Nhiều ba mẹ nghĩ rằng trẻ mầm non còn nhỏ chưa biết gì nên chưa cần dạy kỹ năng sống. Đợi sau này con lớn hơn chút dạy cũng không muộn. Điều này không hẳn đúng ba mẹ ạ. Bởi vì mặc dù kỹ năng của trẻ mầm non vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Con tuy có những lúc vụng về, hay làm hỏng. Nhưng việc tạo thành thói quen cho con ngay từ nhỏ lại rất quan trọng. Đây chính là giai đoạn hình thành ý thức và nhận thức của con. Dạy con vào lúc con sẵn sàng đón nhận các bài học sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Bỏ lỡ giai đoạn này, trẻ sẽ khó hình thành thói quen và khó thuần thục các kỹ năng hơn. Vì thế, ba mẹ hãy quan tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ tại nhà nhé!

Kỹ Năng Tự Ăn Uống

Đứng đầu danh sách 15 kỹ năng sống thiết thực ba mẹ cần dạy trẻ đó là kỹ năng tự ăn uống. Kỹ năng này giúp thúc đẩy bản tính tự lập và sinh tồn của bé. Giúp con biết tự chăm sóc bản thân mình trong mọi hoàn cảnh. 

Các bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy thì ngay từ 6m bé đã có thể tự chủ ăn uống. Các bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật 9m cũng đã được học cách sử dụng muỗng. Trên 1 tuổi thì học cầm đũa và tự gắp ăn. Điều đó chứng tỏ, trẻ đã được “lập trình” để tự lập trong ăn uống từ sớm.

Tuy nhiên, đa phần vì muốn con ăn no, ăn hết khẩu phần hay để dễ dàng dọn dẹp. Nhiều ba mẹ lựa chọn đút cho con ăn trong thời gian dài. Lâu dần làm cho trẻ bị phụ thuộc. Khi không có ba mẹ chăm sóc thì con không tự ăn được.

Do đó, kỹ năng đầu tiên ba mẹ cần quan tâm dạy trẻ đó là kỹ năng tự ăn uống. Ba mẹ đừng làm thay con. Hãy để cho con tự xúc ăn, tự quyết định ăn gì, ăn bao nhiêu. Con được tự chủ ăn uống cũng sẽ hứng thú hơn với bữa ăn và hợp tác tốt. Các kỹ năng được rèn luyện cũng sẽ dần trở nên khéo léo, xúc ăn gọn gàng. Chứng kiến con tự lập ăn uống là một cảm giác rất hạnh phúc ba mẹ ạ! 

Ba mẹ tham gia vào Cộng Đồng Mẹ Việt 4.0 để học hỏi nhiều kinh nghiệm hay hướng dẫn con ăn uống chủ động. 

Tham khảo thêm: 

Tầm Quan Trọng Của Việc Dạy Trẻ Kỹ Năng Tự Phục Vụ Bản Thân

Kỹ Năng Ứng Xử

Học ăn – học nói – học gói – học mở. Trẻ lên 2 bập bẹ tập nói chính là thời điểm tốt nhất để ba mẹ dạy con ứng xử. Ba mẹ hãy bắt đầu với những hoạt động cơ bản và gần gũi nhất. Đó là chào hỏi, lễ phép với người lớn, bắt chuyện với bạn mới. Cách dạy hiệu quả nhất chính là ba mẹ làm gương cho con noi theo. Khi gặp người lớn, ba mẹ chủ động chào hỏi để bé quan sát và học theo. 

Một số bé ngại giao tiếp với người lạ (bé chưa biết) cũng không thích chào hỏi. Hãy khéo léo giới thiệu mối quan hệ của người lạ với ba mẹ để con cảm thấy gần gũi. Ví dụ như: chú đây làm chung công ty với ba. Hay cô là bạn thân của mẹ, nhà cô cũng có em bé trạc tuổi con đấy!

Ba mẹ cũng cần thường xuyên trò chuyện với con. Thông qua những tình huống giao tiếp thực tế, con sẽ học được cách ứng xử khéo léo. Những bộ sách ehon về chủ đề giao tiếp cũng xây dựng cho con thói quen ứng xử tốt. Ba mẹ hãy đọc sách cho con nghe hàng ngày nhé! 

Link các bộ sách phù hợp cho trẻ 0-6 tuổi ba mẹ xem tại đây: https://shopmeviet.vn/danh-muc-san-pham/day-con/sach-ehon/

Kỹ Năng Chăm Sóc Răng Miệng

Cái răng cái tóc là góc con người, đúng không nào? ^^ Vấn đề ba mẹ gặp phải lớn nhất đó là các bé mầm non thường không chịu đánh răng. Ba mẹ hãy thử những cách sau nhé!

