Học ngoại ngữ – Tiếng Anh sớm có sợ bị rối loạn ngôn ngữ? Học song ngữ có sợ bị rối loạn ngôn ngữ? Làm thế nào để nhận diện con bị rối loạn ngôn ngữ?

Trong quá trình tư vấn cũng như chia sẻ cho ba mẹ về tiếng anh tại nhà cho con. Đây là các câu hỏi Team tiếng Anh Mẹ Việt nhận được khá nhiều. Vì vậy mình viết bài này để giúp ba mẹ tìm được câu trả lời rõ ràng. Từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn. Với một tâm lý thoải mái nhất có thể.

Ba mẹ nên lưu link bài viết này gửi đến những người thân có cùng quan tâm. Để giúp họ tiết kiệm thời gian. Và tất nhiên. Trên hành trình dạy con học tiếng Anh tại nhà. Ba mẹ không thể thiếu tài liệu học, người hướng dẫn và cộng đồng cùng chí hướng. Tham gia hai chương trình của MV là khóa học Tiếng Anh tại NhàCâu Lạc Bộ Tiếng Anh MV 4.0 để nhận được 3 viên ngọc quý đó nha.

Đọc Thêm

#1. Song ngữ là gì? Có nên cho con học song ngữ?

#2. Học Tiếng Anh Cho Trẻ Em Ở Đâu Tốt?

Rồi chúng ta cùng bắt đầu với chủ đề ngày hôm nay.

Khái Niệm Về Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Là việc trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp với người xung quanh bằng lời nói. Biểu hiện chính ở hai vấn đề rối loạn truyền đạt và rối loạn tiếp thu ngôn ngữ. Đối với trẻ em. Rối loạn ngôn ngữ xảy ra chủ yếu ở nhóm đối tượng dưới 5 tuổi. Ba mẹ hãy nhớ rõ mốc này để đồng hành theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của con một cách sát sao.

1. Gặp khó khăn khi truyền đạt ý nghĩ, ý tưởng tới người khác (Rối loạn truyền đạt).

Dấu hiệu rối loạn truyền Đạt.

  • Dùng các từ tối nghĩa, không hợp hoàn cảnh.
  • Dùng sai thành ngữ, tục ngữ.
  • Nói sai thứ tự từ trong câu, Bỏ mất chữ khi nói, Khả năng thành lập câu bị hạn chế
  • Bé thường không nhớ tên của các đồ vật, gọi bằng “cái này”, “cái kia” để thay thế.
  • Vô thức đảo các âm trong một từ, ví dụ “mèo con” thì đọc thành “mòn ceo”…
  • Thường xuyên quên từ và phải tự chế một từ khác để thay thế.

2. Gặp khó khăn khi tiếp thu lời nói của người khác trong giao tiếp (Rối loạn tiếp thu).

Dấu hiệu rối loạn tiếp thu. 

  • Không thể tập trung nghe người khác nói nhất là khi có tiếng ồn như tiếng nhạc hoặc tivi.
  • Bé không hứng thú khi nói chuyện, không nhớ thông tin cuộc hội thoại đã xảy ra.
  • Luôn hiểu mọi thứ theo đúng nghĩa đen nên không hiểu được những câu đùa ẩn ý.
  • Không nhớ thông tin trong cuộc đối thoại vừa xảy ra.

Cứ 20 trẻ thì có đến 1 trẻ có triệu chứng rối loạn ngôn ngữ. Khi không rõ nguyên nhân, nó được gọi là rối loạn phát triển ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ có thể xảy ra ở trẻ em có các vấn đề phát triển khác, rối loại phổ tự kỷ, khiếm thính và khuyết tật học tập.

Rối loạn ngôn ngữ cũng có thể do tổn thương hệ thần kinh trung ương. Được gọi là chứng mất ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ hiếm khi do thiếu trí thông minh.

Rối loạn ngôn ngữ khác với chậm phát triển ngôn ngữ. Với việc chậm phát triển ngôn ngữ. Đứa trẻ phát triển lời nói và ngôn ngữ giống như những đứa trẻ khác, nhưng muộn hơn.

Còn trong rối loại ngôn ngữ. Lời nói và ngôn ngữ không phát triển bình thường. Trẻ có thể có một số kỹ năng ngôn ngữ, nhưng không có kỹ năng khác. Hoặc cách thức phát triển các kỹ năng này sẽ khác với bình thường.

Rối Loạn Ngôn Ngữ có Phải Do Học Ngoại Ngữ Từ Sớm?

Hầu hết các định nghĩa trên các nguồn uy tín như Wikipedia, Bệnh viện Vinmec… Đều chỉ rõ rằng. Rối loạn ngôn ngữ là một dạng di chứng não, do vùng não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu khi cơ thể mắc phải những bệnh lý hay có những tổn thương khó hồi phục tại não bộ.

Không có bất kỳ một dẫn chứng, thống kê, nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân của rối loạn ngôn ngữ là do việc học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc hay do học ngôn ngữ thứ 2 từ sớm. Mà chỉ có những nghiên cứu chứng minh việc học ngôn ngữ từ sớm giúp cho trẻ thông minh hơn.

Vì vậy. Tất cả các thông tin ba mẹ nghe, hoặc truyền tai nhau. Đều là những thông tin mang tính chất cá nhân. Không có kiểm chứng khoa học.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Rối loạn ngôn ngữ thường do các nguyên nhân liên quan đến nội tại bên trong của trẻ. (Trẻ có rối loại phổ tự kỷ, khiếm thính, tổn thương hệ thần kinh…). Không do tác động của sự giáo dục bên ngoài của đứa trẻ. Sự giáo dục bên ngoài thường chỉ gây lên vấn đề chậm nói đơn thuần của trẻ. Cũng là một vấn đề rất đáng lo ngại trong giai đoạn hiện tại. 

Thực tế cũng cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra ở môi trường đa ngôn ngữ có thể phát triển đồng hành 2-3 ngôn ngữ cùng lúc. Ví dụ, mẹ là người Việt ở Singapore. Cưới chồng người Indo và thế là đứa trẻ vừa nói được tiếng Anh, tiếng Trung (ngôn ngữ ở trường và cộng đồng). Vừa nói được tiếng Việt (ngôn ngữ của mẹ) và tiếng Indo (ngôn ngữ của bố). Bọn trẻ nói những tiếng này tự nhiên như hơi thở. Sẽ có hiện tượng pha trộn ngôn ngữ trong giao tiếp (Code Switching). Tuy nhiên điều đó không phải là rối loạn ngôn ngữ mà phản ánh sự nhanh nhạy của đứa trẻ khi tìm một từ chính xác cần diễn đạt nội dung mà ngôn ngữ này không thể lột tả được và được thay thế bằng ngôn ngữ khác.

Do vậy có thể kết luận: Học ngoại ngữ sớm, học nhiều ngôn ngữ sớm không gây ra sự rối loạn ngôn ngữ.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ không phụ thuộc vào số lượng ngôn ngữ mà trẻ được tiếp xúc (Cruz-Ferreira, 2011; Kohnert, 2007).

Một số Hiểu Lầm Về Rối Loạn Ngôn Ngữ.

Nếu con có một số biểu hiện sau, không phải là rối loạn ngôn ngữ. Đó là sự phát triển ngôn ngữ bình thường. Thậm chí còn là phát triển ngôn ngữ vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

  • Trẻ sử dụng tiếng Anh để diễn đạt nhiều hơn tiếng Việt. (nghe hiểu được cả tiếng Việt và tiếng Anh). Điều này là một điều bình thường với trẻ học song ngữ. Hoặc hoặc ngôn ngữ thứ 2 từ sớm. Miễn là trẻ vẫn đang sử dụng một trong hai ngôn ngữ hoặc kết hợp hai ngôn ngữ để truyền đạt ngữ nghĩa một cách dễ dàng. Thì đó vẫn đang là sự phát triển bình thường.
  • Trẻ sử dụng kết hợp cả tiếng Anh và tiếng Việt trong truyền đạt ngôn ngữ (Nghe hiểu được cả tiếng Việt và tiếng Anh). Đây còn được gọi là hiện tượng Code Switching. Đó thể hiện sự linh động trong việc tư duy cả hai ngôn ngữ của trẻ. Thậm chí, nó phản ánh năng lực nhận thức và giao tiếp của người học và rằng não bộ của trẻ hoàn toàn phân biệt rất tốt các ngôn ngữ mà trẻ được tiếp xúc (Genesee et al., 2004).

Ở cả hai trường hợp này. Việc của chúng ta là tiếp tục gia tăng vốn từ và khả năng giao tiếp cho con ở cả hai ngôn ngữ. Và trẻ sẽ dần dần thành thạo cả hai khi đạt đủ lượng. Thường khi con 5-6 tuổi trở ra. Con sẽ hoàn thiện ở cả 2 ngôn ngữ.

  • Không nên cho trẻ nhỏ học tiếng Anh khi tiếng Việt chưa thành thạo, nếu không sẽ khiến trẻ rối loạn ngôn ngữ: Như đã phân tích ở trên. Quan điểm này không chính xác. Có hàng trăm ngàn ba mẹ tại Việt Nam đã và đang dạy tiếng Anh cho con từ sớm. Đạt được hiệu quả cao. Việc học tiếng Anh sớm không phải lý do khiến trẻ rối loạn ngôn ngữ. Mà học không đúng phương pháp, không triệt để hay lạm dụng các thiết bị điện tử mới là nguy cơ dẫn đến những vấn đề về ngôn ngữ của con.

Đọc thêm: Hiểu Đúng Về Dạy và Học Tiếng Anh Cho Trẻ Em

Kết Luận.

Qua bài viết. Mình tin rằng, ba mẹ không còn lo lắng vấn đề cho con học tiếng Anh từ sớm có sợ rối loạn ngôn ngữ. Việc của chúng ta bây giờ. Là sắp xếp thời gian, lên kế hoạch thích hợp. Lựa chọn phương pháp, lộ trình khoa học để đồng hành tiếng Anh tại nhà cùng con. Cần tư vấn ba mẹ tham gia group hoặc liên hệ với Mẹ Việt team qua zalo 035 227 5339.

Đọc đầy đủ các bài hướng dẫn tiếng Anh tại nhà cho con tại đây. 

Chủ đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0-6 tuổi là một chủ đề được Mẹ Việt tập trung nghiên cứu rất sâu. Ngoài group thảo luận, giải đáp thắc mắc. Mẹ Việt còn tổ chức các chương trình đào tạo miễn phí như

  • Hiểu‌ ‌để‌ ‌Phát‌ ‌triển‌ ‌ngôn‌ ‌ngữ‌ ‌cho‌ ‌trẻ.‌ ‌(0-6‌ ‌tuổi)‌ ‌-‌ ‌Phương‌ ‌phát‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌ngôn‌ ‌ngữ‌ ‌cho‌ trẻ‌ ‌vượt‌ ‌trội.‌
  • Để con không chậm nói và phát triển ngôn ngữ
  • Nhận Diện & đánh giá trẻ bị chậm nói đơn Thuần
  • Phương Pháp Tắm Ngôn Ngữ Thụ Động
  • Đồng hành Chữa “chậm nói đơn thuần” tại nhà cho con Hiệu quả.

Ba mẹ tham gia group thảo luận trên Facebook để không bỏ lỡ các tài liệu, kiến thức giáo dục sớm, dạy tiếng Anh tại nhà cho con, Phát triển ngôn ngữ… nhé.

Nguồn tham khảo cho bài viết.

  1. https://medlineplus.gov/ency/article/001545.htm
  2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/roi-loan-ngon-ngu-la-gi-phan-loai-roi-loan-ngon-ngu/
  3. https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%91i_lo%E1%BA%A1n_ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AF

Đôi Chút Về Phạm Nguyễn Thái Hoàng

Sáng lập và Quản Trị Mẹ Việt - Thương Hiệu Đồng Hành Cùng Ba Mẹ và Gia Đình Việt.

Là một nhà đào tạo, Blogger. Tốt nghiệp đại học bách khoa Hà Nội. Học Thạc sĩ giáo dục theo chương trình quốc tế IB. Holistic Health Coach tại học viện dinh dưỡng IIN hàng đầu Hoa Kỳ. Tôi có đam mê vô cùng lớn về các chủ đề về gia đình. Sức khỏe & Giáo dục tại nhà. Niềm hạnh phúc của tôi là được tìm tòi, được viết, được tổng hợp, được sáng tạo. Được làm cầu nối giữa ba mẹ với kho tàng kiến thức vô cùng rộng lớn - “Làm Cha Mẹ”.

Đơn giản hóa các kiến thức phức tạp và khó hiểu để truyền tải đến ba mẹ là một trong những mục tiêu quan trọng của tôi. Giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian để có thể dành trọn vẹn cho con yêu và gia đình. Tôi khao khát xây dựng lên một cộng đồng Ba Mẹ Việt “Hết lòng nuôi dạy con tại nhà”.

Rất vui được đồng hành cùng ba mẹ trên hành trình ý nghĩa này!
(Đọc Thêm Câu Chuyện Của Tôi)

Trang Chủ Meviet
Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả