Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 22/03/2021
25 phút đọc

Khi trẻ em chậm nói, tâm lý ba mẹ rất lo lắng nên sẵn sàng làm mọi cách để con nhanh biết nói. Việc đầu tiên ba mẹ cần làm là tìm hiểu về vì sao trẻ chậm nói. Những nguyên nhân khác nhau sẽ có những giải pháp khác nhau để cải thiện tình trạng của trẻ. Trong bài viết này, team Mẹ Việt sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu về những nguyên nhân làm trẻ chậm nói. Và cách tạo ra môi trường giúp kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ nhanh biết nói, nói tốt.

Xin chào ba mẹ, nếu như em bé của ba mẹ chậm nói. Hãy tham gia vào group Mẹ Việt – Chữa Chậm Nói cho Trẻ Tại Nhà. Với kinh nghiệm của Mẹ Việt, nhiều bé đã nói tốt, trình bày lưu loát, sớm làm chủ ngôn ngữ. Và em bé tiếp theo chính là em bé của ba mẹ. THAM GIA NGAY!

Nguyên Nhân Thực Thể

Nguyên nhân thực thể xuất phát từ chính vấn đề bản thân của trẻ. Nguyên nhân này tạm chia ra thành 2 loại gồm: Nguyên nhân các cơ quan phát âm và nguyên nhân về về trí não.

Trẻ Chậm Nói Do Các Cơ Quan Phát Âm

Thường gặp nhất là các trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi, ngắn lưỡi. Hay gặp các bất thường về cơ lưỡi, hàm,… Hở hàm ếch cũng gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ.

BlockNote image

Tuy nhiên, nguyên nhân trẻ chậm nói này có thể dễ dàng khắc phục chỉ với những thủ thuật đơn giản. Trẻ bị dính thắng lưỡi chỉ cần tiểu phẫu nhanh gọn là con đã có thể tập nói bình thường. Vì thế khi trẻ em chậm nói, ba mẹ cần quan sát xem con có mắc các tật kia không. Những biểu hiện này rất dễ nhìn thấy. Ví dụ trẻ bị dính thắng lưỡi lúc nhỏ sẽ khó bú sữa, không thể thè lưỡi ra ngoài.  

Trẻ chậm nói do các nguyên nhân này, chỉ cần ba mẹ đưa trẻ đi khám và can thiệp sớm. Con sẽ thuận lợi tập nói, kết quả là con nhanh biết nói.

Chủ đề ba mẹ quan tâm: 

Trẻ Chậm Nói Khám Ở Đâu?

Cách Dạy Trẻ Chậm Nói

Nguyên Nhân Về Trí Não

Đây là nguyên nhân gây lo lắng hàng đầu cho các ba mẹ khi thấy con có dấu hiệu chậm nói. Và cũng là nguyên nhân ba mẹ thường nghĩ đến đầu tiên. Trẻ có thể chậm nói do có các khiếm khuyết trong quá trình phát triển như: viêm màng não, bại não, não chậm phát triển,… Hay trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, tăng động,… 

BlockNote image

Trẻ em chậm nói do nguyên nhân này thường đi kèm các dấu hiệu bất thường về nhận thức. Cụ thể:

  • Trẻ không nói, không hiểu người khác nói, không nhận thức được hành vi của mình.

  • Không kiểm soát được cảm xúc.

  • Thường hay lặp đi lặp lại 1 quy trình (đi nhón gót, xoay vòng, nhìn lên trần nhà chăm chăm,…)

  • Khả năng giao tiếp xã hội rất kém: sợ người lạ, rất bám ba mẹ.

  • Có hành vi làm tổn thương cơ thể: đập đầu, cào cấu véo bản thân, người khác mà không ý thức,…

  • Không biết chỉ tay, không tự chơi.

Theo dõi đầy đủ các bài viết chủ đề dạy con tập nói, chậm nói: TẠI ĐÂY

Cách Can Thiệp

Trẻ có dấu hiệu chậm nói đi kèm những biểu hiện trên là có nguy cơ tự kỷ cao. Trẻ tự kỷ, tăng động, chậm phát triển khi được điều trị, can thiệp sớm tuy không thể phục hồi như người bình thường. Nhưng con sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của mình. Và vẫn có thể hòa nhập với cộng đồng ở mức độ nào đó. Ba mẹ cũng cần xác định bên cạnh việc cho con đi học can thiệp hay trường chuyên biệt (nếu cần). Thì sự hỗ trợ đắc lực của ba mẹ tại nhà sẽ giúp con cải thiện tình trạng được nhiều.

Bé chậm nói do nguyên nhân này mẹ tích cực can thiệp cho con trong độ tuổi vàng (dưới 3t) nhé. Can thiệp càng sớm, tỷ lệ phục hồi càng cao.

Như vậy, Ba mẹ có thể phân biệt các nguyên nhân về trí não thông qua khả năng nhận thức của con. Nếu nhận thức của con tốt, con hiểu được mọi người nói gì, biết làm theo ý muốn của mình. Con biết hết chỉ là con không nói. Khả năng cao là dấu hiệu trẻ chậm nói thông thường thôi nhé. Ba mẹ thường xuyên trò chuyện, tương tác với con hàng ngày sẽ giúp con mau chóng biết nói. 

Trẻ Xem Nhiều Tivi, Điện Thoại

Đây là nguyên nhân trẻ chậm nói hàng đầu. Ba mẹ có thể xem đây là nguyên nhân mang tính thời đại 4.0. Bởi những nguyên nhân này trước đây không có hoặc rất ít. Chỉ đặc biệt nở rộ trong giai đoạn mà các thiết bị điện tử luôn vây quanh trẻ. 

Hình ảnh và thông tin trên tivi, điện thoại có tính 1 chiều mà không có tương tác. Trẻ quen tiếp nhận thông tin một chiều và không cần thiết phải phản hồi. Dần trở nên thụ động và không có nhu cầu giao tiếp. 

BlockNote image

Ba mẹ cần quyết liệt cai tivi, điện thoại nếu không muốn làm trầm trọng thêm tình trạng chậm nói của trẻ. Thông thường, khi trẻ không được xem tivi, điện thoại nhiều nữa sẽ khóc lóc, ăn vạ và đòi xem bằng được. Nếu ba mẹ mủi lòng, xót con hay chiều theo ý muốn để chấm dứt cơn ăn vạ của con. Thì trẻ được đáp ứng lúc đó sẽ ngoan ngoãn trở lại. Nhưng hậu quả là trẻ bị chậm nói kéo dài.

Nếu gặp tình huống không cho xem tivi, điện thoại, trẻ hay mè nheo, đeo bám ba mẹ, ăn vạ,… Ba mẹ cần biết rằng, trẻ đang trong thời kỳ khám phá. Nhu cầu hoạt động vui chơi, học tập của con rất cao. Những phản ứng trên cho thấy trẻ đang thiếu nguồn thông tin khám phá. Vì thế, ba mẹ cần thay thế tivi, điện thoại cho con bằng các loại sách và đồ chơi giáo dục hấp dẫn. 

Như vậy khi đã biết được nguyên nhân trẻ chậm nói vì sao như trên, ba mẹ chỉ cần hạn chế tối đa thời gian xem các thiết bị điện tử. Kết hợp với tăng thời gian tương tác của ba mẹ với con. Tình trạng chậm nói của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. 

Sách Và Đồ Chơi Cần Thiết Giúp Bé Tập Nói

Ba mẹ muốn biết các đồ chơi, sách bổ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, kích nói cho trẻ. Hãy liên hệ ngay Mẹ Việt để được tư vấn. Không đơn thuần là tư vấn về sách và đồ chơi, ba mẹ còn được hướng dẫn chi tiết lộ trình kích nói hiệu quả cho trẻ ngay tại nhà. LIÊN HỆ NGAY!