  • Bắt đầu chăm sóc răng miệng cho con từ sớm. Từ 6m (ăn dặm) ba mẹ đã nên tập thói quen đánh răng cho con. Giai đoạn này chủ yếu mẹ giúp con làm sạch răng bằng bàn chải silicon mềm.
  • Giải thích cho con nghe về lý do mình cần chăm sóc răng miệng.
  • Hãy sớm cho bé cầm chơi bàn chải đánh răng. Và cho bé quan sát lúc ba mẹ đánh răng. Con sẽ thích bắt chước theo. Và tất nhiên là nên cho con cùng đi đánh răng với ba mẹ.
  • Chọn cho con em đánh răng có hương vị con yêu thích.
  • Kể cho con nghe câu chuyện về dũng sĩ kem đánh răng tiêu diệt sâu răng chẳng hạn.
  • Đọc cho con nghe bộ sách ehon Kỹ năng sống giúp trẻ tự lập. LINK MUA SÁCH TẠI ĐÂY

 

Mặc dù bé tập thành thạo có thể tự đánh răng tốt, ba mẹ vẫn nên kiểm tra và giúp con đánh răng kỹ lại một lần nữa. Để đảm bảo chải sạch tất cả các mảng bám, giữ cho con hàm trăng trắng sáng và chắc khỏe nhé!

Tham khảo nhiều cách hay ba mẹ dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại nhà trong Cộng đồng Mẹ Việt – Dạy con tại nhà

Kỹ Năng Tự Chăm Sóc Bản Thân

1-6 tuổi trẻ được lập trình để học tập và rèn luyện những kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Sự can thiệp quá nhiều của người lớn có thể làm trẻ mất đi khả năng tự nhiên này. 

Con có thể tự chăm sóc bản thân cơ bản qua những hoạt động:

  • Tự ăn cơm, tự lấy nước uống.
  • Tự thay quần áo, tự mang giày.
  • Chuẩn bị cặp sách đi học (ba mẹ hỗ trợ chuẩn bị, con tự bỏ vào balo).
  • Tự cho quần áo bẩn vào máy giặt.
  • Tự giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thân.
  • 4-5 tuổi, con có thể tự tắm dưới sự hướng dẫn và quan sát của ba mẹ.

Ba mẹ hãy khuyến khích con tự phục vụ bản thân. Đây là cách hiệu quả nhất để dạy kỹ năng sống cho trẻ. Quá trình con tự chăm sóc bản thân, con cũng sẽ yêu thương và có trách nhiệm với bản thân hơn. Đồng thời, con có cơ hội rèn luyện đôi tay khéo léo. Vận động cơ thể nhiều sẽ trở nên linh hoạt dẻo dai.

Dạy Trẻ Trung Thực

Ra đường thì hỏi người già, về nhà hỏi con nít. Bởi vì trẻ con không biết nói dối. Đôi khi con không trung thực là vì con không cố ý, con chưa ý thức được hậu quả. Con sợ bị người lớn trách mắng, quở phạt. Hay đơn giản là con đang nhầm lẫn giữa thực tế và thế giới tưởng tượng của con.

Nếu khi nói sự thật trẻ bị mắng, bị phạt, con sẽ sợ và nảy sinh tâm lý nói dối. Lâu dần thành thói quen, thường xuyên sử dụng trong cuộc sống.

Để dạy trẻ trung thực, ba mẹ cần luôn khuyến khích con nói ra sự thật. Dù đúng dù sai cũng không nên phạt con. Cách làm tốt nhất là giải thích cho con hiểu con đã làm đúng điều gì? Chưa làm đúng điều gì? Cách giải quyết trong trường hợp này. Lần sau khi gặp tình huống tương tự, con nên xử lý ra sao.

Với cách định hướng cho trẻ hành động đúng, trẻ sẽ không còn lo sợ dẫn đến nói dối. Thay vào đó trẻ sẽ tôn trọng sự thật và thành thật nhận lỗi khi làm sai.

Dạy Trẻ Yêu Thương Và Sẻ Chia

Dạy kỹ năng sống cho trẻ, ba mẹ nhất định phải dạy trẻ yêu thương và sẻ chia. Để giúp trẻ có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Như thế, bé vừa tự tin, tự hào về bản thân vừa được nhiều người yêu mến.

Dạy trẻ yêu thương và sẻ chia bằng cách:

  • Thường xuyên cho trẻ chơi với bạn ở trường, bạn hàng xóm,…
  • Vun đắp tình cảm anh chị em gia đình: Bằng cách dạy con nói những lời yêu thương, quan tâm, san sẻ cho nhau khi có đồ ăn ngon, đồ chơi.
  • Khuyến khích trẻ chia sẻ đồ chơi, đồ ăn của mình cho các bạn.
  • Dạy trẻ giúp đỡ bạn bè khi bạn cần.
  • Đọc sách cho trẻ nghe, kể chuyện, cho trẻ tham gia các hoạt động tương thân tương ái.

Bản thân ba mẹ cũng có những hành động yêu thương và sẻ chia với mọi người xung quanh! Con sẽ luôn học được rất nhiều từ hành động và thực tế lời nói của ba mẹ.

Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian

Đây là một trong những kỹ năng thiếu sót ở nhiều người trưởng thành. Dạy bé cách quản lý thời gian từ nhỏ tạo tiền đề lớn giúp con phát triển sau này. Ba mẹ hãy chú ý dạy kỹ năng sống cho trẻ quản lý thời gian hiệu quả. Trẻ sẽ học cách phân bố thời gian hợp lý vào từng công việc. Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, tránh được tình trạng trì trệ, kéo dài quá lâu.

Ba mẹ dạy bé quản lý thời gian bằng cách:

  • Lên thời gian biểu hoạt động trong ngày của con: phân lịch giờ ăn – giờ chơi, học tập,…
  • Hướng dẫn con cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi thứ. Ví dụ như: cuối tuần này được nghỉ con lựa chọn các chương trình vui chơi gì cùng bố mẹ. Mình sẽ đi hiệu sách vào buổi sáng, và đi siêu thị vào buổi chiều được chứ?
  • Kỷ luật thời gian nghiêm túc. Như vậy, con sẽ hiểu giờ nào việc đó, cần nhanh chóng thực hiện các công việc đúng thời gian.
  • Đừng nhắc nhở con cần làm gì. Hãy hỏi bây giờ con cần làm gì.
  • Cuối mỗi ngày, hãy dành thời gian cùng con review các hoạt động trong ngày. Phân tích để giúp con nhận ra mình đã sử dụng thời gian hiệu quả chưa.

Kỹ Năng Bơi Lội

Một số trường sẽ có chương trình dạy bơi lội cho bé trong khi một số khác thì không. Dù thế nào thì ba mẹ cũng cần dạy trẻ kỹ năng sống thiết thực này cho trẻ. Cho trẻ học bơi không chỉ là giúp trẻ rèn luyện sức khỏe. Mà còn mang ý nghĩa sống còn, giúp con tự bảo vệ khi không may bị ngã xuống nước.

Trước khi chính thức đăng ký cho con một khóa học bơi hoặc ba mẹ tự dạy con bơi. Mỗi cuối tuần hay mùa hè, ba mẹ hãy đưa con đi bơi hoặc đến các công viên nước. Để giúp con làm quen dần, dạn dĩ khi ở dưới nước. Điều này sẽ giúp con cảm thấy tự tin, yêu thích và sẵn sàng học bơi nhé!

Kết Luận

Dạy kỹ năng cho trẻ tại nhà không hề khó. Điều khó là ba mẹ cần vượt qua mong muốn làm thay trẻ hay làm cho nhanh, cho xong việc. Kỹ năng của trẻ vẫn còn vụng về có nghĩa là trẻ cần nhiều cơ hội hơn để luyện tập. Ba mẹ càng kiên nhẫn, kỹ năng của trẻ ngày càng hoàn thiện. Ý thức tự giác, tính tự lập của trẻ cũng được nâng cao. Trẻ tự tin, nhanh nhẹn và giỏi tự xoay xở các vấn đề của mình. Làm ba mẹ đôi khi chúng ta cần bản lĩnh vượt qua tâm lý bao bọc con cái. Luôn quan tâm chăm sóc con là tốt. Nhưng chứng kiến con tiến bộ từng ngày, tự chăm sóc bản thân mình tốt, ba mẹ còn hạnh phúc hơn! Vì thế, ba mẹ hãy tạo điều kiện dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại nhà nhé!

Bài kế tiếp: 

Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 5 Tuổi Thế Nào Cho Hiệu Quả

15 Kỹ Năng Sống Thiết Thực Ba Mẹ Nên Dạy Cho Trẻ Tại Nhà – Phần 2

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả