Trẻ chậm nói đã dần trở thành vấn đề của thời đại khi mà số lượng trẻ chậm nói ngày càng tăng nhanh. Trẻ chậm nói phải làm sao? Nhiều ba mẹ nghĩ đến phương án đưa con đi học can thiệp. Tuy nhiên, trẻ chậm nói đơn thuần chỉ cần can thiệp tại nhà tích cực là sẽ hiệu quả. Phương pháp dạy trẻ chậm nói không quá khó nhưng cần thực hiện đúng thì mới có kết quả. Dưới đây, Mẹ Việt sẽ chia sẻ với ba mẹ cách dạy trẻ chậm nói đơn giản và dễ thực hiện.
Cảnh báo 1: Bài sẽ khá dài vì Team Mẹ Việt mong muốn hướng dẫn chi tiết nhất cách hỗ trợ trẻ nhanh biết nói. Các giải pháp đã được nhiều ba mẹ trong cộng đồng Mẹ Việt trải nghiệm thành công. Ba mẹ cần đọc kỹ và triển khai đồng bộ, kiên trì để kích nói cho con hiệu quả nha.
Cảnh báo 2: Đây là bài viết tiếp nối trong series Hỗ Trợ Trẻ Chậm Nói. Trước khi tìm cách giúp con nói tốt hơn, nhanh biết nói, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến em bé chậm nói. Vui lòng đọc bài viết phân tích cụ thể nguyên nhân TẠI ĐÂY.
Vấn đề lớn nhất ba mẹ gặp phải đó là trẻ không chịu hợp tác với ba mẹ để tập nói. Trẻ không chịu nói theo hoặc có nói nhưng nói rất ít. Ba mẹ gọi bé không chịu trả lời. Ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hợp tác.
Những nguyên nhân phổ biến:
Vô tình tạo áp lực cho trẻ: ba mẹ căng thẳng yêu cầu con phải nói. Nếu không nói thì tức giận, la mắng con, bảo không thương con nữa @@.
Đặt câu hỏi con chưa trả lời được: Trẻ chưa có nhiều từ vựng, câu hỏi quá khó với khả năng tư duy của trẻ. Trẻ 2 tuổi ba mẹ hãy hỏi những câu đơn giản gồm 4-5 từ tối đa thôi.
Lặp đi lặp lại câu hỏi nhiều lần: Không có việc gì làm trẻ nhàm chán bằng việc cứ hỏi đi hỏi lại những câu trẻ đã biết đáp án. Hãy liên tục thay đổi câu hỏi, hình thức hỏi như: Mẹ đố con đây là con gì? Con ơi, đây là cái gì nhỉ?
Ba mẹ hãy xem xét lại mình có đang gặp những lỗi trên không? Nếu như có thì hãy thay đổi theo các gợi ý nhé.
Tiếp theo là những cách dạy trẻ chậm nói cực kỳ hiệu quả mà lại rất đơn giản. Bất cứ ba mẹ nào cũng làm được.
Đọc thêm: Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Có Đáng Lo???
Không có cách luyện nói cho trẻ chậm nói nào nhanh hơn việc nói chuyện nhiều với trẻ. Ba mẹ tăng cường nói chuyện nhiều với con sẽ giúp tạo ra môi trường ngôn ngữ. Giúp con tiếp xúc với ngôn ngữ liên tục.
Thời gian đầu khi mới tập nói cho con, phần lớn con chỉ nghe mà không phản hồi lại. Ba mẹ đừng vội nản mà bỏ cuộc. Sở dĩ con không phản hồi lại là vì con chưa có nhiều từ vựng. Việc tư duy để trả lời ba mẹ khá là khó khăn.
Nói chuyện nhiều với con có tác dụng tạo cho con thói quen giao tiếp tốt. Lúc đầu là lắng nghe nhiều. Con nghe nhiều, nhất là nghe nhiều câu hỏi sẽ muốn trả lời, từ đó xây dựng thói quen giao tiếp.
Tất nhiên, để trẻ có thể nói tốt cần hội tụ đủ 3 yếu tố sau:
Trẻ có môi trường ngôn ngữ phù hợp: nghe nhiều.
Vốn từ của trẻ phong phú: để trẻ có khả năng diễn đạt.
Trẻ có nhiều cơ hội để được nói, được giao tiếp.
Nói chuyện nhiều với trẻ giúp đáp ứng yếu tố đầu tiên. Do đó, mục tiêu của hoạt động này chỉ cần con nghe nhiều. Chưa cần đáp lại ba mẹ nhé!
Ba mẹ dạy cho con thật nhiều từ vựng để con có vốn từ diễn đạt khi muốn nói. Dưới đây là các gợi ý chủ đề từ vựng ba mẹ nên cung cấp cho con trước:
Các đồ chơi của bé: khi chơi cùng con, hãy gọi tên các món đồ chơi. Ưu tiên những đồ chơi con đang quan tâm, con đang cầm, đang nhìn.
Các thành viên trong gia đình: ông, bà, ba, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác,…
Các đồ dùng trong gia đình: bàn, ghế, giường, tủ, nồi, chảo, chén, bát, muỗng, đũa,…
Các loài động vật: gà, bò, chó, mèo, giun, ốc sên, hổ, sư tử, hươu cao cổ,…
Tiếng kêu của các loài động vật ấy: meo meo, gâu gâu, ùm bò,…
Các bộ phận cơ thể bé: mặt, mắt, mũi, miệng, chân, tay, bụng, lưng, eo,…
Ba mẹ có thể dạy song song các chủ đề với nhau. Tuy nhiên, các từ vựng cần phải được lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi con ghi nhớ và sử dụng thuần thục.
Một cách cung cấp từ vựng hiệu quả nữa đó là trở thành “Bà mẹ thuyết minh”. Hãy thuyết minh cho con về tất cả những gì mẹ đang làm. Ví dụ: Bông ơi, mẹ đang nấu bếp này. Hôm nay mẹ sẽ chế biến món canh bầu nấu tôm, đọt bí xào tỏi và gà xào xả ớt. Hay mẹ đang rót nước Bông nè, dạo này trời nóng, mẹ khát quá. Bông có khát như mẹ không? Thuyết minh cho con liên tục, mẹ sẽ bất ngờ về vốn từ của con tăng trưởng rất nhanh đấy.
Một chiếc loa tắm ngôn ngữ sẽ là trợ thủ đắc lực cho các bé chậm nói. Thay vì xem nhiều tivi, điện thoại, nghe loa sẽ hữu ích hơn nhiều. Trẻ sẽ được nghe các nội dung phù hợp, lặp đi lặp lại, nghe có chọn lọc. Ba mẹ có thể dành nhiều thời gian trong ngày nói chuyện với trẻ là điều rất tuyệt vời. Nhưng không phải ba mẹ nào cũng có điều kiện như thế. Nếu như công việc bận rộn, bé lại đi học. Hầu như ba mẹ chỉ có 3-4 tiếng buổi tối ở bên cạnh và giao tiếp với con. Thực tế là mẹ còn phải lo toan việc nhà, cơm nước, giặt giũ nên quỹ thời gian nói chuyện với con càng ít. Hiệu quả kích nói cho bé sẽ không cao.
Lúc này mẹ nên lựa chọn loa tắm ngôn ngữ để thay ba mẹ trò chuyện với con trong thời gian ba mẹ bận rộn. Các loa tắm ngôn ngữ của Shop Mẹ Việt đã copy sẵn hơn 1.300 bài hát thiếu nhi, thơ mầm non, truyện cổ tích. Giúp các bé tăng nhanh lượng từ vựng, nắm được cách sử dụng các cấu trúc câu.
Đặc biệt, Shop Mẹ Việt sẽ dựa trên tình trạng chậm nói của từng trẻ để tư vấn. Hướng dẫn chi tiết cách ba mẹ kích nói nhanh hiệu quả cho trẻ. Với trợ thủ đắc lực này, trẻ sẽ cải thiện đáng kể tình trạng chậm nói, nhanh chóng bắt kịp các trẻ cùng trang lứa.
Link đặt mua: loa tắm ngôn ngữ. Cập nhật các ưu đãi mới nhất của shop Mẹ Việt, ba mẹ nhắn tin ngay cho Shop TẠI ĐÂY.
Khi áp dụng đồng thời 2 cách trên nghĩa là trẻ đã quen với việc giao tiếp. Trẻ cũng đã có vốn từ vựng cơ bản. Lúc này, trẻ đã sẵn sàng giao tiếp thì ba mẹ cần tạo điều kiện để trẻ nói nhiều.
Tăng cường hỏi chuyện trẻ. Đừng chỉ chăm chú và hỏi con gì đây? Cái gì đây? Hãy hỏi chuyện con mọi lúc mọi nơi để lắng nghe ý kiến của con. Thay vì nói với con câu mệnh lệnh, hãy chuyển tất cả các câu mệnh lệnh thành câu hỏi. Ví dụ:
“Con ăn cơm nhé” đổi thành “Con muốn ăn cơm với thịt hay cá? Với canh hay rau xào? Con thích ăn bắp hay súp lơ xanh?”
“Con đi ngủ nha” đổi thành “Con buồn chưa? Con muốn đi ngủ với ba hay với mẹ? Con có muốn ôm gấu bông không?”
Con muốn mẹ lấy nước hay con tự lấy nước? Con thích chơi gấu bông hay xe cần cầu?…
Tất cả mọi tình huống trong thực tế cuộc sống đều là một cơ hội để ba mẹ dạy con học nói. Do đó, đừng khuôn phép chỉ dạy con nói vào “giờ học nói” nhé. Như thế cực kỳ khô khan và đó chính là lý do nhiều bé không hợp tác.
Trẻ mới bi bô tập nói thường nói ngọng nghịu nghe rất dễ thương. Nhưng ba mẹ tuyệt đối không bắt chước cách nói của con. Vì sẽ khiến con hiểu lầm là mình nói đúng mà không nỗ lực sửa sai. Hậu quả là trẻ hình thành thói quen nói sai suốt một thời gian dài rất khó sửa.
Tuy nhiên, cũng đừng vội chỉnh con, bắt con nói đi nói lại nhiều lần cho chuẩn. Cách này chỉ khiến con không muốn nói nữa mà thôi. Khi nghe con nói, ba mẹ hãy lặp lại từ con đang phát âm sai một cách tròn vành, rõ chữ. Lặp đi lặp lại nhiều lần vào, mỗi ngày ít nhất 3 lần, con nghe nhiều sẽ phát âm chuẩn.
Có rất nhiều sách cho bé từ 1-3 tuổi. Trong đó 3 dòng sách giúp phát triển ngôn ngữ nhanh nhất ba mẹ ưu tiên đọc cho bé là:
Sách ehon: đặc trưng từ vựng phong phú, câu ngắn, lặp đi lặp lại. Trẻ dễ nhớ và dễ mô phỏng theo. Rất thích hợp để con học nói.
Sách vải: bé vừa học vừa chơi. Mẹ chọn những sách vải có nhiều chi tiết để tương tác với con nhiều trong quá trình đọc.
Sách tương tác lật mở: cũng là một dạng sách vừa chơi vừa học con rất thích. Mỗi cuốn sách bổ sung cho con từ vài chục đến cả trăm từ vựng.
Đây là các sách phù hợp cho giai đoạn bé mới bắt đầu tập nói, cải thiện tình trạng chậm nói. Khi con đã nói tốt rồi sẽ kết hợp thêm đọc thơ, truyện cho bé.
Ba mẹ hãy nhắn tin cho Mẹ Việt để được tư vấn về các bộ sách phù hợp. Mẹ Việt với kinh nghiệm đồng hành cùng nhiều ba mẹ dạy bé chậm nói sẽ giúp ba mẹ chọn sách. Và hướng dẫn cách đọc sách để kích cho các con chịu nói. LIÊN HỆ TẠI ĐÂY.
Trước tiên, hãy cho con nghe các bài nhạc thiếu nhi con yêu thích. Khi con đã nghe nhiều lần và thuộc thì mẹ có thể cùng con hát nối đuôi. Mẹ hát cả câu, để chừa lại từ cuối cho con hát. Con rất thích khi được chơi với mẹ nên sẽ hào hứng tham gia cùng hát.
Cách này cũng áp dụng tương tự với đọc thơ. Đầu tiên, mẹ đọc cho con nghe nhiều lần để con thuộc. Sau khi đã thuộc thì hai mẹ con cùng đọc thơ nhé. Mẹ đọc cả câu, đến chữ cuối dừng lại chờ con đọc nối từ cuối vào.
Cách dạy trẻ chậm nói qua các trò chơi cùng con cực kỳ hiệu quả. Trong quá trình chơi, ba mẹ gọi tên đồ chơi và khuyến khích con cùng gọi tên. Hãy khéo léo ở bước này vì đôi khi nếu ba mẹ chỉ chăm chăm hỏi con con gì đây? Cái gì đây? Hoặc đây là con cá, con cá, con nói con cá đi. Thường trong các tình huống trên con sẽ không hợp tác.
Hãy khơi gợi con bằng những câu hỏi:
Bây giờ mẹ với con cùng chơi trò gì nào?
Mình chơi với bạn cá hay bạn hà mã?
Bạn Hà mã đang làm gì vậy con?
Con nghĩ là bạn Hà mã cảm thấy vui hay buồn?
…
Chắc chắn khi ba mẹ biết cách khơi gợi bằng các câu hỏi, con sẽ rất thích trò chuyện cùng ba mẹ. Đồ chơi cho trẻ chậm nói ba mẹ nên chọn đồ chơi giáo dục trí tuệ. Có tác dụng kích thích tư duy tưởng tượng của con. Vì những trò này sẽ tạo cho bé nhiều cơ hội để trao đổi, thảo luận.
Các đồ chơi giáo dục hữu ích cho quá trình cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ: XEM NGAY
Thời gian xem tivi, điện thoại quá nhiều chính là tác nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng chậm nói của trẻ. Để luyện nói cho trẻ chậm nói, trước tiên ba mẹ cần kiên quyết loại bỏ thói quen xấu này.
Trong vòng 1-2 tuần, ba mẹ nên giảm dần thời lượng xem tivi, điện thoại của trẻ. Bằng cách chỉ cho trẻ xem trong khoảng thời gian từ 15-20p mỗi lần. Ngày tối đa 3 lần, không xem liên tục. Ba mẹ sẽ thấy trẻ bắt đầu có biến chuyển tích cực là chịu nói hơn. Lúc này ba mẹ áp dụng các phương pháp dạy trẻ chậm nói mới nhanh có hiệu quả.
Một số ba mẹ lại cảm thấy nhiệm vụ này khó khăn. Vì lo ngại không được xem các chương trình yêu thích, bé sẽ khóc lóc, ăn vạ. Cách giải quyết những tình huống này rất đơn giản. Đó là hãy kiên quyết nói không với trẻ vì 2 lý do sau:
Nếu ba mẹ mềm lòng, tình trạng chậm nói của trẻ không những không cải thiện mà còn có thể trầm trọng hơn.
Trẻ có thể khóc lóc, ăn vạ trong những lần đầu tiên. Nhưng chỉ sau 3 ngày – 1 tuần là trẻ sẽ quen với việc không có tivi, điện thoại.
Gia đình ở chung nhiều thế hệ, ông bà hay xem tivi buổi tối phải làm sao? Ba mẹ hãy đưa con vào phòng riêng để chơi và dạy trẻ tập nói. Tắt tivi, điện thoại đi thì hãy chơi với con nhiều hơn, tạo hứng thú lôi kéo trẻ vào các trò chơi.
Thêm vào đó, ba mẹ cũng cần quyết liệt trong việc đáp ứng trẻ quá nhanh. Ba mẹ tham khảo thêm trong bài viết này.
Link: Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ
Ngoài những phương pháp dạy trẻ chậm nói trên, ba mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đi dạo, công viên, siêu thị, đi du lịch,… Trẻ ra ngoài càng nhiều càng hoạt bát, khám phá nhiều điều hay. Có rất nhiều chất liệu từ thiên nhiên giúp ích cho việc tập nói của trẻ.
Đó có thể là cành cây, ngọn cỏ, ốc sên, que củi, viên sỏi nhỏ,… Hay là quầy hàng bánh kẹo, trái cây, các đồ gia dụng,… trong siêu thị. Cột đèn giao thông, cây xanh bên đường, nhà cao tầng,… Tất cả đều là có thể khơi nguồn cảm hứng cho bé nói chuyện.
Ba mẹ vừa tìm hiểu xong những cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả ngay tại nhà. Hãy áp dụng những phương pháp dạy trẻ chậm nói này liên tục để nhanh có kết quả. Trên thực tế, việc dạy nói cho trẻ cần kiên trì, quan sát và điều chỉnh liên tục. Các ba mẹ trong cộng đồng Mẹ Việt thường xuyên được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc trong quá trình dạy bé. Nếu ba mẹ chưa là thành viên thì hãy gia nhập để cùng cập nhật những kinh nghiệm dạy con hữu ích nhé! GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG MẸ VIỆT – CHỮA CHẬM NÓI CHO TRẺ TẠI NHÀ