Xin chào ba mẹ, ba mẹ đang nghe kênh âm thanh Podcast Mẹ Việt - Nơi gặp gỡ và chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình can thiệp chậm nói thành công cho con tại nhà.
Ba mẹ thân mến, trên hành trình can thiệp cho con rlptk, có bao giờ ba mẹ nghĩ đến tương lai khi con lớn lên sẽ như thế nào? Con sẽ gặp những khó khăn gì nếu như thiếu hụt khả năng hòa nhập với cộng đồng? Câu chuyện hôm nay là một lời tâm sự thật lòng của một người mẹ về chặng đường đồng hành cùng con hơn 20 năm. Từ lúc phát hiện và cho con học can thiệp, học hoà nhập. Nhưng rồi những thiếu hụt về kỹ năng tương tác xã hội đã ngăn bước tiến của con đến trường. Hành trình học tập của con phải dừng lại giữa chừng. Mẹ đã tìm đủ mọi cách giúp con nhưng không phải con đường nào cũng đúng. Mẹ đã mất nhiều năm loay hoay đi không đúng đường và đã có nhiều lúc mẹ quyết định buông xuôi, chấp nhận số phận. Nhưng rồi trái tim người mẹ quá yêu thương con vẫn không khuất phục. Cuối cùng, mẹ đã tìm thấy ánh sáng ở cuối con đường. Mẹ dần bước vào thế giới của con, hiểu con, giao tiếp và tương tác với con. Sa mạc đã nở hoa, con không còn gắt gỏng, trầm tính với mẹ. Con bắt đầu hợp tác, không khí gia đình vui vẻ hơn, lần đầu tiên gia đình có chuyến du lịch Tết trọn vẹn niềm vui. Mẹ biết mẹ đã đúng đường rồi. Đây chính là câu chuyện của mẹ Hoa - khách mời của chúng ta ngày hôm nay. Mời ba mẹ cùng lắng nghe câu chuyện đầy cảm hứng của mẹ để hiểu hơn về hành trình đồng hành can thiệp cho con RLPTK nhé!
Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.
Mẹ Việt rất vui mừng được giới thiệu cùng ba mẹ khách mời Gặp gỡ và chia sẻ tuần này: chị Thuý Hoa.
Xin chào chị Thuý Hoa, em rất vui khi chị nhận lời tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Trước khi bắt đầu, chị có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bạn nhà mình để các ba mẹ cùng được biết nhé!
Tôi tên Hoa, là mẹ của Minh Đức, năm nay con trai tôi 26 tuổi, chúng tôi sống ở Tp. Hồ Chí Minh.
Vâng ạ, Chị có thể chia sẻ với các ba mẹ đang nghe chương trình về thời điểm mà chị nhận ra con mình có nhiều điểm khác biệt và các biểu hiện đó lần lượt xuất hiện như thế nào được không ạ?
25, 26 năm về trước gần như không có các chia sẻ thông tin về hội chứng RLPTK, mình hầu như không biết.
Con 14 tháng thì biết đi vững, nhưng thường xuyên đi nhón chân, khi ở trong nhà thì không rõ ràng như khi ra ngoài, nhất là khi bề mặt cát sạn thì rất rõ, vì thế nên mình cũng chỉ đơn thuần nghĩ là con sợ bẩn.
Con rất khó ăn và hay nôn ói. Khi con đi mẫu giáo, cô giáo trong trường mầm non ở phường đã gọi mình và đề nghị không nên cho con tiếp tục học ở trong trường vì ảnh hưởng tới các bé khác và việc chăm sóc trẻ của các cô. Mình nhớ lúc đó con 2 tuổi rồi, bé bị chứng trào ngược thực quản, nôn ói rất nhiều. Sau nhiều nỗ lực không thành mình đành tìm nhóm trẻ gửi con để đi làm.
Con mình chưa 3 tuổi đã có thể nhớ hết mặt chữ cái và số tự nhiên, do con của cô trông trẻ vừa vào lớp 1 khi anh học anh ưng lấy phấn trắng viết xuống nền sân xi măng, và cứ như thế, khi anh học thì em ở cùng và con đọc được hết những gì trong sách của anh, cộng trừ trong phạm vi sách lớp 1 con có thể làm, và không sai. Lúc đó chiều về đón con, thấy cô tắm rửa thay đồ cho con sạch sẽ, các con của cô cùng con đang đố nhau đọc chữ và cộng trừ, mình đã hy vọng rất nhiều…
Con không ăn thức ăn cứng, trong bữa ăn luôn phải có canh, thường là canh khoai mỡ, canh khoai môn, bí đỏ, mướp hoặc canh cua… chủ yếu là loại trơn dễ nuốt, con cũng không nhai kỹ thức ăn, không kháng cự người lạ, nhưng con cực kỳ sợ phân, mỗi khi con đi bô xong liền phải lấy báo che lại nếu con nhìn thấy sẽ bị nôn ói không ngừng.
Khi con ở trong nhóm trẻ, mình đưa con sang cô sau khi đã cho con ăn sáng ở nhà, chiều tối mình về đón con thì con cũng đã được cô cho ăn, tắm rửa sạch sẽ, chơi cùng các anh chị, nên mình rất an tâm, chẳng để ý gì nhiều.
Nhưng về sau con mình rất sợ trong nhà vệ sinh tối, chỉ cần tắt đèn con liền hoảng hốt. Mình có trao đổi với cô về việc con mình sợ nhà VS, thì cô có nói là do vài lần con nôn ói, cô đã nhốt con trong nhà VS vài lần.
Mình thấy con rất quý bà, các cô chú là anh chị em của cô trông trẻ, các con và các cháu cô, con mình rất gắn bó, thế nên mình nghĩ việc con bị phạt chắc không phải là vấn đề gì lớn, mình đề nghị cô khi cháu ói cô có thể tạm thời cho cháu ra chỗ sáng sủa tránh cháu bị hoảng, vì sân trước nhà cô khá rộng, cô cũng vui vẻ đồng ý.
Một thời gian sau con mình sợ nhà VS, chỉ cần nhìn cái khăn treo trong nhà VS không có bật đèn con cũng hốt hoảng. Chỉ cần đến 1 nơi mới là con liền lấy lý do đi VS để nhìn vào nhà VS. Duy trì mãi đến cuối năm rồi, khi con 25 tuổi, con mới có những thay đổi, bạn không còn mong muốn đi VS khi đến những nơi mới chỉ vì muốn nhìn thấy nhà VS.
Khi con vào trường tiểu học vì con hay lấy lý do đi VS để chỉ nhìn nhà VS.
Trước khi con 5 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1, mình thấy con không tuân thủ các yêu cầu của bố mẹ: Ví dụ bảo con đứng đợi thì con sẽ bỏ đi chỗ khác, có khi con tự trở lại, có khi phải đi tìm, mà thường xuyên không tuân theo các yêu cầu mang tính kỷ luật. Mình thấy lo thật sự, khi con vào trường mà cứ tùy tiện thế thì phải làm sao?
Thế nên mình định cho con đi học trễ lại 1 năm để rèn con.
Tuy nhiên mọi người trong nhà lại phản đối. Khi con vào lớp 1, con chỉ chơi với 1 vài bạn, khi trong hàng con hay đưa tay viết vào không khí, giống như trước mặt có một tấm bảng.
Vì thế mình bắt đầu quan sát và thấy con quả thật có những khác biệt, nhưng người lớn xung quanh lại bảo với mình lớn lên tự nhiên sẽ hết, ông bà nội còn khẳng định qua 12 tuổi là cháu không sao hết.
Thế là mình lại an tâm chờ và sau đó thì gian nan tiếp gian nan. Vợ chồng mình và cả nhà đều coi như số phận rồi.
Vậy là ngay từ khi 14 tháng con đã bắt đầu có những dấu hiệu nguy cơ RLPTK đầu tiên. Và các biểu hiện ngày càng rõ rệt khi con dần lớn. Chị có quan sát và nhận ra các vấn đề bất thường của con nhưng hơn 20 năm về trước, chưa có nhiều thông tin về các biểu hiện của con, con lại còn học khá tốt nên phần nào đó mình cũng lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ cho con, chị nhỉ?
Vậy khi nhận thấy con có nhu cầu đặc biệt thì ba mẹ đã từng tìm đến những giải pháp nào để hỗ trợ cho con? Kết quả của những giải pháp đó như thế nào vậy chị?
Khi con vào lớp 3, con thỉnh thoảng sẽ nhéo mấy bạn gái mập mạp tròn trĩnh, và cũng bị nhéo lại thâm tím cả người. Mình chỉ nghĩ là con nghịch, cũng phạt con dữ lắm, mình không theo kiểu chiều chuộng đâu. Con có bớt đi, và các bạn cũng biết cách tránh đụng con.
Con thích chơi quay tròn bánh xe đạp và con đã tự làm mất 1 ngón tay khi con ở nhà với bà và con tự quay xe đạp bị cuốn ngón tay vô trong sên xe.
Đến năm lớp 4, lớp 5, tình trạng nói nhiều, hỏi lặp lại và câu hỏi không phù hợp với hoàn cảnh càng nhiều, khiến cho cô mỗi khi vào lớp liền mệt mỏi ổn định trật tự. Nhà trường cử các thầy cô đến nhà động viên làm HS chuyển con sang diện hội nhập.
Mình nhớ ở khoảng thời gian đó gần như chưa có khái niệm RLPTK. Gia đình cho con đi BV gặp các bác sĩ, đầu tiên sang khu khám tâm thần trẻ em, rồi tới khoa tâm lý của BVNĐ2, BVNĐ1, sau lại qua BV tâm thần, sau này chị dâu mình làm BS chị giới thiệu cho mình theo BS Lâm Hiếu Minh lúc đó BS làm cho khoa tâm lý BV ĐHYD, sau rồi lại qua BV 175, một vài BS khác ở các phòng khám tư. Các BS thăm khám và cho uống thuốc, quả thật cháu bớt luyên thuyên, và bớt gây rối rất nhiều, chúng tôi đều tin con sẽ tốt lên.
Nhưng khi con lên cấp 2, Các biểu hiện bất thường càng rõ nét, con liên tục di chuyển cơ thể không thể giữ yên tĩnh khi đứng hay ngồi. Nói chuyện chỉ quan tâm tới những cái con muốn, hỏi lặp lại nhiều lần và vài lần khi căng thẳng con có thể sẽ tát người. Con không thích người khác sờ chạm vào người con, nhưng lại hay chơi mạnh tay với những người con thích, ví dụ con thích ông bà nội ngoại, dì, em gái. Con sẽ đi ra phía sau rồi đấm vào lưng họ một cái khiến người đó giật mình và la to, còn con thì cười.
Con bắt đầu quan tâm nhiều đến ngày tháng năm, đến tuổi của người khác, con hay hỏi tuổi với cả những người con không quan biết, ví dụ khi đi cùng thang máy, khách đến thăm nhà,… khi họ tỏ vẻ khó chịu tránh né con càng hỏi nhiều và khi họ bực họ đánh thì con đánh lại, nhiều khi con bị đánh rất đau.
Nhà trường trước áp lực của phụ huynh trong lớp đã có nhiều yêu cầu với gia đình, chúng tôi chọn nghỉ làm một người để chuyên tâm lo cho con, và cho con nghỉ học giữa năm lớp 7.
Sau này BS Minh có giới thiệu trường hòa nhập Khai Trí. Chúng tôi cho cháu học ở đó 4 năm. Theo dạng nội trú, một tuần về 2 lần, sáng thứ hai đưa cháu ra xe đưa rước, chiều thứ tư đón cháu ở trạm xe, sang thứ năm lại cho cháu ra xe, tối thứ bảy cháu về. Và vẫn tiếp tục điều trị theo toa thuốc của BS hàng tháng.
Vâng chị, thật là một hành trình dài và nhiều thăng trầm. Chỉ tưởng tượng thôi mà em cũng thấy gia đình đã rất vất vả ngược xuôi chăm lo cho con thế nào. Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình được đến trường như bao bạn khác, để con học kiến thức, hòa nhập cùng cộng đồng. Em cũng thấy mình đã tìm mọi cách để con được học trường công, thay đổi cả công việc để hỗ trợ con tốt nhất. Nhưng vì vấn đề hành vi, càng lớn con càng có nhiều hành vi bất thường, ba mẹ lúc này lại không biết về các phương pháp can thiệp hành vi cho con nên con không thể tiếp tục đến trường cùng các bạn mặc dù với năng lực học tập của con con vẫn học tốt được. Thật sự rất đáng tiếc khi con phải dừng việc học giữa chừng.
Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Can thiệp chậm nói cho trẻ, hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé.
Chị Hoa ơi, chị có thể chia sẻ cụ thể quá trình can thiệp của con đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của gia đình mình?
Gia đình theo BS, theo chuyên viên tâm lý, theo trường hòa nhập, thậm chí cả đền chùa và thầy cúng… Khoảng thời gian này là vất vả và tốn kém nhất, nó bào mòn thể chất, tiền bạc và thời gian của chúng tôi. Căng thẳng, đổ lỗi qua lại, rồi quy chụp tại bị ….
Chán nản, chúng tôi luôn cố tìm cách tự mình thoát khỏi không khí đặc quánh trong GĐ. Nhưng càng như thế thì tình trạng của con càng bộc phát, có nhiều khi không chịu đựng được cháu sẽ bị đánh đòn, và sau đó cháu sẽ đánh lại.
Lúc nào mình cũng phải cảnh giác phía sau nếu như có một chuyện gì đó khiến cháu bức bối, mà bức bối cũng không có một lý do gì báo trước nhiều khi chỉ là những câu hỏi lặp tới lặp lui, con có thể hỏi 20 phút thậm chí lâu hơn, có thể kéo sang ngày hôm sau và hôm sau nữa nếu những câu trả lời của bố mẹ chưa thỏa mãn con. Nhiều khi chỉ là sai một chữ trong một câu so với con nghĩ.
Ví dụ con hỏi: Hôm nay bố đi đâu, nếu là buổi sáng bố bảo đi công chuyện ở đâu đó. Vậy không được, buổi sáng thì phải là đi làm, còn đi công chuyện là dành cho buổi chiều. Nhưng nếu không chú ý câu chữ của con sẽ trả lời không đúng là thế là sẽ bị hỏi nhiều lần.
Chúng tôi nhiều lúc vô cùng sợ phải về nhà, vì con luôn có thể khiến mình bức bối bất cứ lúc nào, rồi kéo sang người lớn lời qua tiếng lại. Thật sự rất rất nhiều lần tôi ước cuộc sống của mình khác đi, thậm chí dừng lại.
Tôi lựa chọn cuộc sống khép kín, ít đi lại giao tiếp vì cứ ra ngoài con sẽ bỏ đi đâu đó không đi theo mình, không muốn nắm tay đi chung, cứ tự mình lén tách riêng và rồi lại hỏi những câu hỏi tuổi, hỏi năm… sẽ gây hấn hoặc bị ăn đòn.
Nhiều năm chỉ khi con dùng thuốc và ngủ rồi thì gia đình mới có khoảng không cho các thành viên khác.
Thật sự sợ giao tiếp với con vì chẳng biết khi nào con bùng phát.
Tôi nghĩ là hết rồi, không còn cách nào nữa.
Chính là chọn lựa buông xuôi, phó mặc thôi.
Em thật sự không có lời nào để diễn tả được cảm xúc lúc này. Em xin phép được ôm chị thật lâu để có thể một phần nào đó, dù chỉ một chút thôi, xoa dịu nỗi vất vả chị đã phải chịu đựng suốt những năm tháng qua. Nghe chị kể lại, em cảm tưởng như đang sống trong bầu không khí ngột ngạt, đặc quánh, khó thở đến cùng cực. Và em tự hỏi làm sao mà anh chị đã cùng nhau, và cùng con đi qua được ngần ấy thời gian tưởng chừng như không lối thoát đó??? Mỗi ngày đều phải chịu đựng, bế tắc, mệt mỏi, kiệt quệ cả thể chất lẫn tinh thần.
Vậy mà giờ đây anh chị vẫn ở đây. Em nghĩ rằng chính tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng đã dìu anh chị đi qua khoảng thời gian tăm tối với niềm tin cứ đi rồi sẽ có cách. Một ngày nào đó, nắng sẽ lên và tương lai sẽ tươi sáng hơn. Và rồi vào những ngày cuối tháng 11 năm 2024, chị đã biết đến khoá Khai mở Mẹ Việt và bắt đầu hành trình can thiệp mới chị nhỉ?
Thật ra tôi biết tới Mẹ Việt một cách rất tình cờ.
Theo con suốt chặng đường dài nhiều năm, tốn kém vô cùng mà thay đổi thì chỉ thấy xấu hơn thôi. Thế nên chúng tôi chọn buông xuôi, phó mặc. Có một lần cậu tôi bảo thay vì nghĩ là không được sao cháu không thử thay đổi suy nghĩ xem, rồi cậu bắt buộc tôi đưa con đến với team của thầy Nguyễn Phùng Phong, kỷ lục gia siêu trí nhớ VN vì cậu cho rằng con tôi có trí nhớ rất tốt.
Quả thật có việc đó, ví dụ cháu có thể nhớ số đt người khác đọc qua ngay lập tức, khi đứng sau lưng xem bác cài đặt máy tính cháu có thể viết lại các câu lệnh bằng ngôn ngữ lập trình theo từ bước bác làm, cháu có thể sao chép nguyên cả trang web giới thiệu công ty của mẹ và thay tên tổng giám đốc công ty của mẹ bằng tên của con và địa chỉ thành của nhà mình.
Tôi liên lạc với đội ngũ Tâm Trí Lực của thầy Phong và xin một cuộc gặp, hy vọng thầy sẽ có cách với con, vì chính bản thân thầy cũng hướng dẫn một bạn TK thành danh. Nhưng sau vài lần gặp và chia sẻ thì team của thầy từ chối.
Một cách vô tình tôi thấy video giới thiệu 3 buổi học khai mở của Mẹ Việt mà cô Thuần giới thiệu, tôi nhấp đăng ký nhưng tâm lý là hú họa thôi, gần 20 năm rồi thay đổi là không thể, nhưng mà tôi vẫn vào học.
Ngỡ ngàng nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ rất nhiều, những chọn lựa sai càng nhiều hơn. Đúng là: Nếu con của chúng ta mà chúng ta không thương thì ai sẽ thương? Nhưng thương sai cách thì chỉ khiến mọi chuyện xấu đi thôi.
Tôi đăng ký khóa học ngay sau khi kết thúc 3 buổi khai mở của Cô. Dùng những kiến thức chuyên môn mà các thầy cô giảng dạy, thay đổi bản thân mình, thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi cách tương tác với con, mỗi ngày cùng với con nhiều hơn. Đem những bài học với các thầy cô vào những hoạt động thường ngày.
Lần đầu tiên trong gần 20 năm, gia đình chúng tôi ăn Tết vui vẻ đến thế. Ai cũng có thể nhìn ra được những thay đổi tích cực từ con, giờ tôi cũng rất tự tin mang con theo mình khi đi đâu đó, đến các nơi mình làm, đi siêu thị, đi chơi, đi thăm hỏi mọi người, cháu có nhiều thay đổi, nhất là trong tháng đầu khi mẹ theo học và dùng các kiến thức được học đồng hành cùng con. Mình ở cùng con thì dễ dàng cảm nhận thay đổi nơi con, nhưng những người thân ít gặp gỡ cũng nhận ra cháu có sự khác biệt, tốt hơn rất nhiều.
Tôi thật sự biết ơn năm 2024 và cuộc gặp gỡ vô tình với Mẹ Việt.
Tuyệt vời quá chị Hoa, em và đội ngũ Mẹ Việt cũng cảm thấy rất vui, rất xúc động vì đã giúp được gia đình mình có một cái Tết trọn vẹn đầu tiên sau 26 năm. Khi chị thay đổi cách tiếp cận, mình có kiến thức và thấu hiểu con. Con đã có nhiều thay đổi bất ngờ.
Khoá Chuyên sâu can thiệp cho trẻ chậm nói có những nội dung gì? Ba mẹ đọc kỹ tại: https://www.daycontainha.com/chuyensauchamnoi
Vậy thì chị có thể chia sẻ lại cụ thể sau khi tham gia khóa học chuyên sâu cùng Mẹ Việt. Chị đã thay đổi so vs trước đây ntn mà có thể giúp Đức tiến bộ, giảm bớt hành vi và cả nhà đã được thưởng bằng 1 chuyến du lịch vui vẻ, yên bình, trọn vẹn sau 26 năm ko ạ?
Thật ra như mình nói ở trước đó, khi con còn nhỏ khái niệm RLPTK gần như không có. Thậm chí mình cũng tin là con mình lớn lên sẽ tốt thôi. Ông bà cũng nói tới 12 tuổi nó sẽ hết những biểu hiện đó, thế nên mình tin tưởng chờ tuổi 12 của con, và mình dùng 12 năm tiếp theo đó để khốn khổ, kiệt quệ, mệt mỏi và chán nản.
Mình quan tâm đến các bữa ăn và các hoạt động hàng ngày của con như một đứa trẻ bình thường. Khi con bé hơn mình nghĩ con lớn hơn sẽ ổn nên cũng không nghĩ cần phải làm gì đó, khi đi tư vấn tâm lý thì cũng chỉ là những cuộc nói chuyện và cho đơn thuốc.
Mình quả thật không thường xuyên đồng hành cùng con tại nhà trong rất nhiều giai đoạn. Mình cũng không biết đến các phương pháp can thiệp tại nhà và can thiệp cho con trong những năm trước đó.
Sau khi tham gia khóa học ít nhất mình đã hiểu được cơ bản nguyên nhân những hành động và việc làm của con, không còn dùng lý lẽ của bản thân đặt để trên người con, khiến cả mẹ và con đều trở nên khó chấp nhận.
Thay đổi bản thân trong cách nói chuyện, cách tương tác và yêu thương con, chấp nhận con là chính con. Dành nhiều thời gian cùng với con trong các hoạt động thường ngày…
Đức thay đổi thế nào à? Rất nhiều đó: Con hiếm khi bùng nổ, vẫn còn nhưng hiếm khi. Tốt quá đúng không? Con cũng không còn dai dẳng hỏi nhiều như trước, vẫn còn hỏi lặp lại nhưng cường độ và thời gian đều ngắn hơn rất rất là nhiều, con vui vẻ hơn, hợp tác với bố mẹ, thực hiện các yêu cầu bố mẹ giao khá tốt, bố mẹ rất tự tin đưa con đi chơi, đi mọi nơi mà không lo lắng quá nhiều…
Giờ con còn tự mình đọc sách, dù chưa đúng theo kiểu đọc để tìm hiểu mà chỉ đơn thuần là thích nên đọc tí thôi.
Khi giao việc cho con trước đây con hay hỏi tại sao lại bắt con làm? Tại sao con phải làm thế… hiện tại con sẽ lắng nghe rồi hoặc là chấp thuận làm hoặc là từ chối nhưng không gay gắt hỏi tại sao.
Con thay đổi khi ba mẹ thay đổi chị ha! Thật vui vì giờ đây chị và con đang dần tìm được tiếng nói chung, hiểu ý nhau và tương tác với nhau tốt hơn. Sau khi học xong khóa Chuyên sâu và biết Mẹ Việt có chương trình Mẹ Việt VIP với những khóa học giúp các ba mẹ can thiệp toàn diện cho con, chị đã đăng ký học tập ngay. Chị có thể chia sẻ vì sao chị đã quyết định tham gia chương trình Mẹ Việt VIP không ạ?
Vì sao lại quyết định tham gia chương trình Mẹ Việt VIP hả? Đơn giản là vì sự khác biệt mang tính tích cực của con đến từ những kết quả của những bài học từ các cô trong team Mẹ Việt.
Mình, gia đình mình vô cùng biết ơn các cô. Cảm ơn rất nhiều.
Mình nghĩ là sau khóa học chuyên sâu mình sẽ xin các thầy cô gợi ý những khóa học khác nữa của Mẹ Việt để tiếp tục theo học.
Nếu dùng ngôn ngữ để nói về việc tại sao mình muốn học nữa thì mình cũng không biết phải nói thế nào mới đúng và trọn nghĩa, nhưng cơ hội để bản thân có thể nghe được những thứ khiến bạn cảm thấy vỡ òa trong sự mới mẻ của kiến thức mà chưa từng biết lại rất ý nghĩa với chính cuộc đời của bạn. Bạn có thể dùng những kiến thức bạn được chia sẻ làm cho không chỉ đứa con đặc biệt của bạn trở nên tốt đẹp hơn mà ngay cả chính bạn cũng trở nên tự tin hơn, tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn, rồi cả những người thân trong gia đình cũng vui vẻ hơn, gắn bó hơn, nó thôi thúc khiến bạn muốn thay đổi thì tại sao mình lại không tiếp tục học nhỉ?
Vâng, đúng vậy ạ, tri thức, hiểu biết rõ ràng về vấn đề của con - hội chứng RLPTK cùng những phương pháp can thiệp khoa học bài bản đã giúp ba mẹ và con trở nên tốt đẹp hơn, tích cực và hạnh phúc hơn mỗi ngày. Vậy nên khi con mình là em bé RLPTK, ba mẹ hãy yêu thương con thật nhiều, yêu thương con đúng cách. Và đặc biệt là cha mẹ cần chịu khó học tập như chị Hoa đây, chịu khó trau dồi kiến thức để hiểu và giúp con hiệu quả nhé!
Sự thay đổi tích cực của Đức chính là nhờ mẹ Hoa đã dấn thân học tập chăm chỉ, cần mẫn. Kiến thức đã giúp chị thấu hiểu con, yêu thương con đúng cách và dẫn dắt con đúng hướng để con có nhiều thay đổi. Chị có tâm sự là khóa học Tâm lý trị liệu đã vực dậy tinh thần của chị rất nhiều. Chị có thể chia sẻ chi tiết hơn không ạ?
Có một lần mình đọc được một câu thế này: Chúng ta không cần một phương thuốc chữa bệnh TK, chúng ta cần một phương thuốc chữa trị tổn thương. Với cảm nhận riêng của bản thân mình, mình nghĩ rằng ba mẹ đã có những đứa con đặc biệt nên theo học lớp tâm lý trị liệu với thầy Hoàng nha. Nói sao nhỉ? Nó thay đổi nhiều nhận thức của bản thân theo một cách bạn không ngờ thấy, cũng là một tình huống giống như nhau nhưng trước và sau khi tham gia khóa học cách mình đón nhận sự việc có khác nhau rất nhiều luôn. Nó chính là những bước đầu tiên bạn tìm ra cách tự trị liệu tổn thương cho chính mình.
Thu hoạch lớn nhất từ khóa học với mình chính là bình thản đón nhận sự việc xảy ra, cũng không khiến các tình huống trở nên xấu đi chỉ vì cách mình nhìn nhận sự việc, hành động và cả ứng xử.
Buồn cười nhất là bỗng dưng có một ngày mình tình cờ phát hiện thế mà mình đã tự nhiên lặp lại nhiều câu từ của thầy khi giảng bài trong các câu chuyện thường ngày của mình luôn mới ghê chứ.
Chữa lành ấy mà, theo mình tốt nhất là cho bản thân mình cơ hội để đi cùng với một người hoặc nhiều người có sự thấu hiểu, hài hước và biết cách nói chuyện, vừa hay ở đội ngũ Mẹ Việt có nha.
Khi bản thân mình thay đổi, khiến mình vui vẻ hơn thì những sự việc và những người tiếp xúc với mình cũng tự nhiên vui vẻ theo, mình thấy vậy. Không đổ lỗi, không tranh luận đúng sai, tại bị, chỉ đơn thuần bình tĩnh nói rõ với nhau thôi thì câu chuyện cũng đã dễ dàng rất nhiều rồi.
Trước đây Đức luôn ăn riêng, con tự lấy cơm, thức ăn… ra một mâm riêng, ăn một mình trong phòng riêng, hiện giờ thì con cùng ăn với cả nhà, tuy rằng vẫn ít chia sẻ các câu chuyện chung nhưng con không khó chịu.
Đi đến các nơi lạ con không bị thôi thúc muốn đi VS chỉ vì muốn nhìn nhà VS, vào các nơi mới lạ con rất hợp tác, không ồn ào, hay lo lắng. Con có thể ở một nơi mẹ yêu cầu chờ mẹ, 15 – 30 phút mà không dời đi, chưa từng có trước khi mẹ Đức và vào team Mẹ Việt đấy nhé. Chắc chắn cả mẹ và con thậm chí cả gia đình & người thân còn cần rất nhiều nỗ lực để kết nối hỗ trợ con tốt hơn lên, nhưng lượm nhặt những thay đổi tích cực nho nhỏ mỗi ngày ở con đối với mình cũng là niềm vui và hạnh phúc rồi, mình từng nghĩ là không có cơ mà.
Ôi, chị biết không, ngay cả cách chia sẻ của chị bây giờ cũng đã khác nhiều lắm so với những ngày đầu. Không còn là những ủ dột, chấp nhận kiểu tâm lý bị đè nén. Em cảm thấy giờ đây chị có thể thoải mái chia sẻ với một tinh thần lạc quan và hạnh phúc, sẵn sàng đón nhận mọi điều. Chị đã và đang trên con đường chữa lành cho những tổn thương của chính mình sau hơn 20 năm vất vả không biết chia sẻ với ai. Đức cũng mở lòng, sẵn sàng đón nhận mọi thứ mới mẻ để cuộc sống của con đầy màu sắc hơn.
Chị nói rất đúng, mỗi ba mẹ cần một phương thuốc trị tổn thương cho chính mình. Đừng để mình kiệt quệ cả thể chất và tinh thần vì những cảm xúc có lỗi với con, hối tiếc vì những điều mình đã không làm, hay là trách móc, đổ lỗi nhau hay là những lời ác ý từ những người ngoài. Khi mình nhìn mọi việc bằng góc nhìn khác đi, mọi thứ sẽ thay đổi. Không chỉ con cần can thiệp mà các ba mẹ đang đồng hành can thiệp cho con đều cần được trị liệu tâm lý để có thể cảm nhận hạnh phúc khi đồng hành cùng con và tạo ra phép màu lấp lánh cho con.
Thông tin chi tiết khoá học Tâm lý trị liệu - Khoá học giúp ba mẹ mạnh mẽ vượt qua những áp lực trong cuộc sống, để duy trì năng lượng bền bỉ trên con đường đồng hành, chìa khoá can thiệp thành công cho con https://www.daycontainha.com/tamlytrilieu
Vậy 03 điều thay đổi từ Đức khiến chị nhẹ lòng nhất kể từ khi chị thay đổi cách tương tác và can thiệp cho Đức một cách bài bản, khoa học và thấu hiểu, làm bạn với con là gì ạ?
Con hiếm khi bùng nổ, và ôn hòa khi giao tiếp, gần gũi với các thành viên trong gia đình. Bây giờ hình như mẹ nổi giận chứ con lại gần như không còn nổi đóa giống khi xưa, cũng không nhiều lần hỏi lặp đi lặp lại và kéo dài như trước. Bản thân mẹ ngạc nhiên luôn đó.
Thay đổi thói quen ăn uống theo cách các cô chia sẻ trong khóa học dinh dưỡng trị liệu khiến cho con trở nên linh hoạt hơn, mình không biết nói thế nào nhưng cảm nhận con thay đổi tốt hơn và bản thân con cũng rất hợp tác với các yêu cầu thay đổi đó: Ví dụ chuyển sang ăn cơm gạo lứt, gạo xát rối, rất ít khi dùng nước ngọt và đồ uống có ga, các SP thực phẩm như bánh ngọt, …
Con không còn thôi thúc đi tìm nhà VS mỗi khi đến một nơi nào đó. Biết tôn trọng không gian công cộng, không gây ồn, nói lớn và làm những hành động không phù hợp.
Vâng ạ, thật tốt khi con tiến bộ và mẹ đã cất đi được những hòn đá tảng gánh nặng bao nhiêu năm qua.
Hiện tại chị đang tiếp tục đồng hành cùng Mẹ Việt trong lớp Quản lý Hành vi và Điều hoà rối loạn giác quan. Đức có những rối loạn, hành vi nào? Khi được trang bị thêm kiến thức chuyên sâu về hành vi, về rối loạn giác quan của các bạn có nhu cầu đặc biệt. Thì chị đã hiểu thêm điều gì khi đồng hành cùng con ạ?
Trong mắt các nhà chuyên môn thì có nhiều những hành động mình không giải thích được, khiến mình khó chịu, thậm chí tức giận lại được giải thích một cách rất dễ hiểu, khoa học và cũng rất dễ thực hành.
Con thường hay cử động cơ thể, kiểu như khi đứng con luôn phải lắc qua lắc lại tay chân, hoặc cơ thể. Con rất dễ kích động khi nghe nhắc đến từ khóa RLPTK, Mấy buổi đầu vì mẹ có công việc nên cô gửi lại video khóa học, còn mấy buổi sau, bạn ngồi cùng mẹ, cứ hỏi riết tại sao cô Thuần của mẹ lại nói về PTK, là nói ai vậy?… Và ngồi rất lâu nghe cùng mẹ, khi thấy đủ lâu mẹ chỉ nhắc con là cô Thuần đang chia sẻ kiến thức cho tất cả các ba mẹ khác trong phòng zoom để mọi người hiểu và biết cách tương tác, không phải nói về con, khi đó con mới dời đi.
Đúng là sau các buổi học hiện tại mẹ đang quan sát con theo cách cô chia sẻ, mức độ mới chỉ là để biết được khi con có những hành động như thế nghĩa là con đang có các vấn đề gì… kiểu như vừa học và theo dõi trực quan và tìm ra cách cùng nhau thay đổi.
Vâng ạ, càng học nhiều mình lại càng hiểu con hơn. Và hiểu con chính là bước đầu giúp mình từng bước giúp con hiệu quả. Đặc biệt, khi các ba mẹ phát hiện con có nhiều hành vi bất thường, đừng bỏ lỡ nhé! Ba mẹ hãy học để hiểu và tìm cách giúp con thỏa mãn các giác quan, giúp con biết cách thay thế hành vi phù hợp để con ngày càng có nhiều cơ hội hòa nhập cùng các bạn.
Quay trở lại với chị Hoa, Chị Hoa biết không, chị là một trong những nguồn động lực rất lớn để đội ngũ Mẹ Việt tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp đồng hành cùng các ba mẹ can thiệp cho con tại nhà. Mặc dù chị đã ở vào tuổi trung niên, gặp rất nhiều khó khăn với bạn. Việc học tập kiến thức mới cũng có thể là một rào cản với chị và gia đình. Nhưng toàn bộ đội ngũ Mẹ Việt đều cảm nhận được sự khao khát tri thức, khao khát học tập từ chị. Chị có thể chia sẻ thêm vì sao ở độ tuổi này chị vẫn quyết tâm học tập nghiêm túc và chăm chỉ như vậy?
Mình đã nghĩ rằng vợ chồng mình có thể chăm sóc con, nhưng khi vợ chồng mình mất đi, ai sẽ chăm sóc con? Con có em nhưng ai dám đảm bảo những việc chưa xảy ra?
Chăm sóc con – những bảo bối đặc biệt, cần sự đồng hành và chia sẻ.
Nếu hỏi tôi rằng có hối hận không khi bỏ lỡ rất nhiều thời gian vì không tìm ra được đúng cách giúp con, thậm chí là đã ngầm từ bỏ, phó mặc cho số phận, thì câu trả lời là: “Hối hận”
Sau này tôi mới biết rằng giai đoạn vàng để can thiệp giúp con là dưới 2 tuổi, thời gian kế tiếp là trước 5 tuổi và sau nữa là khoảng thời gian trước khi con 10 tuổi. RLPTK không phải là bệnh lý, nó là một hội chứng.
Tôi không hối hận vì phải chăm sóc con cả đời, dù con thế nào vẫn là con của tôi. Tôi chỉ hối hận vì đã bỏ lỡ như cơ hội để con có thể lớn lên bình thường. 20, 22 năm về trước RLPTK là một khái niệm chưa có nhiều nhắc tới, Mình lại không có hiểu biết về nó, nhưng khi nhìn con tôi lại không biết mai sau con sẽ thế nào? Thế nên tôi rất biết ơn sự gặp gỡ vô tình với cái video 3 buổi khai mở miễn phí của Mẹ Việt, tôi theo học, rồi cùng con thực hành, con mình lớn rồi, con không đồng ý chia sẻ các thông tin của con, cũng không đồng ý quay phim chụp ảnh, thậm chí những chia sẻ lên nhóm lớp con cũng thắc mắc tại sao thầy cô của mẹ là Thầy Hoàng, cô Thuần, Cô Thương mà mẹ lại gửi cho nhiều người là thế nào? Và con không vui.
Nhưng cũng như mình chia sẻ ở trên, từ những bài học, các chia sẻ và góp ý của các cô, không chỉ mẹ con mình mà gia đình mình của thay đổi, vui vẻ, chia sẻ và gần gũi nhiều hơn.
Cảm ơn chị Hoa, em nghĩ rằng câu chuyện của chị có thể thức tỉnh rất nhiều ba mẹ đang nghe podcast này. Ngày xưa mình không có nhiều thông tin, kiến thức để giúp con nên mình đã bỏ lỡ của con rất nhiều. Thế thì ngày nay, khi các ba mẹ có nhiều thông tin hơn, có nhiều sự hỗ trợ hơn từ trường can thiệp, trường mầm non cho đến các đơn vị giáo dục bài bản, cầm tay chỉ việc hướng dẫn ba mẹ dạy con tại nhà như Mẹ Việt. Ba mẹ có nhiều cơ hội học tập để cùng tham gia vào hành trình can thiệp của con, đồng hành can thiệp thành công cho con. Thì chắc chắn các ba mẹ sẽ sẵn sàng học tập, thực hành nghiêm túc và kiên trì bền bỉ để giúp con có được tương lai tươi sáng hơn.
Chị vẫn thường chia sẻ với các cô Mẹ Việt là giá mà chị biết đến Mẹ Việt sớm hơn thì có lẽ Đức đã khác. Em nghĩ rằng, mình không thể thay đổi quá khứ nhưng mình hoàn toàn có thể thay đổi ở hiện tại để có một tương lai tốt hơn. Mỗi giai đoạn mình đều sẽ tìm được giải pháp hỗ trợ con phù hợp nếu thực sự ba mẹ đi đúng hướng. Chị đang trên hành trình đi đúng đường rồi và cả một con đường thênh thang đang chờ mình và con ở phía trước. Không còn những bế tắc, tuyệt vọng. Giờ đối mặt với khó khăn mình đã tìm được giải pháp. Tuy không thể thay đổi quá khứ, nhưng chị hoàn toàn có thể thay đổi những năm về sau. Nếu có một vài lời chia sẻ từ người đi trước, chị sẽ chia sẻ điều gì cùng các ba mẹ?
Mình từng đọc được thế này: Hạnh phúc sẽ không gõ cửa tìm bạn, niềm vui cũng không tự nhiên mà có. Hạnh phúc phải nỗ lực mới đạt được, niềm vui phải luôn không ngừng tìm kiếm. Hạnh phúc và niềm vui phải dùng trái tim để cảm nhận, nhưng cảm nhận được hay không phụ thuộc vào chính mình. Sau cùng mình thấy vô cùng thích câu nói của DV Thành Long: Đứa con hiếu động của bạn là niềm mơ ước của rất nhiều các cặp bố mẹ đang trên hành trình tìm con.
Vậy nên là một người mẹ, từng trải hồi hộp mong chờ, từng vỡ òa hạnh phúc, từng hoang mang tột độ, từng cố gắng và mong cầu phép màu, từng kiệt quệ và phó mặc mình nhận ra rằng: Chỉ có bố mẹ là những người thương con nhất, và khi bố mẹ tìm đến Mẹ Việt chứng tỏ bố mẹ càng là những người tuyệt đối thương quý con. Mình mong các bố mẹ sẽ gặp được các thầy cô Mẹ Việt ở những năm đầu đời của con – những đứa bé đặc biệt để có thể được chia sẻ cách giúp con mình tốt nhất đưa con trở về hành trình làm “Một người bình thường” vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Nhưng trước khi có thể giúp con, hãy giúp bản thân mình trước nhé, giữ cho tâm trạng mình vui và: Hãy cười lên, không phải vì chúng ta vui nên chúng ta cười mà vì chúng ta cười nên chúng ta thấy vui. (Thầy Hoàng Mẹ Việt đã hướng dẫn dạy thế.)
Lời cảm ơn:
Rất cảm ơn những chia sẻ của chị Hoa. Thấu hiểu những khó khăn của các ba mẹ nên đội ngũ Mẹ Việt vẫn luôn nỗ lực hỗ trợ hết mình để ba mẹ có thể hoàn toàn tập trung vào dạy con đúng cách và hiệu quả. Hạnh phúc nhất của Mẹ Việt chính là nghe ba mẹ báo tin vui về sự tiến bộ. Đây chính là động lực để Mẹ Việt nỗ lực cống hiến cho cộng đồng hơn nữa. Để giúp thêm nhiều ba mẹ can thiệp hiệu quả cho con tại nhà.
Mẹ Việt tin rằng những chia sẻ của chị đã giúp các ba mẹ vững tin hơn vào kết quả can thiệp cho con tại nhà. Khi con có nhu cầu đặc biệt, hơn ai hết ba mẹ chính là người cần phải học để hiểu và đồng hành cùng con. Vì hơn ai hết ba mẹ chính là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của con. Việc can thiệp cho con ngày nay không khó. Ba mẹ hoàn toàn có thể học cách tự can thiệp, tự dạy con hiệu quả tại nhà từ các đơn vị đào tạo can thiệp chính thống như Mẹ Việt. Chỉ cần ba mẹ đủ sự quyết tâm và kiên trì. Mẹ Việt sẽ luôn đồng hành cùng ba mẹ!