Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là vô cùng cần thiết. Thời điểm thích hợp để dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ đơn giản nhất là từ 1 tuổi. Tuy kỹ năng của trẻ lúc này vẫn còn rất vụng về. Nhưng đây lại là lúc trẻ đang háo hức học tập những kỹ năng mới. Thích được tự mình làm lấy. Vì thế, rất dễ dàng để con hình thành thói quen tự lập, tự tin và chủ động. Trẻ sẽ được dạy kỹ năng tự phục vụ ở nhà trẻ, trường mầm non. Nhưng nếu ở nhà trẻ không có cơ hội luyện tập thì rất khó để hình thành thói quen tốt. Bài viết này Mẹ Việt sẽ chia sẻ với ba mẹ về tầm quan trọng và cách dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong môi trường gia đình nhé.
Từ 1 tuổi trở đi, trẻ sẽ dần hoàn thiện nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng tự phục vụ. Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ dần chinh phục các kỹ năng khác nhau. Nếu ba mẹ quan sát thấy những điều này ở trẻ là dấu hiệu trẻ đang thiếu các kỹ năng tự phục vụ cơ bản.
Trẻ mầm non không tự mình làm được những kỹ năng cơ bản như xúc ăn, tự lấy nước uống, mặc quần áo,…
Trẻ ỷ lại, luôn muốn người khác phục vụ mình.
Không chủ động tự đáp ứng được nhu cầu của bản thân khi cần.
Gặp tình huống bất ngờ trong cuộc sống, trẻ lúng túng, không tự xử lý được, phải nhờ người khác giúp.
Trẻ khó thích nghi với các môi trường mới khi không có ba mẹ cạnh bên.
Liệu có cần thiết dạy trẻ mầm non các kỹ năng tự phục vụ không? Hay cứ để trẻ lớn lên sẽ tự làm???
Ba mẹ hãy tham gia vào group Mẹ Việt – Dạy con tại nhà và Homeschooling – Cộng đồng ba mẹ quan tâm giáo dục sớm và dạy kỹ năng sống, giúp trẻ tự lập. Để chia sẻ, thảo luận và học hỏi kinh nghiệm dạy con hiệu quả. LINK THAM GIA
Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là ba mẹ đang tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện. Và chuẩn bị nền tảng vững chắc cho tương lai của con. Trẻ có khả năng tự phục vụ mình sẽ:
Có ý thức và tự chăm sóc tốt cho bản thân trong mọi hoàn cảnh.
Khả năng vận động tinh khéo léo, trẻ học được cách làm việc chi tiết, cẩn thận, gọn gàng.
Rèn luyện cho trẻ khả năng lập kế hoạch, lập mục tiêu và kiên trì thực hiện mục tiêu.
Quá trình tự phục vụ giúp trẻ tư duy sáng tạo, tập trung, có khả năng tự xử lý vấn đề.
Trẻ tự tin, tự lập và chủ động trong cuộc sống, làm chủ bản thân mình.
Trẻ có thể giúp đỡ những bạn khác, người lớn. Giúp vun đắp tình bạn, trẻ được yêu mến, tin tưởng.
Dễ dàng thích nghi ở nhiều môi trường khác nhau.
Trẻ hiểu được giá trị và yêu lao động, trách nhiệm với công việc, biết ơn khi được giúp đỡ.
Bé học các tôn trọng mọi người xung quanh, yêu thương, cảm thông, chia sẻ.
Dần hình thành nhân cách sống tốt đẹp.
Với những lợi ích thiết thực như trên, rõ ràng ba mẹ nên kiềm chế mong muốn làm thay con. Thay vào đó, hãy tiến hành dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân như dưới đây.
Đọc thêm: Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 5 Tuổi Thế Nào Cho Hiệu Quả
Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Mầm Non Ba Mẹ Cần Chú Ý
Từ 6 tháng tuổi bé đã có thể tự bốc thức ăn cho vào miệng. 9 tháng tuổi tự xúc muỗng. Hơn 1 tuổi có thể sử dụng đũa để gắp. Tuy rằng con xúc ăn chưa khéo, vẫn làm vương vãi nhiều và thời gian ăn 30 phút mỗi bữa. Ba mẹ vẫn nên tạo điều kiện để trẻ tự xúc ăn.
Các kỹ năng chỉ có qua luyện tập thực tế mới có thể nhanh chóng nhuần nhuyễn được. Trẻ được tự xúc ăn, tự lựa chọn món mình thích sẽ chủ động ăn uống, hợp tác tốt hơn. Ba mẹ cũng không cần giúp đỡ bé. Sẽ không còn cảnh trẻ ăn rong, vừa ăn vừa xem tivi. Người lớn thì cố ép đút, bé thì tránh né, ngậm cơm.
Kỹ năng tự ăn là kỹ năng tự phục vụ quan trọng ba mẹ nên luyện tập cho bé hàng ngày.
Tham khảo: Kế Hoạch Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non Ở Trường
Khi con muốn uống nước đừng lấy thay con nếu con có thể tự làm. Lo ngại con có thể làm vỡ cốc, ba mẹ nên mua cho con 1-2 cái cốc nhựa xinh xinh. Hướng dẫn con tự mở vòi, hứng nước và đóng vòi nước.
Tập cho trẻ thói quen tự lấy nước uống cũng giúp trẻ chủ động uống nước khi khát. Không đợi ba mẹ phải nhắc nhở. Đây là những bước nhỏ giúp trẻ dần học cách chăm sóc sức khỏe bản thân. Thậm chí, ba mẹ có thể nhờ trẻ lấy nước cho mình để con biết cách quan tâm người khác.
Trong trường hợp con còn quá nhỏ chưa tự lấy nước được. Ba mẹ hãy để sẵn nước ở cốc, bình hút của con. Khi con muốn uống có thể chủ động tự ra uống. Cứ dần dần từng bước như vậy, con sẽ học được kỹ năng tự phục vụ bản thân ba mẹ nhé.
Balo đi học của bé thường chỉ bỏ vài bộ quần áo và sữa nên con mang khá nhẹ nhàng. Được mang cặp đến lớp cũng là một niềm vui. Vì thế ba mẹ hãy để con tự mang balo đi học.
Tầm 2 tuổi con đã có thể tự chuẩn bị balo đi học. Buổi tối đêm hôm trước, ba mẹ chuẩn bị sẵn quần áo, sữa, đồ dùng cần thiết cho con. Hãy hướng dẫn con tự bỏ vào trong balo, kéo khóa lại.
Khi con biết đếm, biết tự gấp quần áo, hãy cho con tự soạn balo. Ba mẹ chỉ cần đặt câu hỏi hướng dẫn con như:
Con cần chuẩn bị gì để ngày mai đi học?
Con cần mấy bộ quần áo?
Cần mấy hộp sữa?
Con kiểm tra lại xem đã đủ hết chưa? Còn thiếu gì không?
Kỹ năng này sẽ giúp con biết cách lên kế hoạch, sắp xếp công việc và thực hiện nhiệm vụ.
Ba mẹ có thể tham khảo trình tự hướng dẫn mặc quần áo như sau: Bắt đầu từ việc mặc quần ngắn, quần dài, đến áo thun, áo khoác và áo có nút.
Dạy trẻ tự mặc quần: trải thẳng 2 ống quần xuống sàn (giường, đệm). 2 ống quần nên hướng về 2 phía để tránh con mặc 2 chân vào 1 ống. Hướng dẫn con ngồi xuống, xỏ 2 chân vào quần cùng lúc rồi kéo đều 2 bên lên. Mặc quần dài tương tự.
Dạy trẻ mặc áo thun: trải áo xuống mặt sàn (giường, đệm) sao cho mặt trước áo úp xuống sàn. Hướng dẫn con xỏ cả 2 tay cùng lúc vào 2 phía ống tay rồi chui đầu vào cổ áo.
Đối với áo khoác: trải áo khoác ra thẳng, 2 tay áo hướng về 2 bên. Dạy trẻ đứng ở phía cổ áo khoác (mũ áo), xỏ tay vào 2 ống tay áo khoác. Sau đó cùng lúc nâng 2 tay lên, chui hết đầu qua thân áo và hất mạnh về phía sau. Thân áo sẽ rơi xuống, trẻ mặc áo khoác hoàn chỉnh chỉ trong 3-5 giây. Và việc còn lại chỉ là kéo khóa áo hoặc cài nút áo khoác.
Mặc áo có nút: kỹ năng này khó học hơn cả vì cần kỹ năng khéo léo của đôi tay. Ba mẹ nên cho trẻ thử cài nút áo khoác khi trải xuống sàn. Vì tập cài nút áo ở ngoài lúc nào cũng dễ hơn cài nút áo khi mặc trên người.
Mỗi nhà đều có một kệ hoặc khu vực để dép riêng. Ba mẹ hãy hướng dẫn con vị trí để giày dép và làm mẫu cho con xếp giày dép gọn gàng. Trẻ trong độ tuổi 1-3 tuổi đang nhạy cảm với trật tự. Nếu được hướng dẫn kỹ năng sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định sẽ hình thành thói quen. Trẻ sẽ thực hiện rất tốt không những trách nhiệm của mình. Mà trẻ còn có thể chịu trách nhiệm duy trì trật tự giày dép của cả nhà đấy.
Đối với các gia đình có nhà cao tầng, kỹ năng đi cầu thang rất quan trọng với bé. Ba mẹ hãy hướng dẫn bé cách đi cầu thang an toàn. Cụ thể, đi về phía bên phải, 1 tay bám vịn vào thành cầu thang. Đi từng bậc, lần lượt bước chân từng bậc thang. Nhắc nhở bé không được chạy nhảy khi đi cầu thang vì điều đó nguy hiểm.
Ba mẹ nên dạy trẻ cách tự rửa tay sạch với xà phòng sau khi đi học về, trước khi ăn cơm, và sau khi đi vệ sinh.
Ba mẹ hãy làm mẫu cho con vài lần, con sẽ quan sát và làm theo tuần tự các bước: Làm ướt tay, xoa xà phòng đều tay, chà cả các kẽ tay, bên trong, bên ngoài. Rửa tay lại dưới vòi nước cho đến khi tay sạch hết xà phòng thì dùng khăn lau khô tay.
Trẻ 2 tuổi trở lên đã có thể tự gấp quần áo dù còn hơi vụng về. Không sao ba mẹ nhé! Sau một thời gian rèn luyện, con sẽ học được cách gấp thẳng quần áo.
Cách dạy trẻ gấp quần áo: Hướng dẫn cho bé trải áo lên sàn, mặt trước hướng ra ngoài. Gấp hai mép áo, tay áo từ ngoài vào trong, sau đó gấp đôi lại.
Ba mẹ hãy làm mẫu cho trẻ cách kéo ghế về phía trước mà không gây ra tiếng động. Sau khi ngồi thì điều chỉnh ghế sao cho thoải mái nhất. Hướng dẫn con cách bê ghế, di chuyển, đặt ghế xuống mà không tạo ra tiếng động mạnh.
Ba mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ. Ba mẹ sẽ chịu trách nhiệm duy trì nề nếp sinh hoạt cho trẻ ở nhà – nơi mà trẻ dành phần lớn thời gian hơn là trường học. Nếu ở trường bé được dạy tự phục vụ bản thân. Nhưng ở nhà, ba mẹ không phối hợp, không tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện. Thì lúc này dù có học được kỹ năng tốt cũng không tạo thành thói quen tốt cho con được.
Hoặc nếu trong trường hợp ở nhà ba mẹ dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ tốt. Thì dù ở trường, chương trình học không chú trọng lắm đến kỹ năng này. Trẻ vẫn có nền tảng tốt, chủ động phục vụ bản thân mình ở trường.
Để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân hiệu quả, ba mẹ cần:
Dạy con càng sớm càng tốt.
Tránh làm thay cho con. Thay vào đó, phân công công việc cụ thể, hướng dẫn bé tự làm.
Khen ngợi khi con làm tốt sẽ giúp bé tự tin, hài lòng với kết quả con đạt được. Và có ý thức tự phục vụ, chăm sóc bản thân.
Góp ý khi con làm chưa tốt. Kể cả khi con lười biếng, mắc lỗi, hãy nhẹ nhàng khuyên nhủ, động viên và uốn nắn con. Không nên la mắng, phủ nhận công sức sẽ khiến bé có tâm lý tiêu cực. Và con sẽ không có ý chí tự lập nữa.
Giúp con lập kế hoạch và theo dõi quá trình thực hiện. Để tạo cho con thói quen tốt và năng lực làm việc có mục tiêu, kế hoạch.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều trẻ kém khả năng tự phục vụ mình. Không chỉ là trẻ không tự mình làm được những việc cơ bản để có thể chăm sóc tốt bản thân. Mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến suy nghĩ, tính cách và hành vi của trẻ. Trẻ rất dễ hình thành lối suy nghĩ mình là trung tâm, sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân.
Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Một số gia đình có điều kiện nuông chiều con em mình quá mức. Ba mẹ quá bận rộn không thể dành nhiều thời gian cho con. Giao phó con hoàn toàn cho bảo mẫu, người giúp việc. Mà nhiệm vụ chính của họ là làm hết cho con, chăm sóc cho con tốt nhất từ A-Z. Chứ không có trách nhiệm dạy dỗ trẻ, đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ.
Ba mẹ không có nhiều thời gian bên con, hiểu rõ con thiếu hụt tình cảm gia đình. Nên khi ở bên con lại ra sức chiều chuộng để bù đắp tình cảm cho con.
Một số gia đình không có điều kiện cũng nuông chiều con quá mức. Vì suy nghĩ bé còn nhỏ, đã biết làm gì đâu. Trẻ làm cái gì cũng vụng về nên để người lớn làm cho nhanh, cho gọn gàng, cho hiệu quả. Thêm vào đó, là tâm lý thương con, xót con muốn con được chăm sóc đầy đủ nhất. Nên càng ra sức chiều chuộng con. Nghĩ là thương nhưng thực ra lại là hại con.
Phần lớn các cô giáo, bảo mẫu nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ. Tuy nhiên, vì lớp quá đông, có quá nhiều bé cần chăm sóc mà thời gian lại có hạn. Các cô không thể nào đợi tất cả các trẻ tự làm. Đôi khi các cô cũng không kiềm chế được mong muốn giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, nội dung dạy kỹ năng của mỗi trường khác nhau. Có trường sẽ chú trọng đào tạo, dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thật tốt. Nhưng phần lớn các trường ở Việt Nam vẫn thiên nhiều hơn về dạy học, dạy chữ, năng khiếu,… hơn là kỹ năng.
Trẻ đang sống trong thời đại vây quanh trẻ là tivi, điện thoại, iPad – những “công cụ cầm chân” trẻ. Khiến trẻ ngồi yên, dần trở nên thụ động và lười suy nghĩ, lười làm việc. Do đó, ba mẹ hãy quan tâm đến trẻ nhiều hơn, dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân. Để trẻ có thể tự chăm lo tốt cho mình, ba mẹ cũng sẽ yên tâm hơn khi không ở bên con.
Trong xã hội hiện đại, khi mà ngày càng có nhiều người, máy móc, thiết bị làm thay cho trẻ. Thì việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của ba mẹ. Không chỉ chuẩn bị cho con kỹ năng tự chăm sóc bản thân khi không có ba mẹ cạnh bên. Mà việc rèn luyện các kỹ năng thường xuyên kể cả khi gặp khó khăn, sẽ giúp trẻ tôi luyện ý chí, bản lĩnh. Trẻ không ngại khó, không ngại khổ, sẵn sàng chinh phục các mục tiêu đến cùng. Đây chính là ba mẹ đang chuẩn bị cho con những kỹ năng sống thiết thực. Chuẩn bị tốt nhất cho trẻ trong tương lai nhé!
Bài Kế Tiếp: