Làn da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm nên thường dễ mắc bệnh. Một trong những bệnh mẹ hay gặp là trẻ bị ngứa da đầu. Hiểu rằng trẻ nên hạn chế sử dụng thuốc nên Mẹ Việt sẽ mách các mẹ cách trị dứt điểm ngứa da đầu ở trẻ an toàn và hiệu quả ngay tại nhà nhé.
Những triệu chứng mẹ nhận biết trẻ bị ngứa da đầu là:
Trẻ thường xuyên gãi đầu do ngứa.
Vùng da đầu đỏ theo từng mảng, nổi mẩn đỏ.
Hay tế bào da chết kết hợp lại với nhau đóng vảy, bong tróc những mảng dày. Dân gian thường gọi biểu hiện này là “cứt trâu”.
Trước tiên, mẹ hãy cùng điểm qua những nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ bị ngứa da đầu.
Dị ứng thức ăn: thức ăn như trứng, sữa, mật ong, hải sản, tôm, cua, sò, đậu phộng… có thể gây ngứa khắp người cho trẻ, trong đó có vùng đầu. Nếu trẻ đang uống sữa này đổi sang sữa khác, có biểu hiện ngứa đầu cũng có thể do trẻ bị dị ứng sữa đang uống.
Dị ứng môi trường: môi trường nuôi trẻ có nhiều dị nguyên như bụi bẩn, nấm mốc, mạt, bọ ve… hay môi trường sống bị ô nhiễm cũng làm cho trẻ ngứa da đầu.
Dị ứng thời tiết: thời tiết thay đổi đột ngột, da đầu trẻ chưa thích nghi kịp có thể bị mất độ ẩm dẫn đến khô, ngứa hay ẩm quá sẽ tăng tiết chất nhờn cũng làm trẻ bị khó chịu.
Dị ứng dầu gội: da đầu trẻ rất nhạy cảm, những dầu gội có nhiều thành phần tẩy cao dễ gây kích ứng cho da.
Tuy các nghiên cứu chưa có kết luận chính xác nhưng các kết quả cho thấy có mối liên hệ về di truyền bệnh ngứa da đầu. Nếu bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiểu sử bị các loại viêm da thì khả năng trẻ bị ngứa da đầu cao hơn những đứa trẻ khác.
Chấy (chí): hay xảy ra ở trẻ đi học, dễ bị lây từ bạn.
Nhiễm giun móc: giun ký sinh trong người gây ra ngứa ở nhiều vị trí, trong đó có da đầu.
Quần áo của trẻ nên được giặt sạch với xà phòng dịu nhẹ, phơi ở nơi nhiều nắng.
Không nên mặc quần áo len, lông, dạ vì dễ làm trẻ dị ứng. Mẹ nên chọn quần áo 100% cotton, thoáng mát.
Gối: tiếp xúc trực tiếp với da đầu trẻ nên được giặt ít nhất 2 tuần/lần và phơi nắng để loại bỏ các chất bã, dầu nhờn, bụi bẩn, tránh gây kích thích làm phát bệnh hay bệnh nặng hơn.
Mẹ tăng cường cho trẻ ăn rau xanh, các loại trái cây cung cấp vitamin.
Cho trẻ uống nhiều nước để giúp da thải độc.
Không cho trẻ ăn nhiều các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, ốc, trứng, sữa, thịt bò... Nếu trẻ còn bú mẹ, mẹ cũng không nên ăn nhiều những thức ăn này vì chúng cũng được bài tiết qua sữa.
Nên cho trẻ ăn nhạt, dùng dầu thực vật để tăng thêm axit béo không bão hòa, giúp cơ thể giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
Mẹ dùng tay gội nhẹ nhàng, không gãi hay kỳ cọ mạnh tránh trầy xước da đầu.
Không sử dụng dầu gội đầu đặc hiệu người lớn cho trẻ vì các thành phần thuốc trong dầu gội người quá mạnh so với trẻ em. Điều này sẽ làm tình trạng ngứa của trẻ thêm nặng, bị viêm da tiếp xúc.
Mẹ nên dùng dầu gội ít kiềm, dịu nhẹ cho làn da của trẻ.
Nếu đầu trẻ có nhiều mảng “cứt trâu”, mẹ hãy bôi vài giọt dầu dừa/dầu ô liu lên các mảng da trong 20–30 phút. Dầu sẽ ngấm và làm mềm các mảng da, có thể dùng lược để chải nhẹ rồi gội lại sạch với dầu gội. Dầu thừa còn bám lại trên tóc sẽ gây bết tóc, bí chân tóc, làm trẻ thêm ngứa.
Trẻ bị chấy, mẹ hỏi ý kiến bác sĩ dùng dầu gội có thành phần pyrethin/pyrethrum cho con. Hợp chất pyrethin/pyrethrum khi hoạt động sẽ tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh, tiêu diệt chấy. Sau khi gội, mẹ dùng lược dày chải để loại bỏ trứng chấy trên tóc trẻ. Khăn tắm, khăn mặt của trẻ nên được dùng riêng để tránh lây cho người xung quanh.
Ngoài ra, mẹ hãy cắt móng tay cho trẻ gọn gàng và thường xuyên để hạn chế trẻ gãi.
Từ kinh nghiệm trong quá trình theo học Y Học Cổ Truyền mình đã tổng hợp được một số loại thảo dược an toàn mà hiệu quả cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình. Những kinh nghiệm này không chỉ giúp cho gia đình mình mà còn giúp cho rất nhiều bạn bè mình bảo vệ được sức khỏe mà không phải dùng tới thuốc. Đặc biệt với tình trạng trẻ bị ngứa da đầu, mẹ có thể tham khảo các loại thảo dược thiên nhiên mình đã tổng hợp được dưới đây:
Mẹ cho một ít muối hòa vào nước, vắt thêm chanh. Dùng nước này gội đầu cho trẻ sẽ kháng khuẩn. Mẹ hòa loãng thôi nhé tránh làm con bị xót da sẽ ngứa thêm.
Hương nhu có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn, góp phần thải độc tố ra khỏi cơ thể trẻ giúp nhanh loại bỏ các yếu tố gây ngứa da đầu. Mẹ đun sôi nước, thả 1 nắm lá hương nhu vào đun sôi thêm 5 phút, rồi để nguội gội cho trẻ.
Theo y học cổ truyền, hoa cúc dại giúp làm dịu da đầu, giảm dị ứng, cắt cơn ngứa, làm sạch da đầu, trị lành các vết thương do viêm loét, trầy xước và làm mềm da. Cách nấu nước gội tương tự hương nhu.
Trong tinh dầu trà chứa trà xanh có tác dụng kháng viêm rất tốt. Mẹ cho vài giọt tinh dầu trà vào nước âm ấm, khuấy đều lên rồi gội cho trẻ.
Thành phần chính là axit axetic có nhiều trong giấm táo sẽ giúp loại bỏ các bã nhờn và các tác nhân gây ngứa da đầu. Mẹ pha loãng 1/3 cốc giấm táo trong 4 cốc nước rồi xả đều lên tóc cho trẻ, massage nhẹ nhàng cho trẻ sau đó xả sạch một lần nữa với nước ấm. Hoặc mẹ pha loãng 1 phần giấm táo với 3 phần nước ấm cho vào chai xịt rồi xịt đều lên da đầu và chân tóc, giấm táo sẽ cân bằng độ pH cho da và giảm ngứa da đầu rất hiệu quả.
Chất saponin có trong quả bồ kết có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, tẩy sạch, giảm rụng tóc và ngăn ngừa gàu, trị bệnh viêm da tiết bã rất hiệu quả cho tóc. Nước gội bồ kết vừa làm hết ngứa da đầu vừa an toàn cho trẻ. Tuy nhiên mẹ chú ý không để nước bồ kết dây vào mắt trẻ khi gội.
Các loại thảo dược thiên nhiên này hiệu quả với các trẻ bị ngứa da đầu nhẹ. Đối với các trẻ bị ngứa nặng, trẻ nên được điều trị thuốc sớm để hạn chế ngứa, lây lan hay nhiễm trùng.
Trong trường hợp này các thảo dược thiên nhiên vẫn có tác dụng hỗ trợ nhưng không thay thế được cho thuốc.
Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng sau, mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay:
Dù đã áp dụng các phương pháp vẫn không giảm ngứa, trẻ gãi đầu liên tục, thường xuyên.
Các mảng da đỏ ngày càng đỏ ửng, lan rộng ra xung quanh.
Những nốt đỏ mẩn ngứa, mọc nhiều hơn, sưng tấy hoặc mụn nước, lan rộng xuống cả trán, gò má, cổ, thậm chí khắp người, gây ngứa rất nhiều.
Trẻ gãi nhiều dẫn đến nhiều vết trầy xước trên da.
Xuất hiện mụn mủ trắng đục là dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng.
Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú.
Những bệnh nặng nếu không điều trị kịp thời có thể phát triển thành mãn tính, thường xuyên tái phát và gây khó chịu cho trẻ trong cuộc sống.
Hầu hết trẻ bị ngứa da đầu sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp về y tế nếu mẹ làm tốt bước chăm sóc và phòng bệnh hiệu quả. Sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ bị các bệnh ngoài da tấn công. Tuy nhiều bệnh không nguy hiểm nhưng gây cho trẻ ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tăng cân và giấc ngủ vàng của con. Làm theo hướng dẫn trong bài chia sẻ này không những mẹ đánh bay được triệu chứng ngứa da đầu, mà mẹ còn giúp con ngăn ngừa được nhiều bệnh ngoài da khác đấy.
Trẻ bị ngứa da đầu có thể liên quan đến các bệnh viêm da khác, mẹ có thể tìm hiểu thêm: Trẻ Bị Viêm Da: Phân Loại Đúng, Chữa Trị Hiệu Quả
Một số bệnh ngoài da khác mà trẻ hay gặp, đặc biệt là trẻ sơ sinh đã được chia sẻ chi tiết trong các bài viết dưới đây, mẹ hãy bớt chút thời gian tham khảo để chăm con hiệu quả nhé:
Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt – Cách Chăm Sóc Hiệu Quả Tại Nhà
Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Trên Mặt – Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa