Một trong những nỗi lo thường trực của mẹ cho con bú trực tiếp là con đã bú no chưa? Con có nhận đủ dinh dưỡng để tăng cân tốt không? Thậm chí có mẹ áp lực sợ con ti mẹ không đủ sữa, phải kỳ cạch hút sữa ra bình. Công hút sữa thì cực, con không uống hết mẹ vừa tiếc sữa vừa sợ con nhẹ ký. Cố nài ép con ti hết chút sữa mà con không hợp tác thì lại stress. Mẹ có cần phải vất vả như vậy không? Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ? 7 dấu hiệu dưới đây sẽ thay lời bé muốn nói “con đã no rồi đấy”!

Hãy tham gia vào Cộng Đồng Mẹ Bỉm Sữa Mẹ Việt 4.0 để chia sẻ và thảo luận kinh nghiệm chăm sóc bé yêu. CLICK VÀO ĐÂY.

Thời Gian Mỗi Cữ Bú

Trước tiên, mẹ nhận biết con bú đủ chưa bằng cách theo dõi thời gian mỗi cữ bú. 

Tuần đầu tiên, dạ dày của con còn bé và sữa non của mẹ tiết ra ít. Do đó, con cần bú nhiều cữ trong ngày. Mẹ để ý quan sát thấy trong cữ con bú rất đều đặn. Khi có dấu hiệu bé bú đủ, con sẽ bú chậm lại rồi ngừng. Trong tháng đầu tiên, mẹ hãy tập trung quan sát để sớm nhận ra tín hiệu này.  

Thông thường thời gian bú mẹ trung bình của con từ 20-30 phút/cữ là đủ no. Trên thực tế, những bé bú tốt có thể hoàn thành cữ bú sớm trong 15 phút. Nhưng cũng có bé cần đến 40 phút mới bú xong. 

Tuy nhiên, nếu thời gian bú quá ngắn, dưới 5 phút thì con chưa nhận được đủ sữa. Trên 45 phút có thể là vì mẹ không đủ sữa hay là con muốn ngậm ti mẹ chơi. Cả hai đều sẽ hình thành thói quen ti vặt cho trẻ. Mẹ cần điều chỉnh thói quen bú mẹ để con bú trọn vẹn 1 cữ nhé!

Mẹ tham khảo thời gian mỗi cữ bú của con như sau:

  • Bé 0-2 tháng tuổi: bú theo nhu cầu.
  • 2-4 tháng tuổi: thời gian trung bình mỗi cữ 20-30 phút.
  • 4-6 tháng tuổi: bữa ăn có thể kết thúc chóng vánh trong 15-20 phút.
  • Trên 6 tháng tuổi: chỉ cần 15 phút con đã ti no.

Thời gian mỗi cữ đảm bảo không ít hơn 5 phút và không nhiều hơn 45 phút mẹ nhé!

Xem thêm: Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Tháng Tuổi

Những Dấu Hiệu Bị Hậu Sản Sau Sinh Mẹ Tuyệt Đối Không Được Xem Thường

Khoảng Cách Giữa Các Cữ Sữa

Một dấu hiệu bé bú đủ khác là thời gian giãn cách giữa các cữ sữa của bé. Con đã ăn no có khả năng dự trữ năng lượng, chờ đến cữ tiếp theo mà không bị đói. 

Tuần đầu tiên, mẹ ưu tiên cho con bú liên tục theo nhu cầu là cách gọi sữa về nhanh nhất. Trong thời gian đó, mẹ để ý sẽ thấy con hay đói vào những khung giờ nào. Dựa vào đó, mẹ xác định các cữ sữa phù hợp cho con. Từ 1 tuần tuổi trở đi, thông thường thời gian giữa các cữ sữa của con như sau:

  • Bé 0-6 tuần tuổi: khoảng cách giữa các cữ sữa 2-3 tiếng đồng hồ.
  • Bé 6-8 tuần tuổi: con có thể tích trữ sữa trong 3-4 tiếng.
  • Từ 8 tuần tuổi trở đi: thời gian dãn cách giữa các cữ sẽ tăng dần từ 3,5 – 4,5 giờ.
  • Những bé bú nhiều có thể chờ đợi lên đến 5 giờ đồng hồ.

Mẹ nên ghi chép lại lịch bú của con trong những tháng đầu để tiện theo dõi về sau. Nếu con thường xuyên đòi ăn sớm hơn thì có khả năng là cữ trước con bú chưa no. Mẹ điều chỉnh cho con bú nhiều hơn để con bú trọn vẹn 1 cữ nhé!

Bài nhiều mẹ quan tâm: 

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Dùng Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh Từ A-Z

Chuyện Ở Cữ Sau Sinh Đúng Cách Của Mẹ Thời Đại 4.0 – Phần 1

Làm Đẹp Sau Sinh Tại Nhà – Bí Quyết “Gái Một Con – Trông Mòn Con Mắt”

Số Lượng Tã Ướt – Màu Nước Tiểu

Mẹ nuôi con nhỏ sẽ nhanh chóng nhận thấy không phải lúc nào thời gian cữ bú cũng đều nhau. Có cữ bé bú nhiều, có cữ bé bú ít. Vậy làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ hay chưa? Câu trả lời rõ ràng nhất là mẹ đếm số tã ướt hay quan sát màu nước tiểu của con.

Những ngày đầu sau sinh, nước tiểu của con sẽ có màu vàng đậm rồi nhạt dần. Từ ngày thứ 5 trở đi, nước tiểu của bé bú đủ sẽ có màu vàng nhạt tới trong. Mùi nước tiểu cũng rất nhẹ, thậm chí là không có mùi. 

Nước tiểu của con càng sẫm màu, mùi “nồng nàn” là dấu hiệu con bú thiếu sữa. Mẹ tăng thêm cữ bú cho con nhé. Nếu tính theo số tã ướt con sẽ cần thay từ 6-8 cái tã mỗi ngày.

Vậy nên kinh nghiệm cho mẹ là, mẹ đừng áp lực khi thấy cữ này con bú ít. Con sẽ bù lại vào cữ sau đấy. Mẹ chỉ cần quan sát màu nước tiểu của con vàng nhạt đến trong là đạt chuẩn.

Ngoài ra, mẹ còn có thể nhìn vào “sản phẩm” đi ngoài để biết con có đủ sữa không. Cụ thể, sau giai đoạn đi phân su, phân của trẻ thường có dạng hoa cà, hoa cải. Trong trường hợp con ị khó, phân khô, cứng,… thì khả năng là con đang bú ít hơn nhu cầu. 

Các vấn đề thường gặp của bé mới sinh, mẹ nhắn tin vào Fanpage Mẹ Việt để được TƯ VẤN TRỰC TIẾP.

Đọc Thêm:

Vì Sao Ba Mẹ Nên Trực Tiếp Massage Cho Trẻ Sơ Sinh Của Mình

Giải Mã Trẻ Sơ Sinh Khóc Nhiều Và Cách Mẹ Khắc Phục

Tăng Cân Đều Đặn

3-4 ngày sau sinh, cân nặng của bé có thể giảm so với ban đầu không quá 10% trọng lượng. Đây gọi là hiện tượng sụt cân sinh lý. Tuy nhiên, mẹ không cần phải quá lo lắng. Con bú đều sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại sau đó.

Khi con nhận đủ sữa, cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu của con tăng trưởng liên tục. Sau 1 tháng con có thể lên 800gr-1kg. Những tháng sau vẫn tiếp tục tăng đều nhưng không tăng nhiều như tháng trước. 

Mẹ chỉ cần theo dõi cân nặng hàng tháng của con. Con vẫn trên đà tăng cân là dấu hiệu bé bú đủ nhé!

Ngôn Ngữ Cơ Thể

Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ thông qua quan sát ngôn ngữ cơ thể của bé? Mẹ hãy để ý những cử chỉ của bé trước và sau cữ bú rất khác biệt.

Trước bữa ăn, khi có dấu hiệu đói:

  • Tay con sẽ nắm chặt lại và khua liên tục trong không khí. 
  • Nếu đang ở gần mẹ, con sẽ quay mặt về phía mẹ, rúc vào người mẹ để tìm bầu sữa. 
  • Những bé lớn hơn có thể mút tay hoặc cho cả bàn tay vào miệng mút. 
  • Khóc chỉ là phản ứng cuối cùng khi đã phát nhiều tín hiệu mà mẹ vẫn chưa hiểu bé đói.

Mẹ nên “đọc vị” các tín hiệu của con và cho con tuti mẹ trước khi con khóc. Khi con khóc là đã quá đói rồi nên có thể phản ứng mạnh, dù đói mà vẫn không chịu bú mẹ ^^

Ngược lại, khi đã nạp đầy năng lượng, tay con sẽ dần buông lỏng và xòe cả bàn tay ra. Đây chính là thông điệp “mẹ ơi, con đã no rồi”. Không chỉ bàn tay mà cả cơ thể cũng thư giãn, thả lỏng và duỗi ra một cách tự nhiên.

Con Vui Vẻ, Dễ Chịu

Thỉnh thoảng giữa cữ bú con cũng có dấu hiệu bú chậm lại và nhả ti ra. Nếu con vẫn khó chịu, tay chân vung loạn xạ hoặc khóc thì có thể con gặp vấn đề khác. Lúc này, mẹ hãy:

  • Vác con lên và vỗ ợ hơi, sau đó mời con ti lại.
  • Thời gian ợ hơi giữa cữ bú có thể 5-10p, nghe tiếng con ợ rồi cho bú tiếp.
  • Sau cữ bú, mẹ vác ợ hơi cho con 15-20p để con ợ hết hơi trong bụng để dễ chịu.
  • Mẹ kiểm tra xem con đã bú đúng khớp ngậm, tư thế bú thoải mái chưa.

Thông thường, khi những vấn đề này được xử lý xong, con sẽ tiếp tục ti mẹ ngon lành. Sau khi đã no nê, con tự động nhả ti ra, mẹ có mời ti tiếp cũng sẽ từ chối. Con vui vẻ, thoải mái dễ chịu là dấu hiệu bé bú đủ sữa mẹ.

Giấc Ngủ Liền Mạch

Bú no bụng rồi ba mẹ cho con vui chơi, vận động một chút tùy theo tháng tuổi. Sau đó thiết lập môi trường ngủ. Con bú no sẽ dự trữ đủ năng lượng để có một giấc ngủ sâu và ngon. Tuy nhiên, con ngủ sâu không có nghĩa là ngủ nhiều. 

Có bé sinh ra đã ít ngủ làm mẹ hoang mang không biết có phải do chưa bú đủ không? Thực ra, mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu ngủ khác nhau. Thời gian tối thiểu cho một giấc ngủ của trẻ sơ sinh là 45 phút. Vậy nên giấc ngủ ngày của con luôn trên 45-60 phút thì mẹ yên tâm là con đủ sữa nhé.

Ngược lại giấc ngủ con ngắn, trằn trọc là có thể do con đói. Mẹ tăng thời gian bú hoặc thêm cữ bú cho phù hợp với con.

Đúc Kết Kinh Nghiệm

Mẹ thấy đó, cách làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ không hề khó. Mỗi lần ôm con tu ti, mẹ nhìn ngắm con thật kỹ sẽ nhận ra dấu hiệu bé bú đủ. Riêng trong những tuần khủng hoảng, biểu hiện ăn ngủ của bé rất thất thường. Các dấu hiệu bị xáo trộn khiến mẹ khó nhận biết là con đã bú đủ hay chưa. Kinh nghiệm cho mẹ lúc này là hãy thoải mái đi mẹ ạ. Mẹ chỉ cần kiểm tra màu nước tiểu của con hàng ngày vẫn vàng nhạt hoặc trong. Và con vẫn tăng cân đều đặn là mẹ yên tâm bé yêu luôn đủ sữa nhé! 

Bài kế tiếp:

Làm Thế Nào Để Trẻ Sơ Sinh Ngủ Sâu Giấc

9 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Massage Cho Trẻ Sơ Sinh

Nuôi Con Hoàn Toàn Bằng Sữa Mẹ – Khó Hay Dễ???

Phương Pháp Glenn Doman Là Gì? Chương Trình Glenn Doman

 

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả