không ăn, uống thức ăn người lạ đưa cho. Không nhận quà của người lạ. “Con phải xin phép ba mẹ trước mới được ăn/uống/nhận quà”.
Nếu người lạ nắm tay bé dắt đi, hãy dạy bé ngồi bệt xuống, ôm lấy chân người lạ và hét thật lớn: “Đây không phải là ba cháu/mẹ cháu”. Tìm những gốc cây, vật nặng xung quanh để ôm chặt. Và hét lớn để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh đến ứng cứu bé.
Dạy là như vậy nhưng để con thuần thục và nhanh trí xử lý trong các tình huống cụ thể. Ba mẹ hãy thường xuyên chơi trò đóng vai tại nhà, làm người lạ ra sức dụ dỗ trẻ. Đây là những tình huống giúp trẻ nhanh chóng nhận ra nguy hiểm trong thực tế. Và thực hành các bài học xử trí khi gặp người lạ mà ba mẹ đã dạy.
Chúng ta không thể vì sợ hãi con gặp nguy hiểm mà chọn cách hạn chế cho con ra ngoài. Thay vào đó, hãy thường xuyên đưa con đi dã ngoại, chỉ cho con những tình huống thực tế. Giúp con nâng cao kỹ năng sống để vừa tự bảo vệ mình vừa có nhiều trải nghiệm cuộc sống.
Tương tự như trên, ba mẹ dạy kỹ năng cho trẻ 5 tuổi cần dạy con:
Không mở cửa cho bất cứ ai trừ ba mẹ, ông bà.
Nhanh trí đóng cửa, bật tivi thật lớn hoặc hét to gọi ba ơi, mẹ ơi có khách. Để người lạ nghĩ có người lớn ở nhà mà không dám hành động xấu.
Kỹ năng chốt cửa, khóa cửa, mở cửa tuy đơn giản nhưng rất cần thiết trong những tình huống này.
Trẻ 5 tuổi hãy giao cho con nhiệm vụ đóng cửa nhà, mở cửa, chốt cửa. Việc thực hiện các thao tác này thường ngày giúp con thuần thục các thao thác. Sẽ vô cùng hữu ích cho con trong những tình huống nguy cấp.
Thêm vào đó, hãy dạy con:
Sử dụng điện an toàn: bật tắt điện an toàn, ngắt cầu dao điện an toàn khi cần thiết.
Tránh xa các nguồn nguy hiểm như nước, nước sôi, lửa,…
Tự bảo vệ mình khi có sự cố cháy nổ,…: gọi điện ngay cho ba mẹ, cách tự bảo vệ mình trong tình huống cụ thể.
Những bài tập này cần thường xuyên diễn tập hàng ngày thông qua các tình huống chơi đóng vai. Thi thoảng để con tự ở nhà một mình để rèn luyện cho con kỹ năng sống cũng rất tốt. Tuy nhiên, trẻ 5 tuổi vẫn chưa ý thức hết các nguy hiểm. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan để con ở nhà 1 mình lâu nhé!
Giáo dục giới tính cho trẻ 5 tuổi bằng cách dạy trẻ phân biệt giới tính bạn trai – bạn gái. Giới thiệu cho trẻ những trò chơi, công việc phù hợp với giới tính của trẻ. Định hướng cho trẻ những việc mà bé trai, bé gái nên làm. Dạy trẻ những nguyên tắc tôn trọng giới tính ví dụ không nhìn người khác thay đồ. Hay cởi quần áo trước mặt người khác.
Dạy trẻ bảo vệ bản thân, tránh bị xâm hại bằng cách:
Tạo thói quen cho trẻ mặc đồ lót càng sớm càng tốt, kể cả bé trai và bé gái.
Giải thích cho bé hiểu rõ bộ phận sinh dục cần được bảo vệ. Tuyệt đối không ai được chạm vào vùng cơ thể mặc quần áo. Đặc biệt là vùng ngực và vùng mặc đồ lót.
Hạn chế cho bé gái mặc váy ngắn hay các trang phục hở nhiều khi ra ngoài.
Dạy trẻ nhận biết các hành vi xấu như: sờ mó, xem hình ảnh, xem phim khiêu dâm.
Báo ngay cho ba mẹ hoặc người lớn biết khi có người đụng chạm vào cơ thể bé. Hoặc có hành vi làm bé sợ, bé bị đau.
Dạy trẻ biết rằng nên nói tất cả mọi chuyện với ba mẹ. Để ba mẹ sẽ bảo vệ trẻ tốt nhất.
Xã hội ngày càng phức tạp. Do đó, ba mẹ cần quan tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi. Để trẻ chủ động tránh xa khỏi những nguy hiểm và biết cách tự bảo vệ mình.
Quy tắc bàn tay rất đơn giản và dễ nhớ để áp dụng. Ba mẹ hãy dạy trẻ quy tắc bàn tay như sau:
Ôm đối với ông bà, ba mẹ, thành viên trong gia đình.
Nắm tay cô giáo, bạn bè hoặc họ hàng.
Bắt tay người quen.
Vẫy tay với người lạ (người tốt).
Xua tay đối với người trẻ cảm thấy bất an.
Khi trẻ nắm được quy tắc này, trẻ sẽ biết cách cư xử phù hợp với người quen, người lạ.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi đi đường an toàn thực ra rất dễ dàng. Ba mẹ có thể dạy con hàng ngày khi cùng con đi trên đường.
Hãy hướng dẫn con những quy định cơ bản khi tham gia giao thông gồm:
Đường em đi là đường bên phải, đường ngược lại là đường bên trái, em không đi.
Học ý nghĩa tín hiệu đèn giao thông.
Đi bộ trên vỉa hè hoặc bên phải đường đi và luôn luôn cầm tay người lớn khi đi đường.
Không chạy nhảy, chơi đùa khi đang đi dù là đi bộ, xe máy hay ô tô.
Tuyệt đối không tự sang đường một mình.
Dạy trẻ nhận biết các loại biển báo giao thông cơ bản, cách sang đường và qua các ngã tư, ngã ba.
Mặc dù dạy trẻ khá kỹ lưỡng nhưng trẻ 5 tuổi vẫn chưa thể tự đi đường, sang đường một mình. Vì vậy, ba mẹ phải luôn nhắc nhở và có người lớn đi cùng với trẻ. Tuy nhiên, dạy con qua những tình huống thực tế hàng ngày sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt. Và hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn, đúng luật ngay từ nhỏ.
Ngoài những tình huống đi đường thực tế, ba mẹ cũng có thể dạy con thông qua sách vở, đọc truyện.
Kỹ năng giao tiếp giúp cho trẻ dễ dàng trao đổi, bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình cho người khác hiểu. Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi ba mẹ nên chú ý dạy cho con kỹ năng giao tiếp tốt. Để con thuận lợi xây dựng các mối quan hệ xã hội với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Điều này giúp con tự tin, hòa đồng và dễ dàng thích nghi với môi trường mới (lớp 1).
Mỗi trẻ với tính cách riêng sẽ hình thành những kỹ năng giao tiếp khác nhau. Ba mẹ hãy dựa trên tính cách của trẻ để dạy trẻ hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình.
Với những bé năng động, thích chia sẻ, hãy khuyến khích con thường xuyên trao đổi. Con cũng đồng thời cần học cách lắng nghe và ghi nhận ý kiến của mọi người. Ngược lại, với những bé trầm tính hơn, con cần học cách chia sẻ nhiều hơn để kết nối với mọi người.
Ba mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy con kỹ năng giao tiếp. Vì thế, mỗi ngày ba mẹ hãy dành thời gian cùng trò chuyện để nâng cao kỹ năng cho con nhé.
Ba mẹ không thể nào ở bên trẻ cả ngày để giúp con tránh khỏi các tình huống bất ngờ. Vì thế dạy con kỹ năng xử lý khi gặp tình huống bất ngờ là cực kỳ cần thiết. Để trẻ có thể chủ động bảo vệ mình.
Dạy con trong những điều cơ bản nhất như:
Làm gì khi tan học mà ba mẹ chưa đến đón: con đứng yên 1 chỗ, ở bên cạnh cô giáo hoặc bác bảo vệ. Nhờ người lớn gọi điện về nhà.
Dạy trẻ học bơi để tránh đuối nước.
Dạy trẻ tự thoát thân và báo cho người khác biết khi có đám cháy, chập điện…
Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là nhu cầu tối thiểu đối với trẻ 5 tuổi. Trẻ cần được học cách để tự chăm sóc bản thân mình thật tốt. Vì thế, nếu bé đến độ tuổi này chưa biết tự mặc quần áo, mở cúc áo hay gấp quần áo. Ba mẹ nên ngừng làm thay trẻ để trẻ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng nhuần nhuyễn. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ:
Giúp phát triển kỹ năng vận động tinh khéo léo.
Trẻ tự chủ sinh hoạt cá nhân mà không cần ai giúp.
Rèn luyện tính kiên trì, làm việc có mục tiêu, có kế hoạch.
Yêu lao động, biết trân trọng công sức mình bỏ ra, biết ơn người khác giúp đỡ mình.
Những thành quả nho nhỏ khuyến khích trẻ tự tin, hoạt bát và năng động hơn.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi ba mẹ không nên bỏ qua kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Ba mẹ có thể giáo dục chi tiêu cho trẻ thông qua các trò chơi. Dạy cho trẻ biết cách tiết kiệm, vì sao cần tiết kiệm.
Ba mẹ nên cùng con xây dựng ngân sách từ những khoản thu nhỏ (tiền mừng tuổi, tiền tiêu vặt). Và kế hoạch sử dụng ngân sách ấy hợp lý. Như thế, con sẽ hiểu được giá trị của đồng tiền gắn với lao động. Và giúp trẻ thêm trân trọng, suy nghĩ kỹ càng trước khi con chi tiêu.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi là ba mẹ đang chuẩn bị cho con một nền tảng kỹ năng tốt. Giúp con dễ dàng hòa nhập và thích nghi với môi trường, biết cách tự bảo vệ mình trong các tình huống khẩn cấp. Giúp trẻ trở nên tự tin, linh hoạt và nhạy bén. Trẻ có kỹ năng sống tốt sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm cuộc sống hơn. Nhờ đó, trẻ khám phá và học hỏi nhiều hơn, phát triển thông minh và năng động. Vì sự phát triển của trẻ, ba mẹ hãy quan tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi hàng ngày nhé!
Bài kế tiếp: