Trẻ lên 3, cả nhà học nói. Nhiều người vẫn tin tưởng vào câu nói ấy. Thế nên có những bé 2-3 tuổi chậm nói, người lớn cho là bình thường. Và chủ quan để trẻ tự lớn tự học nói thay vì tích cực can thiệp sớm cho trẻ. Trẻ 15 – 18 tháng tuổi bắt đầu nói được từ đơn – từ đôi. 18 – 36m là giai đoạn trẻ bùng nổ về phát triển ngôn ngữ. Nếu trong thời gian này, trẻ không được tập trung phát triển ngôn ngữ sẽ gặp nhiều bất tiện trong học tập và sinh hoạt. Ba mẹ hãy cùng team Mẹ Việt tìm hiểu trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Để qua đó, chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc cần tích cực cải thiện chậm nói cho trẻ.
Nếu ba mẹ không có thời gian đọc bài viết. Ba mẹ có thể nghe toàn bộ nội dung chia sẻ bằng âm thanh podcast dưới đây!
Chậm nói luôn ảnh hưởng nhất định đến mọi sinh hoạt của trẻ hàng ngày. Trong một số trường hợp, chậm nói chỉ ảnh hưởng đến trẻ trong một thời gian ngắn. Nhưng một số trường hợp khác, chậm nói nếu không được phát hiện và can thiệp sớm. Có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Do đó, việc trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào nguyên nhân trẻ chậm nói.
Trẻ có thể chậm nói do những khiếm khuyết răng miệng, thính giác. Các vấn đề về lưỡi như dính thắng lưỡi, đầy lưỡi ngắn lưỡi hoặc vòm miệng,… Hoặc khả năng thính lực suy giảm khiến trẻ nghe kém sẽ khó tiếp thu âm thanh, ngôn ngữ, lời nói. Trẻ khó phát âm, phát âm không rõ ràng, nói ngọng,… Trẻ cũng gặp những khó khăn trong ăn uống bởi những vấn đề cơ miệng.
Ba mẹ cần giải quyết các nguyên nhân này càng sớm càng tốt để trẻ học nói. Lúc đó, tình trạng chậm nói sẽ không ảnh hưởng đến trẻ nhiều.
Ba mẹ gặp khó khăn chưa biết cải thiện tình trạng chậm nói cho trẻ bắt đầu từ đâu. Liên hệ fanpage Mẹ Việt để được TƯ VẤN CHI TIẾT.
Đọc thêm: Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ
Trẻ chậm nói do những nguyên nhân này trực tiếp ảnh hưởng khả năng giao tiếp, diễn đạt của trẻ. Nhưng vấn đề ba mẹ cần quan tâm không chỉ là chậm nói mà còn là nhận thức của trẻ. Thời gian can thiệp vàng cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm phát triển là dưới 3 tuổi.
Trẻ chậm nói trường hợp này ba mẹ nên đưa con đi khám và can thiệp sớm. Tránh để quá độ tuổi vàng sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng phục hồi của con. Không chỉ là trẻ gặp khó khăn trong nói, giao tiếp, diễn đạt. Mà còn khó khăn về phát triển trí tuệ, vận động, nhận thức, xã hội,…
Bài đọc nhiều nhất: Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Có Đáng Lo???
Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Các trường hợp trẻ chậm nói đơn thuần do các nguyên nhân môi trường như: Xem quá nhiều ti vi, điện thoại, trẻ không cần nói chỉ cần chỉ tay đã được đáp ứng. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến trẻ như sau:
Trẻ chậm nói gặp khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu, ý kiến của mình. Trẻ có ngôn ngữ tốt, khi gặp chuyện có thể dễ dàng để giãi bày cho người khác hiểu. Với trẻ chậm nói thì đó là cả một sự nỗ lực để nói lên quan điểm, trình bày ý kiến của mình. Đôi khi trẻ bị thiếu ngôn từ diễn đạt không rõ ràng, sai ý tưởng, làm người khác hiểu lầm. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội và dễ tức giận vì mọi việc không theo ý mình muốn.
Trẻ chậm nói không thể dùng ngôn ngữ sẽ phải “giao tiếp” bằng ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ: đánh, cào cấu người khác, giật đồ chơi, quăng ném đồ chơi. Trẻ có rất nhiều điều muốn truyền đạt nhưng không có cách nào truyền đạt. Dẫn đến trẻ dễ nổi nóng, cáu gắt, mất kiểm soát cảm xúc. Gặp khó khăn thì giải quyết bằng hành động, lâu dần sẽ trở nên cộc tính.
Ba mẹ quan tâm: Sách Và Đồ Chơi Bổ Trợ Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Nói
Liên hệ Mẹ Việt để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hiệu quả sách và đồ chơi cho bé chậm nói: Kết nối TẠI ĐÂY.
Theo các chuyên gia, trẻ chậm nói có nguy cơ đối mặt với những vấn đề xã hội. Ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ mà với cả người khác, tác động đến hành vi của trẻ khi trưởng thành. Chậm nói ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, kết bạn và trao đổi thông tin của trẻ. Trẻ có thể bị cô lập, không có bạn chơi, trò chuyện cũng sẽ dần khép kín, trầm tính. Tạo cho trẻ dáng vẻ lầm lỳ, không thiện cảm.
Chậm nói có thể khiến trẻ trở thành tâm điểm bị bạn bè trêu chọc. Khiến trẻ mất dần sự tự tin, không muốn chia sẻ và nói chuyện với bất kỳ ai. Làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ em, trẻ vị thành niên sau này.
Bên cạnh những khó khăn khi giao tiếp, chậm nói còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Khi gặp vấn đề cần giúp đỡ, trẻ không biết mở lời, trình bày khó hiểu, khó diễn đạt cảm xúc. Sẽ càng làm trầm trọng thêm và người lớn cũng không biết để hỗ trợ kịp thời. Khi lớn, trẻ cũng bị hạn chế trong công việc khi giao lưu, làm việc cùng các đồng nghiệp. Hay gặp bất lợi trong các công việc cần thiết lập các mối quan hệ, giao lưu, tương tác với nhiều người.
Tham khảo:
Trẻ 3 Tuổi Chậm Nói – Ba Mẹ Phải Làm Sao???
Trẻ 4 Tuổi Chậm Nói – Kích Nói Cho Trẻ Như Thế Nào Hiệu Quả
Trẻ chậm nói thường không tự tin giao tiếp do vốn từ ít và khả năng diễn đạt hạn chế. Trẻ gặp khó khăn trong ngay cả việc bày tỏ những nhu cầu, nguyện vọng cơ bản của bản thân.
Vì thế, trẻ thường tự chơi một mình và ít gần gũi, hòa đồng với bạn bè xung quanh. Điều này làm trẻ không có môi trường phát triển các kỹ năng xã hội. Như là kỹ năng làm quen – kết bạn, chia sẻ đồ chơi, làm việc nhóm,…
Trẻ cũng ít có cơ hội phát triển thông minh cảm xúc. Học cách nhận biết cảm xúc của người khác thông qua nét mặt. Điều này gây ra nhiều bất tiện cho trẻ trong giao tiếp hàng ngày.
Trẻ có 1001 câu hỏi vì sao nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi và khám phá thế giới. Làm thế nào có thể tiếp thu nhiều kiến thức khi mà trẻ không thể hỏi? Trẻ khó nói ra những thắc mắc bằng ngôn từ??? Đến đây, ba mẹ đã biết trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Chậm nói ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học hỏi của trẻ trong tương lai.
Trẻ chậm nói cũng sẽ cảm thấy ngại ngùng, không dám phát biểu, trả lời câu hỏi của cô giáo. Ngoài ra, chậm nói cũng thường đi kèm với năng lực lý giải ngôn ngữ kém. Trẻ có thể không hoàn toàn hiểu được nội dung bài giảng. Dẫn đến kết quả học tập sa sút, không thể theo kịp các bạn. Lâu dần có thể khiến trẻ nản và không duy trì được hứng thú học tập.
Trẻ chậm nói cũng gặp các vấn đề trong việc tư duy sâu với những câu phức tạp. Hay phát triển những kỹ năng quan trọng của trẻ như: kỹ năng trình bày, tường thuật, tổng hợp, diễn dịch, tranh luận, phản biện,… Những kỹ năng giúp trẻ học tập và đào sâu nghiên cứu.
Đây đều là những bất lợi trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ. Vậy nên, những ba mẹ có con chậm nói cần nhanh chóng khắc phục tình trạng chậm nói cho con. Để chuẩn bị cho con một nền tảng tốt nhất để học tập tốt nhé!
Đây là điều dễ thấy ở trẻ chậm nói khi mà trẻ ngại ngùng, rụt rè trong việc thể hiện bản thân mình. Trong cùng một cuộc trò chuyện, cuộc thi, có thể tất cả các trẻ cùng biết đáp án. Trẻ có khả năng nói bình thường có thể tự tin trình bày và được ghi nhận. Nhờ đó sẽ ngày càng tự tin vào bản thân và có động lực cố gắng.
Ngược lại, trẻ chậm nói biết đáp án nhưng không biết cách diễn đạt. Chậm nói sẽ ngăn cản trẻ thể hiện bản thân mình. Dẫn đến người khác nghi ngờ, không biết được năng lực thật sự của trẻ nên không ghi nhận trẻ. Trẻ sẽ có tâm lý tự ti, không tin tưởng vào bản thân mình và thiếu đi động lực cố gắng.
Do đó, để xây dựng cho trẻ nền tảng tự tin, giúp trẻ phát huy tối đa các năng lực của mình. Thì cải thiện tình trạng chậm nói là ưu tiên hàng đầu ba mẹ nên can thiệp tích cực cho trẻ.
Mặc dù vẫn có quan điểm cho rằng kỹ năng nói và kỹ năng tư duy là riêng biệt. Theo đó 1 em bé phát triển bình thường về tư duy cũng có thể bị chậm nói. Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học thống nhất với nhau rằng: Giữa khả năng nói và tư duy giao tiếp có mối liên hệ chặt chẽ, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau.
Em bé chậm nói sẽ hạn chế khả năng tư duy do ít được tiếp cận nguồn thông tin từ kênh giao tiếp. Các kỹ năng tương tác của trẻ cũng thấp hơn trẻ có khả năng giao tiếp bình thường.
Chậm nói ở trẻ 2-3 tuổi có thể chỉ tạo ra những lo lắng khi bé không được hoạt ngôn như các bạn đồng trang lứa. Chưa làm gia tăng lắm sự cách biệt về hiểu biết của trẻ bởi giai đoạn này trẻ vẫn chơi là chính. Nhưng theo thời gian, khoảng cách về tư duy, hiểu biết sẽ ngày càng rõ rệt. Khi mà trẻ chậm nói không tiếp cận nhiều thông tin qua kênh giao tiếp, trao đổi, thảo luận. Ảnh hưởng đến sự phát triển thông minh của trẻ.
Nhiều ba mẹ khi phát hiện con chậm nói thì rất lo lắng và tìm mọi cách để giúp con nhanh nói. Ba mẹ có thể cải thiện cho con bằng cách tăng cường giao tiếp, trò chuyện với trẻ. Cho trẻ ra ngoài, gặp gỡ nhiều người để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bắt chuyện cho trẻ. Thường xuyên hát, đọc thơ, đọc sách, nghe loa tắm ngôn ngữ thụ động. Kết quả là trẻ nhanh chóng tiến bộ, làm chủ ngôn ngữ và diễn đạt tốt.
Tuy nhiên, phần lớn các trẻ chậm nói kéo dài là do thiếu đi sự tương tác từ người lớn. Khi ba mẹ ý thức được điều này và bắt đầu tương tác với con thì gặp phải một số khó khăn. Đó là ba mẹ chưa có kỹ năng tương tác hiệu quả với con. Những biểu hiện như dạy con nhưng con không tập trung, ba mẹ nói nhiều nhưng con vẫn lười nói,… Là các dấu hiệu cho thấy ba mẹ đang tương tác với con chưa đúng cách.
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có và còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhiều mặt của trẻ. Ba mẹ không nên bỏ qua vấn đề này và nghĩ rằng đến lớn con sẽ biết và tự khắc phục. Trẻ chậm nói đơn thuần ban đầu nếu không được can thiệp có thể ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách trẻ. Gây ra cho trẻ nhiều bất lợi cả trong đời sống cá nhân, sinh hoạt tập thể và học tập. Trong khi để giúp con nói tốt không hề khó. Ba mẹ chỉ cần kiên trì thực hành đúng phương pháp, trẻ sẽ nhanh hết chậm nói.
Bài kế tiếp: Trẻ Chậm Nói Khám Ở Đâu? Tổng Hợp 5 Địa Chỉ Uy Tín Khám Chậm Nói
Mẹ Việt là một dự án của gia đình, hướng đến gia đình và vì mọi gia đình mà phát triển.
Youtube Tiktok Group đồng hành cùng con