Trẻ Được Đáp Ứng Quá Nhanh

Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên biết chỉ tay là dấu hiệu tốt, chứng tỏ con đang phát triển bình thường. Tuy nhiên từ 15 tháng trở đi, con chỉ chỉ tay để được đáp ứng các nhu cầu của mình. Thì điều này lại trực tiếp gây trở ngại cho sự phát triển ngôn ngữ của con. 

Thêm vào đó, nhiều gia đình có cháu đầu lòng, “cháu đích tôn”, thường được ông bà hết mực cưng chiều. Con không cần nói gì hết, chỉ cần đưa tay, kéo tay là ông bà, ba mẹ đã nhanh chóng hiểu ý và lấy cho con. Chính hành động này đã vô tình cổ vũ cho tình trạng chậm nói của trẻ. 

BlockNote image

Ba mẹ cần thống nhất với nhau tuyệt đối không vội vàng đáp ứng nhu cầu của con. Con muốn gì cần dùng ngôn ngữ để biểu đạt thì mới được đáp ứng. Cách làm đơn giản là vậy, nhưng quá trình thực hiện nếu không có kết hợp đồng bộ sẽ chậm kết quả. Ví dụ: ba mẹ tuân thủ tốt mà ông bà vẫn chiều thì con vẫn sẽ lười nói. Ba mẹ nên chia sẻ với ông bà để ông bà cùng phối hợp. 

Tuy nhiên, người đóng vai trò quan trọng nhất vẫn là ba mẹ. Ba mẹ nên dành nhiều thời gian chơi, tương tác và chăm sóc con. Vì tất cả những thời gian ở bên con đều có thể sử dụng để dạy con chậm nói hiệu quả. Nếu ba mẹ tập trung, kiên trì tương tác với con thì con sẽ nhanh phát triển ngôn ngữ. Thậm chí còn nói rất tốt.

Trẻ Thiếu Môi Trường Phát Triển Ngôn Ngữ

Nguyên nhân này được hiểu là trẻ lớn lên trong môi trường ít giao tiếp, trò chuyện. Ví dụ:

  • Ba mẹ đi làm suốt, ít có nói chuyện với con. 

  • Ba mẹ có thời gian ở bên con nhưng bận rộn công việc hoặc xem nhiều tivi, điện thoại, không nói chuyện với con.

  • Cháu thường xuyên ở nhà với ông bà, chỉ chơi tự do, ông bà bận làm việc nhà. Bản thân ông bà cũng lớn tuổi và không có nhu cầu giao tiếp nhiều như trẻ. Trẻ sống trong môi trường nhiều người lớn ít tương tác, trò chuyện cũng sẽ lười nói.

  • Một số gia đình thì có quan điểm ngại con đi học sớm chưa biết tự chăm sóc bản thân, chưa biết nói. Lo con chưa tự xúc ăn được, lo các cô không chăm cháu tốt như ở nhà. Nên dự định cho con lên 2t, 3t cứng cáp, biết nói tốt mới cho đi học.

BlockNote image

Về phía trẻ, trẻ có nhu cầu trò chuyện, nhu cầu được nói, được tương tác rất nhiều. Trẻ con thích chơi với trẻ con. Và cần được chơi với nhiều trẻ khác để có môi trường giao tiếp cũng như phát triển các kỹ năng xã hội. 

Các con nói với nhau chỉ là những câu ê a qua lại. Nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc kích thích trẻ tập nói. Vì vậy, những gia đình có bé thứ 2, có nhiều hàng xóm hay thường xuyên được chơi với các anh chị lớn. Các bé ấy thường nói rất nhanh. Do đó, để trẻ nhanh biết nói, sớm cải thiện tình trạng chậm nói, ba mẹ nên cho trẻ đi học từ 15-18 tháng. 

Nguyên Nhân Tâm Lý

Vì sao trẻ chậm nói lại bắt nguồn từ tâm lý? Việc này rất dễ hiểu là vì trẻ con thường nghịch ngợm và hiếu động. Không ít thì nhiều thường hay ông bà, ba mẹ la mắng. Nhiều ba mẹ tự hỏi con chậm nói vì sao mà không hay biết rằng: Chính những lời la mắng hàng ngày đã làm cho con dần trở nên tự ti, nhút nhát, khép mình. Và hiển nhiên là các trẻ này cũng thường chậm nói.

BlockNote image

Những trường hợp khác, trẻ bị gia đình bỏ bê, không quan tâm. Trẻ bị bạo hành gia đình cả về thể chất lẫn tinh thần (thường xuyên nói lời tiêu cực, phủ nhận,…). Lúc này, trẻ thiếu vắng tình yêu thương cảm thấy cô đơn và dần khép kín, chậm nói.

Nguyên nhân trẻ chậm nói do tâm lý thì cách khắc phục tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gặp không ít khó khăn. Vì nói thật, nguyên nhân này xuất phát từ chính ba mẹ chứ không phải từ phía con. Muốn giải quyết triệt, ba mẹ cần thay đổi chính mình mới có thể giúp con hết chậm nói.

Ba mẹ cần thay đổi, điều chỉnh thái độ với con. Không la mắng, đánh con, chì chiết nặng lời. Thay vào đó tìm hiểu con muốn gì, khen ngợi con khi con làm được việc gì tốt. Ba mẹ cười nhiều, bày tỏ tình yêu thương con bằng cách ôm hôn, ôm ấp con nhiều hơn. Chắc chắn tình trạng chậm nói của con sẽ được cải thiện đáng kể. Con sẽ thích nói, nói nhiều và nói rộn ràng cả ngày. Lúc đó, cả gia đình sẽ luôn tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc với những tiếng bi bô của con.

Hãy theo dõi những bài viết trong Cộng đồng Mẹ Việt để hiểu con hơn. Và biết cách tương tác tốt, giúp con khắc phục tình trạng chậm nói, phát triển thông minh và tự tin.

Trẻ Ăn Thô Kém

Vì sao trẻ chậm nói lại liên quan đến ăn thô kém? Việc ăn thô có tác động rất lớn đến việc phát triển cơ hàm, vận động lưỡi,… Giúp con có cơ hàm khỏe mạnh, con điều khiển lưỡi linh hoạt sẽ phát âm dễ dàng. 

BlockNote image

Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Dù theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay Bé tự chỉ huy thì cũng tầm 9 tháng đã có thể ăn thô tốt. Tuy nhiên, vì thói quen đút cho nhanh, muốn con ăn được nhiều. Một số mẹ thấy con ăn thô chưa tốt liền chiều con, tiếp tục xay nhuyễn cháo và đút cho con ăn. Lâu dần khiến con ăn uống thụ động. Con không cần nhai, chỉ cần nuốt. Con không có nhiều cơ hội để luyện tập cơ hàm, đảo lưỡi,… Cũng dẫn đến tình trạng chậm nói, khó phát âm, nói ngọng,…

Ba mẹ có bé đang chậm nói vì lý do này hãy ngay lập tức điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Tập cho con ăn thô, nhai nuốt để con rèn luyện các cơ quan giúp cho con phát âm tốt nhé.

Kết Luận

Trên đây là những nguyên nhân trẻ chậm nói thường gặp. Ba mẹ hãy rà soát từng nguyên nhân một để điều chỉnh cho bé. Đặc biệt là các nguyên nhân do thói quen sinh hoạt. Mặc dù rất đơn giản nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tập nói của con. Ba mẹ cần giải quyết dứt điểm các nguyên nhân trước để tạo ra cho con một môi trường phát triển ngôn ngữ lý tưởng. Thì khi áp dụng các bài tập nói, kích nói cho con mới thực sự đạt hiệu quả nhé! 

Bài tiếp theo: