Thành quả ngọt ngào khi mẹ CAN THIỆP SỚM cho con chậm nói tại nhà

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 07/12/2024
41 phút đọc

Xin chào ba mẹ, chậm nói đang trở thành vấn đề lớn của ba mẹ nuôi con nhỏ hiện nay. Trong khi đa phần các bé 12 tháng đã bật nói bi bô các từ đầu tiền.Thì nhiều bé 16,17 tháng chưa nói được từ đơn nào. Hoặc trẻ nói được rất ít, chỉ 1 vài từ đơn và không chủ động nói. 

Vậy những trường hợp này ba mẹ cần làm gì? Bắt tay vào can thiệp ngay lập tức hay chờ tới 24 tháng, 30 tháng xem con tự nói không rồi mới can thiệp?

Câu trả lời chính xác là “Hãy hành động, ngay lập tức” ba mẹ nhé. Độ tuổi 18-24 tháng là giai đoạn vàng để trẻ học nói. Nếu ba mẹ tương tác đúng phương pháp con sẽ tiến bộ bật nói rộn ràng và phát triển nhận thức mạnh mẽ. Ngược lại, nếu ba mẹ bỏ qua giai đoạn này, mức độ chậm nói, chậm phát triển của con sẽ ngày một nặng hơn. Và ba mẹ sẽ phải nỗ lực, vất vả, tốn kém hơn rất nhiều để hỗ trợ cho con sau đó. 

Để ba mẹ nhìn thấy hiệu quả của việc can thiệp sớm, ngày hôm nay Mẹ Việt sẽ mời đến khách mời đặc biệt - mẹ Đỗ Vân. Người đã hành động ngay khi con chậm nói ở độ tuổi 17,18 tháng. Từ một em bé chậm nói đơn thuần với các biểu hiện gọi không quay đầu, không giao tiếp với bố mẹ. Con đã có sự tiến bộ ngoạn mục chỉ sau 2 ngày mẹ đọc sách đúng cách cho con, con đã bật nói đúng ngữ cảnh. Vâng 2 ngày! đúng là chỉ sau 2 ngày đọc sách kích thích đúng cách con đã bật nói đấy ba mẹ ạ. Thật quá bất ngờ. Và sau hơn 1 tháng con nói được 50 từ đơn, biết hát, ngã biết mách đau.

Làm thế nào để mẹ Vân có thể hỗ trợ cho con tiến bộ nhanh như vậy? Ba mẹ cùng lắng nghe câu chuyện can thiệp chậm nói tại nhà thành công của mẹ Đỗ Vân để cùng học hỏi kinh nghiệm nhé.

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

17 tháng con chỉ nói được 3 từ đơn

Xin chào mẹ Vân, Mẹ Việt rất vui khi mẹ Vân nhận lời tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ tuần này. Trước khi bắt đầu, mẹ giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé!

Chào các cô Mẹ Việt và các ba mẹ đang lắng nghe chương trình podcast Mẹ Việt. Em tên là Đỗ Thảo Vân mẹ của bé Tuấn Khang. Em ở Hà Nội. Hai mẹ con tham gia khóa Chuyên sâu can thiệp chậm nói MVK37 khi con được 18 tháng, tính đến hiện tại con đã được 22 tháng.

Khi 17 tháng con có các biểu hiện như thế nào khiến mẹ lo lắng và tìm hiểu về vấn đề chậm nói của con?

Khi đó con nói rất ít (chỉ nói được 3 từ mẹ, bà, đi). Con không ê a, hay trầm ngâm ít cười đùa. Hay la hét khi đòi đồ con muốn, chỉ thích chơi một mình, không chơi cùng các bạn cùng tuổi. Khi được gọi tên con không quay đầu lại, giao tiếp mắt ngắn, rất thờ ơ với bố mẹ. Con nghịch ngợm luôn chân luôn tay. Bé nhà e thi thoảng đi nhón gót, thi thoảng hay nghiêng đầu nhìn bóng mình. Mẹ cũng rất lo lắng không biết làm thế nào để hỗ trợ con. Mẹ bắt đầu mày mò tìm hiểu trên mạng, hỏi mọi người xung quanh, bạn bè, đồng nghiệp. Xem ai có cách gì thì chỉ cho mẹ.
Quyết tâm sửa mình để dạy con học nói đúng cách

Mẹ phát hiện bé có biểu hiện chậm nói từ khi còn khá sớm. Đa phần các ba mẹ đều nghĩ trẻ lớn thì từ từ biết nói, không phải sốt ruột. Mẹ Vân có suy nghĩ như thế nào để có động lực tích cực dạy con học nói ngay từ thời điểm đó? 

Con là bé đầu nên gia đình cũng rất mong ngóng và chiều chuộng. Con ăn kém lại hay ốm vặt nên bố mẹ, ông bà rất quan tâm đến việc ăn ngủ của con. Khi thấy con đang chậm về ngôn ngữ so với các bé khác cùng tháng tuổi. Em nhận ra gia đình đã quan tâm quá nhiều đến vấn đề thể chất. Mà quên mất là ngôn ngữ, nhận thức, tư duy cũng quan trọng không kém. Em đã tâm sự với đồng nghiệp rất nhiều. Và nhận được lời khuyên từ mọi người là nên cho con đi khám và đi học mầm non.

Khi đi khám ở Bệnh Viện Nhi Hà Nội thì kết luận con có dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ. Mẹ thực sự hoang mang lắm cô. Bố mẹ lại lóc cóc đưa con đi khám lại ở Bệnh Viện Hồng Ngọc. Các bác sĩ kết luận con chậm đơn thuần. Hai nơi khám kết quả lại khác nhau, nhưng mẹ sốc tinh thần tự nhủ rằng “Dù con như nào thì mình sẽ phải giúp con”. Tình yêu dành cho con là động lực lớn nhất của em. Em nghĩ rằng mình đã dạy con sai rồi. Mình cần thay đổi để giúp con trở về phát triển đúng lứa tuổi.

Khó khăn khi tự mình loay hoay dạy con học nói

Đúng rồi mẹ Vân, ba mẹ nào cũng yêu thương con nhưng yêu thương cũng cần đúng cách. Yêu thương con hãy dành cho con nền tảng giáo dục tốt nhất càng sớm càng tốt. Mẹ Vân đã quyết tâm dạy con học nói ngay từ thời điểm phát hiện ra con chậm nói. Vậy khi bắt tay vào hành động mọi thứ có thuận lợi không mẹ? Mẹ có thể chia sẻ về những khó khăn gặp phải khi tự mình dạy nói cho con?

Dạ thời điểm bắt đầu tự dạy con đúng là không dễ dàng chút nào. Bác sĩ cũng có dặn mẹ là về nói chuyện, chơi với con nhiều. Nhưng mẹ cũng chỉ làm theo bản năng, chưa có đúng cách. Mẹ nói rất nhiều nhưng chưa hiệu quả. Con vẫn chưa bật âm được.
Sau đó, mẹ có tình cờ biết về Mẹ Việt trên facebook và tham gia 3 buổi học miễn phí. Trong Khóa “Can thiệp sớm cho trẻ chậm nói, rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý” của Mẹ Việt. Lúc đó thì em mới biết mình đang dạy con chưa đúng phương pháp. Sau 3 buổi học cô Thuần chia sẻ, em quyết định ngay đăng ký lớp học Chuyên sâu chậm nói của Mẹ Việt Khoá MVK37.


Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho trẻ, hotline: 035 227 5339 để được tư vấn giải pháp can thiệp chậm nói hiệu quả cho con nhé. 

Những tiến bộ đầu tiên của con chỉ sau 2 tuần đồng hành

Thật may mắn khi mẹ phát hiện con chậm nói. Xong cũng thật sớm sau đó em đã biết đến chương trình của Mẹ Việt. Và quyết tâm sửa từ mình trước. Muốn giúp con thì mẹ bắt buộc phải học tập để có kiến thức bài bản. Mẹ phải có phương pháp đúng mới dạy con học nói tốt được. Vì vậy em đã rất quyết liệt tham gia vào chương trình đồng hành dạy con học nói tại nhà của Mẹ Việt. Sau khi được các cô hướng dẫn đồng hành cùng con đúng phương pháp thì bao lâu em thấy con có sự tiến bộ? 

Tuần đầu tiên tham gia lớp học chuyên sâu của Mẹ Việt. Mẹ được các cô đả thông tư tưởng, cổ vũ, động viên rất nhiều. Để mẹ luôn có động lực đồng hành cùng con. Các cô chỉnh lại những lỗi sai khi dạy con trong giai đoạn kích âm mà mẹ đang gặp phải. Đó là mẹ phải nói chậm lại, nói câu ngắn 2-4 từ để con bắt được từ. Các cô hướng dẫn cho mẹ cách tương tác đúng để con biết giao tiếp mắt, biết quay đầu khi được gọi tên, biết chỉ tay… Các hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể mà ba mẹ nào cũng có thể thực hành theo được.

Các cô hướng dẫn giúp mẹ lựa chọn học liệu phù hợp với giai đoạn kích âm. Như loa tắm ngôn ngữ, thẻ học, đồ chơi giáo dục… Trong 1-2 ngày đầu, con chưa chịu ngồi nghe mẹ đọc sách. Nhưng mẹ cũng rất kiên trì mỗi ngày đều thực hành theo hướng dẫn của các cô. Tuần đầu tiên con ê a nhiều hơn. Đến tuần thứ 2 mẹ nhận thấy rằng, khi lật sách đến trang có con cá kêu ọc ọc. Mẹ đọc con rất thích thú, vậy là mẹ nói về cá rất nhiều. Khi ra ngoài mẹ cũng chỉ cá cho con. Bắt gặp bất cứ hình hay vật có cá mẹ đều sẽ chỉ tay và nói cho con nghe. Hết tuần 2 đồng hành dạy con theo hướng dẫn của các cô và sau đúng 2 ngày đọc sách con đã tự bật ra từ ‘chá’ khi mẹ mở sách đến trang có hình cá. Đặc biệt hơn, đi ra ngoài thấy hình con cá con cũng đều chỉ và bật ra từ ’chá’. Em vui vô cùng và có khoe ngay với các cô Mẹ Việt.

Cải thiện ngoạn mục về ngôn ngữ - nhận thức - hành vi

Chúc mừng cho sự tiến bộ bước đầu của Tuấn Khang. Trong vòng 2 tuần mẹ tương tác đúng cách, con đã ê a nhiều hơn này, lại còn nói đúng ngữ cảnh từ "chá" nữa này. Vậy đến hiện tại cũng hơn 3 tháng kể từ khi mẹ bắt tay dạy con học nói tại nhà đúng phương pháp thì con đã có nhận biết và đã nói được những gì rồi mẹ? Rồi sự hợp tác của con trong các hoạt động thì cải thiện như nào, mẹ Vân chia sẻ cho các ba mẹ cùng biết với nhé. 

Hiện tại con đang ở giai đoạn 2 tích lũy từ vựng rồi ạ. Con đã nói được rất nhiều từ đơn, từ đôi, đã nói vài cụm 3 từ và nói cả câu. Con biết hỏi lại mẹ, cái gì đây? mẹ ơi sợ, mẹ pha sữa…. Còn biết cãi, biết mách với mẹ luôn rồi đó cô. Ví dụ khi con ngã con mách với mẹ là “Ngã, con đau”. Con đã thuộc được gần hết tên các bạn trong lớp. Con đã tiếp xúc giao tiếp mắt tốt, mẹ gọi quay đầu ngay. Mẹ đã sai vặt con được việc đơn giản: cất đồ chơi, bỏ quần áo bẩn vào máy giặt, lấy dép, ba lô, mũ,… Con biết chào người lớn, ông, bà, cô, chú, anh, chị, em đúng đối tượng. Con đã biết thể hiện nhu cầu của con bằng lời nói thay vì hành động. Con không còn chạy nhảy liên tục, sự tăng động của con gần như không còn nữa. Con nhanh nhẹn hoạt bát hơn rất nhiều so với khoảng thời gian trước đây. 

Tuấn Khang đã tiến bộ rất rất nhiều trong thời gian vừa qua. Con tiến bộ vậy chắc hẳn cả gia đình đều mừng lắm phải ko mẹ Vân. Khi con không chỉ tiến bộ về ngôn ngữ mà còn phát triển rất tốt cả nhận thức và hành vi. Rồi phản ứng của cả bố, của ông bà nữa khi thấy con thay đổi từng ngày?

Em và gia đình thật sự thấy rất vui và nhẹ nhõm khi thấy con có những thay đổi tích cực như vậy. Ông bà trêu con là như con vẹt rồi. Con không chỉ nói nhiều hơn mà còn ngoan hơn và biết quan tâm đến người khác. Biết an ủi mẹ khi mẹ đau, đáng yêu lắm ạ.

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp hàng ngàn ba mẹ can thiệp thành công cho trẻ chậm nói. Đặc biệt là trẻ rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển. Với đặc thù:

– Hướng dẫn ba mẹ áp dụng các phương pháp can thiệp chậm nói khoa học tại nhà.

– Lộ trình chi tiết từng giai đoạn học tập của trẻ.

– Kinh nghiệm đào tạo “cầm tay chỉ việc” giúp ba mẹ nào cũng dạy con tại nhà hiệu quả.

Giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ – nhận thức – hành vi.

Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà. 

Dạy con học nói cần có lộ trình bài bản

Các cô cũng rất hạnh phúc khi được chia sẻ niềm vui này cùng mẹ. Thứ nhất là con đã nói tốt, gần như đã bắt kịp các bạn đồng trang lứa. Thậm chí khi được mẹ đồng hành đều đặn mỗi ngày thì giờ đây con đang bắt đầu đi nhanh hơn, vượt trội hơn cả độ tuổi của con. Thứ 2 là mẹ đã không còn phải chịu những áp lực căng thẳng nặng nề. Gia đình thì vui vẻ, đầy ắp tiếng cười với tiếng con bi bô.
Điều gì khiến mẹ Vân quyết tâm tìm hiểu cách dạy con theo lộ trình và phương pháp cụ thể. Thay vì tự dạy con theo bản năng, theo những gì mẹ tự mày mò trên mạng hay hỏi kinh nghiệm từ người khác?

Động lực lớn nhất của em chính là tình yêu dành cho con. Vì con mẹ có thể làm tất cả mọi thứ. Em nghĩ đây là cảm xúc chung của tất cả các ba mẹ có con. Em nghĩ là ba mẹ đang làm tốt trong khả năng rồi chỉ là đang chưa đúng phương pháp thôi. Các ba mẹ hãy dành thời gian nhìn lại để thấu hiểu con hơn. Dành nhiều thời gian cho con hơn vì con sẽ lớn rất nhanh. Khi con càng lớn thì việc dạy con càng khó và sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Rồi cả tài chính nữa ba mẹ. Bên cạnh đó, còn mất đi cơ hội tiến bộ sớm của con.
Ba mẹ càng chần chừ không đồng hành cùng con sớm sẽ càng khiến con chậm lại. Thay vì dạy con theo bản năng ba mẹ nên học phương pháp dạy con đúng phương pháp. Để chính mình và con sẽ được đi đúng hướng. Trên quãng đường dài ấy ba mẹ sẽ có lúc nản chí. Nhưng ba mẹ hãy luôn nhớ rằng luôn có các cô Mẹ Việt giúp đỡ. Có các ba mẹ khác chia sẻ kinh nghiệm đồng hành cùng con tiến bộ. Mục đích cuối cùng cũng là để các con được phát triển với đúng độ tuổi của mình.

