Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Không Hạ: Kinh Nghiệm Của Mẹ Việt

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 16/09/2019
17 phút đọc

Chuyện sốt ở trẻ em tưởng đơn giản nhưng không lần nào giống lần nào. Có lúc trẻ chỉ sốt 1-2 ngày rồi tự khỏi. Nhưng cũng có lúc sốt cao, trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ làm cho mẹ rất lo lắng. Thật vui là kinh nghiệm của mình đã giúp nhiều mẹ hạ sốt cho con hiệu quả. Hạnh phúc hơn, sau khi hiểu rõ về sốt, nhiều mẹ đã tự tin đồng hành cùng mình trong hành trình chăm sóc con khỏe mạnh tự nhiên. Bài viết này mình sẽ chia sẻ về kinh nghiệm hạ sốt cho trẻ sốt cao khó hạ nhé!

Nếu bé nhà ba mẹ đang sốt cao cần tư vấn gấp, kết nối với Mẹ Việt để được hỗ trợ. KẾT NỐI NGAY

Nguyên Nhân Trẻ Sốt Cao Không Hạ

Trẻ sốt trên 39 độ khó hạ phần lớn là do nhiễm khuẩn. Các bệnh gây sốt cao cho trẻ thường kèm triệu chứng đặc trưng như:

  • Nổi mẩn đỏ

  • Phát ban

  • Mụn nước

  • Cứng cổ

  • Trẻ sốt tay chân lạnh

Đây là những dấu hiệu của những bệnh phổ biến ở trẻ em. Trong đó, có những bệnh lành tính có thể chăm sóc tại nhà nhưng cần theo dõi biến chứng. Có những bệnh nguy hiểm trẻ cần phải nhập viện. Ngay cả trong trường hợp mẹ muốn chăm sóc trẻ tại nhà, mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ an toàn.

Ngoài ra, một số sai lầm trong chăm sóc như mặc nhiều lớp quần áo, ăn thiếu chất, ít uống nước,… cũng làm trẻ sốt cao khó hạ. Mẹ chăm sóc đúng cách trẻ sẽ nhanh hạ sốt.

Mẹ tìm hiểu đầy đủ về sốt và các dấu hiệu nhận biết bệnh tại đây: Sốt Ở Trẻ Em – Những Điều Mẹ Cần Biết

Một số nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt mẹ cần biết: Cách Trị Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

aCXfZLb7qwDthnb_.jpeg

Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Không Hạ Phải Làm Sao?

Đôi khi tình trạng trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ cũng xảy ra khi mẹ chưa hạ sốt đúng cách. Mẹ thử kiểm tra trẻ đã uống đủ liều hạ sốt hay chưa (Paracetamol/Acetaminophen: 10-15mg/kg/lần). Hoặc trẻ bị nôn trớ sau khi uống sẽ giảm hấp thụ thuốc. Liều tiếp theo mẹ có thể dùng thuốc viên đạn đặt hậu môn để hạ sốt. 

Trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ <38.5°C, thuốc hạ sốt không có tác dụng và cũng không được tính là uống thuốc hạ sốt nhiều mà không hạ. Nếu trẻ sốt trên 39 độ đã uống thuốc, mẹ nên kết hợp làm tốt những bước sau:

Tham gia vào cộng đồng Mẹ Việt để cùng thảo luận các mẹo chăm con khỏe, dạy con ngoan. THAM GIA NGAY

Giảm Thân Nhiệt Cho Trẻ

Sốt ở trẻ em, sau khi uống thuốc, mẹ kết hợp chườm mát thì trẻ sẽ nhanh hạ sốt hơn.

Chườm mát, lau mát: mẹ dùng khăn sạch nhúng qua nước ấm, vắt hơi khô, chườm lên trán của trẻ. Nếu lau mát, mẹ nhúng khăn vào nước ấm, lau khắp người trẻ, tập trung 2 hốc nách, bẹn, lưng. Sau đó lau khô lại và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Nhưng nếu trẻ sốt trên 39 độ cao do viêm phổi thì không dùng cách này mẹ nhé.

Thuốc hạ sốt có tác dụng sau 30 phút. Trong thời gian này, nếu trẻ quá khó chịu, mẹ có thể cho trẻ ngâm mình trong bồn nước ấm từ 10-20 phút. Cách này giúp trẻ thoát bớt nhiệt qua da sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ba mẹ có thắc mắc cần hỗ trợ tư vấn: CLICK VÀO ĐÂY

Cùng chủ đề: Trẻ Sốt 39 Độ Phải Làm Gì Để Không Gặp Nguy Hiểm?

Bài Thuốc Dân Gian Hạ Sốt An Toàn Cho Trẻ

Theo Đông y, một số loại lá tính mát, giúp lưu thông khí huyết có thể dùng hạ sốt ở trẻ em như sau:

Lá Diếp Cá, Lá Nhọ Nồi

BlockNote image

Hai loại lá này đều mát và hiệu quả giảm sốt nhanh. Cách sử dụng như sau:

  • Mẹ hái một nắm lá nhọ nồi, rửa sạch rồi giã nhuyễn hay xay nát, lọc lấy nước cho trẻ uống. Mẹ có thể thêm chút đường cho con dễ uống. Trẻ nên uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 50ml. 

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ lấy một nắm lá, đun sôi trong 5 phút rồi tắt bếp, để nguội rồi mới cho uống.

  • Phần bã còn lại mẹ cho vào khăn sạch đắp lên trán hoặc kẹp vào nách cũng giúp hạ sốt nhanh.

Rau Húng Quế

Có 2 cách hạ sốt như sau:

  • Cách 1: Dùng khoảng 20 lá húng quế cùng 1 muỗng cà phê gừng băm nhuyễn đun với 200ml nước đến khi còn 1/2 lượng nước. Mẹ cho thêm ít mật ong, cho trẻ uống 2-3 lần/ngày trong khoảng 3 ngày

  • Cách 2: băm nhuyễn khoảng 5g húng quế và ít tiêu đen cho vào 200ml nước sôi ngâm 5 phút. Mẹ lọc sạch bã rồi cho trẻ uống nước 2-3 lần/ngày cho đến khi nào hết sốt.

Gừng

Mẹ có thể dùng gừng theo 2 cách sau để hạ sốt cho trẻ:

  • Cách 1: Cho 2 muỗng bột gừng vào bồn nước ấm, cho trẻ ngâm mình vào đó khoảng 10 phút trước khi đi ngủ. Mẹ nên thử bôi 1 ít nước lên cánh tay của trẻ trước để xem trẻ có bị dị ứng với gừng hay không nhé.

  • Cách 2: gừng tươi băm nhuyễn ngâm vào 200ml nước sôi. Sau đó cho một chút mật ong. Cho trẻ uống 2-3 lần/ngày. Chú ý cách này không dùng cho trẻ <1 tuổi.

Những bài thuốc này không gây tác dụng phụ, mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng giảm sốt nhanh cho trẻ. Tuy nhiên, nếu áp dụng mà trẻ vẫn không hạ sốt là dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời.

Tham khảo: Trẻ Sốt Đi Sốt Lại Nhiều Lần, Chăm Sóc Như Thế Nào Cho Đúng?

Bổ Sung Nước Và Điện Giải

Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ có nguy cơ bị mất nước cao. Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu này qua môi khô, hai má trẻ ửng đỏ. Tích cực cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây giàu vitamin, nước dừa cung cấp điện giải tự nhiên.

Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ cho trẻ bổ sung điện giải bằng dung dịch oresol hay hydrite.

Bù nước là một bước cực kỳ quan trọng, góp phần giúp hạ sốt ở trẻ em. Các mẹ cũng biết là khi bị sốt, con rất lười uống nước và chỉ muốn nghỉ ngơi. Mẹ nên thủ thỉ nhẹ nhàng, khuyến khích con uống nhiều nước. Nếu trẻ không uống nước nhiều một lần, mẹ hãy kiên nhẫn dỗ con uống từng ngụm nhỏ liên tục nhé.

Trẻ Bị Sốt Cao Sẽ Bị Co Giật?

Hiểu lầm tai hại này là nỗi ám ảnh của các mẹ trong thời gian dài. Sự thật đầu tiên mẹ phải biết là không phải trẻ nào sốt cao cũng bị co giật. Chỉ những trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay chích ngừa sốt cao mới có nguy cơ bị co giật (ít xảy ra). 

Sự thật thứ hai, nhiệt độ sốt không nhất thiết gây co giật cho trẻ. Những trẻ có cơ địa thể trạng yếu hay gia đình có tiền sử thì dù sốt nhẹ cũng có thể co giật. 

Thứ ba, tỷ lệ trẻ sốt co giật ở trẻ là rất thấp (<4%). 

Thứ tư, sốt co giật không nguy hiểm, không ảnh hưởng đến não và càng không liên quan bệnh động kinh.

Vậy thì khi trẻ co giật, mẹ nên làm gì? Thông thường, các cơn co giật sẽ hết sau 1-2 phút. Nếu kéo dài sau 5 phút, mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm cấp cứu gần nhất để được hỗ trợ. Theo bác sĩ nhi việc quan trọng lúc này là giữ đường thở của trẻ thông thoáng bằng cách đặt trẻ nằm nghiêng, đầu hơi thấp. Như vậy, đờm nhớt nếu có sẽ chảy ra, không làm nghẹt đường thở trẻ.

Mẹ KHÔNG NHÉT BẤT CỨ THỨ GÌ vào miệng trẻ, không giữ trẻ lại để ngăn co giật. Mẹ cũng không nên vắt chanh hay sả (trẻ bị sặc), cạo gió cho trẻ. Chính những việc này mới gây nguy hiểm cho trẻ. Mẹ cần bình tĩnh quan sát đợi cơn co giật qua đi sau vài phút. Khi trẻ tỉnh lại, nếu vẫn sốt cao, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt bình thường.

Lời Kết

Bé nhà mình khi áp dụng những cách này thường hạ sốt nhanh mà ít khi cần dùng đến thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó, mẹ tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng nhiều cách nhé. Những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất giúp con khỏe tự nhiên. Chủng ngừa đầy đủ giúp trẻ chủ động phòng tránh các bệnh nguy hiểm phổ biến ở trẻ em. Hay còn nhiều cách khác mà các mẹ đang thảo luận sôi nổi tại Cộng Đồng Mẹ Việt. Nếu mẹ muốn bắt đầu hành trình nuôi con khỏe tự nhiên, Cộng Đồng Mẹ Việt VIP luôn chào đón mẹ!

Tham khảo thêm:

Top 10 Đồ Chơi Thông Minh Cho Bé Dưới 1 Tuổi

Review Các Bộ Sách Ehon Cho Bé 0-1 tuổi Hay Nhất

Tìm hiểu phương pháp Glenn Doman giúp trẻ thông minh sớm.