Phát triển ngôn ngữ là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Ngôn ngữ tốt sẽ giúp trẻ dễ dàng bày tỏ mong muốn, trao đổi và giao tiếp với mọi người. Các cô giáo mầm non sẽ là người hỗ trợ đắc lực cho trẻ trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Đồng thời các cô cũng cần nắm vững các phương pháp hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả. Để có thể hướng dẫn cho phụ huynh đồng hành cùng con tại nhà.
Ngôn ngữ tham gia vào hầu hết mọi hoạt động phát triển của trẻ. Đặc biệt là giao tiếp, lĩnh hội tri thức, phát triển tư duy, đạo đức, nhận thức về bản thân. Là cách trẻ giao tiếp, kết nối, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Trẻ có năng lực ngôn ngữ tốt là một lợi thế khi học tập ở trường và ở những bậc học tiếp theo.
Ngôn ngữ giúp trẻ phát triển tư duy sớm. Trẻ mầm non rất hiếu động và tò mò vô hạn về thế giới xung quanh. Trẻ có hơn 1001 câu hỏi vì sao. Trẻ có ngôn ngữ tốt sẽ diễn tả được những thắc mắc của mình. Nếu chỉ nhìn trẻ sẽ chưa phân biệt được nhiều sự vật, hiện tượng. Người lớn cần giải thích cho trẻ về những thứ trẻ quan sát được. Trẻ được giải thích cặn kẽ sẽ thấy thú vị, không ngừng tư duy, mở rộng kiến thức về thế giới. Trẻ cũng trở nên năng động, sáng tạo và tích cực học hỏi hơn.
Ngôn ngữ hỗ trợ giáo dục đạo đức. Rõ ràng ngôn ngữ nghe – hiểu – phản hồi là kênh hiệu quả để bạn dạy cho bé. Truyền đạt, hướng dẫn trẻ những quy tắc, chuẩn mực xã hội. Điều gì nên làm và điều gì không nên làm.
Ngoài ra, ngôn ngữ còn làm nhiệm vụ giúp trẻ phát triển những khả năng về cảm thụ nghệ thuật, tính thẩm mỹ.
Khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển theo từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn trẻ có khả năng tiếp nhận thông tin và cách giao tiếp khác nhau. Cụ thể:
1 – 1,5 tuổi: Trẻ có khả năng lý giải ngôn ngữ và học phát âm bằng cách bắt chước người lớn. Trẻ lặp lại từng từ mà người lớn nói. Có khả năng hiểu được, lý giải được những câu ngắn thường xuyên được lặp lại. Nhận biết được nhiều âm thanh khác nhau.
1,5 – 3 tuổi: giai đoạn phát triển ngôn ngữ tích cực với những tiến bộ vượt bậc.
3 – 5 tuổi: phát triển ngôn ngữ ở cấp độ cao cả về khả năng giao tiếp, diễn đạt, trả lời câu hỏi, lập luận, kể chuyện,…
Trẻ 3 tuổi, 4 tuổi chậm nói, bạn nên đọc các bài này để biết cách khắc phục cho bé:
Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Có Đáng Lo???
Trẻ 3 Tuổi Chậm Nói – Ba Mẹ Phải Làm Sao???
Trẻ 4 Tuổi Chậm Nói – Kích Nói Cho Trẻ Như Thế Nào Hiệu Quả
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả, những phương pháp sau rất dễ thực hiện mà lại mang đến hiệu quả bất ngờ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng trò chuyện với bé hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Ba mẹ và cô giáo ở trường thường xuyên nói chuyện với trẻ sẽ giúp trẻ:
Cung cấp cho con lượng lớn từ vựng để giao tiếp, diễn đạt.
Tạo thành phản xạ giao tiếp, phản hồi khi được hỏi và trình bày ý kiến của mình.
Con học phát âm, bật âm hiệu quả thông qua quan sát, bắt chước ba mẹ.
Càng nhiều từ vựng, khả năng lý giải ngôn ngữ của con càng cao. Con hiểu nhiều và ngoan hơn, ba mẹ dạy con dễ dàng hơn.
Trẻ phát triển thông minh hơn. Trẻ luôn tò mò không giới hạn về thế giới xung quanh và đặt câu hỏi chính là cách trẻ khám phá thế giới rộng lớn.
Vì thế, ở lứa tuổi này nếu trẻ được giao tiếp trò chuyện nhiều sẽ phát triển ngôn ngữ cực kỳ tốt. Ở nhà, ba mẹ thường xuyên giao tiếp với trẻ, giải thích tất cả những gì trẻ quan tâm. Giải đáp thắc mắc, kể chuyện, hỏi ý kiến trẻ về những vấn đề liên quan đến trẻ, hỏi về cảm xúc của trẻ. Ở trường, cô giáo thường xuyên hỏi chuyện, tương tác giúp trẻ luôn vui vẻ và thích giao tiếp.
Các bạn nhỏ luôn dành một tình yêu lớn cho âm nhạc. Con thích nghe và nhún nhảy theo các giai điệu khi còn bé. Từ 15 tháng trở lên, hãy thường xuyên cho trẻ nghe nhạc thiếu nhi. Cùng hát và khuyến khích trẻ bắt chước hát theo là cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự nhiên.
Tuy nhiên, không nên cho trẻ nghe nhạc nhiều bằng tivi, điện thoại. Vừa ảnh hưởng đến thị lực, vừa ảnh hưởng khả năng tập trung, mất dần phản xạ giao tiếp. Trẻ đang xem tivi, điện thoại mà nghe người khác gọi thường không trả lời.
Thay vào đó, bạn hãy cho bé nghe loa tắm ngôn ngữ. Nội dung trong loa đã được chọn lọc phù hợp với độ tuổi của trẻ. Loa có chức năng lặp đi lặp lại một bài hoặc một nhóm bài hát, rất tốt cho trẻ ghi nhớ và bắt chước theo.
Tìm hiểu chi tiết về Loa Tắm Ngôn Ngữ Cho Bé.
Hầu như tất cả mọi đứa trẻ đều thích các giờ đọc sách ở nhà hay ở trường. Đặc biệt, trẻ sẽ càng hào hứng hơn khi được tương tác cùng với các nhân vật. Nghe truyện, nghe sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như thế nào?
Giúp con rèn luyện được khả năng tư duy logic theo mạch truyện.
Con học được nhiều từ vựng, cách diễn đạt câu từ, phù hợp với từng ngữ cảnh.
Đọc sách giúp bé tăng tính kiên nhẫn, tập trung học hỏi và tiếp thu tri thức.
Con cũng phát triển nhận thức, biết cách phân biệt đúng sai, thiện ác và noi gương hành động tốt.
Sách phù hợp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là sách ehon, hình ảnh đẹp thu hút bé. Nội dung sách đơn giản, dễ hiểu, là những chủ đề bé yêu thích và tò mò muốn khám phá. Câu từ ngắn, từ ngữ đa dạng phong phú, cấu trúc lặp giúp bé nhanh nắm bắt và phát âm theo. Ngoài nội dung trong sách thì bạn còn có thể sáng tạo và khơi gợi nhiều chủ đề để nói chuyện cùng bé.
Ngoài ra còn có sách tương tác lật mở và sách vải cũng bổ trợ rất tốt cho bé trong thời gian tập nói.
Đặc điểm nổi bật của đồng dao là thường bao gồm những câu ngắn, gieo vần dễ nhớ. Nội dung tươi vui, hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò của trẻ. Khi đọc lên có giai điệu ngân nga các bé rất thích. Kho tàng dân gian Việt Nam có rất nhiều bài đồng dao hay bạn hãy tập cho bé nhé! Chỉ cần mỗi tuần bé thuộc một bài đồng dao thì sau vài tháng, ngôn ngữ của trẻ đã phát triển rất tốt rồi đấy!
Những năm đầu đời trẻ chủ yếu khám phá thế giới qua 5 giác quan. Và thiên nhiên chính là không gian tự do để trẻ thỏa sức nghe – nhìn – sờ chạm – ngửi – nếm. Thiên nhiên có vô vàn điều kỳ thú kích thích trẻ phát triển khả năng tư duy học hỏi. Bạn hãy đưa trẻ đi dạo chơi công viên, đi du lịch, tham gia các chuyến dã ngoại ở trường. Không khí trong lành, thoáng mát gần gũi với thiên nhiên, trẻ được tự do chạy nhảy và quan sát.
Ba mẹ, cô giáo nên đóng vai trò vừa là người bạn đồng hành. Vừa là người hướng dẫn bé, lắng nghe, trò chuyện và giải thích những chủ đề bé quan tâm. Qua đó, vốn từ vựng của trẻ sẽ được cải thiện không ngừng và ngày càng phong phú.
Cùng bé vẽ nguệch ngoạc là ý tưởng rất hay để giúp con thể hiện những gì mình đang suy nghĩ. Đôi khi những nét vẽ của trẻ không rõ ràng, chỉ là những đường ngoằn ngoèo. Nhưng đừng vì thế mà chê bai hay chế giễu trẻ.
Sử dụng những câu hỏi gợi mở để giúp bé mường tượng và trình bày ý tưởng rõ ràng. Thay vì tỏ ra khó hiểu với ý tưởng của trẻ, tốt hơn là hãy hỏi bé đang vẽ về cái gì. Vì để có thể thực sự vẽ ra những gì trẻ tưởng tượng trong đầu sẽ cần rất nhiều kỹ năng. Chắc chắn khi hỏi, bạn sẽ ngạc nhiên vì những đường nét đơn giản lại ẩn chứa nhiều thông điệp đấy.
Vẽ không chỉ kích thích sự sáng tạo, phát triển ý tưởng mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Hãy đặt những câu hỏi phù hợp để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách miêu tả lại bức tranh nhé!
Trong quá trình khôn lớn, đây là những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển ngôn ngữ của trẻ. Biết được các yếu tố này sẽ giúp ba mẹ hỗ trợ trẻ tập nói tốt, con không bị chậm nói.
Năng lực ngôn ngữ của mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau. Mỗi trẻ có một lộ trình và một cách học hỏi khác nhau. Có trẻ rất thích bắt chước, lặp lại từ theo người lớn ngay từ sớm. Nhưng có trẻ thì dành nhiều thời gian để nghe, tiếp thu từ vựng, sau đó mới bắt đầu nói.
Trẻ nói nhiều nói ít không quan trọng. Quan trọng là trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt mong muốn của bản thân. Ba mẹ không thúc ép trẻ tập nói nhưng cũng không có nghĩa là bỏ mặc để trẻ khi nào nói cũng được.
Ba mẹ và giáo viên cần tạo ra môi trường ngôn ngữ, liên tục khuyến khích trẻ tập nói.
Đây là những biểu hiện hoàn toàn bình thường của trẻ, điều quan trọng là chúng ta không bỏ mặc trẻ. Ngược lại, cần liên tục khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi để phát triển ngôn ngữ.
Trong xã hội hiện đại, chậm nói ở trẻ dần trở thành căn bệnh của thời đại. Khi mà trẻ ngay từ nhỏ đã bị vây quanh bởi các thiết bị điện tử như smartphone, ipad, tivi,… Thêm vào đó, ba mẹ bận rộn với công việc, thường sử dụng các thiết bị điện tử để dụ trẻ tự chơi. Do đó, trẻ ít được giao tiếp, tương tác với chính ba mẹ. Ba mẹ cũng không có nhiều thời gian đưa trẻ ra ngoài nên ít được tương tác với thế giới bên ngoài.
Cũng giống như các năng lực khác, ngôn ngữ nếu không được nhận được kích thích sẽ chậm phát triển. Trẻ chậm nói, gặp khó khăn trong diễn đạt, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, hòa nhập xã hội,…
Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ
Trẻ Chậm Nói Khám Ở Đâu? Tổng Hợp 5 Địa Chỉ Uy Tín Khám Chậm Nói
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn tập nói là hành trình thú vị và đáng mong chờ. Trẻ chủ yếu phát triển ngôn ngữ thông qua giao tiếp và vui chơi hàng ngày. Vì thế ba mẹ, cô giáo hãy thường xuyên trò chuyện vui vẻ với trẻ, lắng nghe trẻ nói. Dành nhiều thời gian hơn để chơi và nói chuyện với bé. Hãy chú ý đến việc bổ sung cho trẻ vốn từ vựng đa dạng phong phú từ các hoạt động: đọc sách, nghe loa, giao tiếp hàng ngày. Bạn sẽ nhanh chóng bất ngờ vì những tiến bộ vượt bậc của bé đấy!
Đọc đầy đủ các bài viết hướng dẫn dạy trẻ chậm nói tại nhà trên Blog Mẹ Việt TẠI ĐÂY.