Sẽ rất bế tắc khi ba mẹ chưa có kiến thức. Nhưng có kiến thức, có lộ trình bài bản, có người đồng hành thì mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hơn rất nhiều.Trong quá trình dạy con học nói, kỷ niệm nào đáng nhớ nhất mà mẹ muốn chia sẻ cho khán thính giả đang nghe chương trình được biết không?

Kỷ niệm đáng nhớ nhất là tập ống hút cho con. Nhiều bé 1 tuổi đã biết dùng ống hút nhưng con lại rất khó tiếp cận với ống hút. Con không chịu ngậm. Mẹ nịnh rất nhiều lần con vẫn không chịu. Cô Mẹ Việt có khuyên mẹ đổi từ ống hút mềm sang ống hút cứng. Rồi dụ con bằng chiếc ống hút nhiều màu sắc con sẽ hứng thú để thử. Mẹ đã làm theo, mẹ còn phát hiện con thích nước dưa hấu lắm. Mẹ đã bón cho con 1 thìa để con nếm vị. Sau đó cắm ống hút và dụ con hút. Sau nhiều lần mẹ cứ tập cho con như vậy. Thì cuối cùng con đã biết hút nước lên và uống ngon lành. Giờ thì con đã sử dụng ống hút rất thành thục rồi ạ.

Để có lộ trình dạy con học nói tại nhà bài bản, chi tiết. Ba me hãy đăng ký tham gia khóa học chuyên sâu “Kích nói cho trẻ chậm nói, rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý” Tại đây 

Kế hoạch 1 ngày dạy con giúp tối ưu thời gian dạy con

Đúng là chỉ cần mẹ hiểu con và quyết tâm dạy thì cái gì con cũng học được. Chúc mừng mẹ Vân nhé! Trên hành trình đồng hành cùng con ko chỉ có những thuận lợi mà còn có cả những khó khăn nữa. Trong khi vừa đi làm, vừa chăm lo công việc gia đình, vừa dành thời gian can thiệp cho con hàng ngày. Đôi khi mẹ cảm thấy áp lực, quá tải, down tinh thần. Thì những lúc đó mẹ làm thế nào để vẫn duy trì được lịch học tập đều đặn mỗi ngày cùng con? 

Em lên kế hoạch một ngày dạy con theo hướng dẫn của các cô bên Mẹ Việt. Sau đó thì áp dụng thực hành theo, ban ngày con đi học mầm non. Mẹ đi làm nên mẹ chỉ dạy được con chủ yếu vào buổi tối. Buổi sáng mẹ cho con nghe loa, học 1 lượt thẻ. Các hoạt động buổi tối mẹ cân đối dạy con theo kế hoạch đã có sẵn.
Ở giai đoạn kích âm đầu tiên, cả nhà cùng hỗ trợ cung cấp từ vựng cho con. Trong tất cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như là khi cho con ăn, khi chơi cùng con, khi tắm cho con. Em cũng cố gắng cho con có lịch ăn ngủ khoa học, ngồi ăn trong 30 phút, Con tự xúc ăn với sự giúp đỡ của mẹ. Con đi ngủ sớm trước 9h tối, duy trì thói quen đọc sách cho con trước khi ngủ.

Sau 1 tuần duy trì liên tục thì con và bố mẹ đều đã quen với lịch sinh hoạt. Rồi thì mọi thứ dễ dàng hơn. Đến giờ đó là con đòi học thẻ, đòi mẹ đọc sách. Trộm vía là mẹ đã kết nối được với con. Mẹ quan sát, nương theo con để dạy nên con cũng học nhanh hơn.

Vậy bí quyết để mẹ Vân đồng hành cùng bé Tuấn Khang đều đặn và hiệu quả chính là nhờ có kế hoạch 1 ngày dạy con. Vâng các ba mẹ ạ, kế hoạch 1 ngày dạy con là giáo án mà đội ngũ Mẹ Việt cung cấp cho ba mẹ để lên lộ trình 1 ngày chi tiết dạy con, chơi cùng con những hoạt động gì? Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, đi tắm, ăn cơm, đi vệ sinh… tất tần tật đều có mẫu câu giao tiếp mẫu theo đúng giai đoạn học tập. Để ba mẹ áp dụng thực hành mỗi ngày cùng con.

Cả mẹ và con cùng cải thiện kỹ năng

Trong điều kiện không có nhiều thời gian để đồng hành cùng con thì việc học để biết cách dạy con hiệu quả là rất quan trọng. Trong chương trình Đồng hành chuyên sâu ba mẹ sẽ được học những kiến thức rất thực tế, lộ trình rõ ràng. ba mẹ không phải mất nhiều thời gian loay hoay tìm hiểu. Việc ba mẹ cần duy nhất đó là sẵn sàng tinh thần hành động và hành động theo hướng dẫn của Mẹ Việt, con sẽ nhanh tiến bộ. Vậy trước và sau khi tham gia khóa Chuyên sâu thì cách chơi với con của mẹ có thay đổi ra sao? 

Con khác nhiều lắm. Tước đây mẹ thường sẽ để con tự chơi mà không hướng dẫn cụ thể. Sau khi tham gia khóa chuyên sâu được các cô hướng dẫn mẹ mới nhận ra. Muốn đồng hành cùng con, giúp con tiến bộ mẹ thực sự phải là người bạn mà con tin tưởng. Mẹ chơi với con hết mình, vừa học vừa chơi, luôn yêu thương, dẫn dắt. Chỉ cho con mọi điều con thấy, con cảm nhận, con hứng thú. Và đến giờ em nghĩ là mình đã thực sự làm bạn được với con.

Thật tuyệt vời khi cả mẹ và cả con cùng thay đổi tích cực sau khi tham gia khóa học. Mẹ thấy tâm đắc điều gì về giá trị của chương trình Mẹ Việt đồng hành cùng ba mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà?

Khi tham gia khóa học chuyên sâu, em được các cô hỗ trợ rất nhiệt tình. Các cô hướng dẫn cho mẹ tất cả những liệu pháp đơn giản mà hiệu quả để kích âm cho con như: phương pháp nghe loa, thẻ học, đọc sách, học hòa mình cùng thiên nhiên,… Khi chưa tham gia khóa học em thật sự không nghĩ là điều đơn giản lại mang đến nhiều hiệu quả đến vậy, thật sự là em cảm ơn các cô trong Mẹ Việt rất nhiều.

Lời nhắn gửi chân thành tới ba mẹ đang có con chậm nói

Chúc mừng mẹ Vân và bé Tuấn Khang đã có những sự tiến bộ vượt bậc. Chỉ trong vòng 3 tháng con đã làm cả gia đình đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Khi con tiến bộ như vậy, mẹ có lời khuyên gì tới những ba mẹ khác đang có con chậm nói. Theo mẹ tại sao con chỉ chậm đơn thuần thôi mà ba mẹ đã cần phải can thiệp cho con từ sớm?

Để con có được những tiến bộ như hiện tại. Bố mẹ, ông bà và con cũng cố gắng và kiên trì rất nhiều. Song hành với đó là sự giúp đỡ của các cô Mẹ Việt, sự động viên từ gia đình, đồng nghiệp, các ba mẹ à. Ba mẹ và các con không cô đơn trên hành trình này đâu. Ba mẹ hãy mở lòng chia sẻ những khó khăn, trăn trở, tình trạng của bé cho các ba mẹ khác trong cộng đồng, chia sẻ với các cô Mẹ Việt. Ba mẹ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ. Hãy lấy tình yêu con làm động lực, lấy tương lai tốt đẹp của con làm mục tiêu. Em hi vọng các ba mẹ hay thật quyết tâm, kiên trì, cố gắng cùng con tiến bộ nhé. Em hi vọng sẽ có nhiều ba mẹ quan tâm hành động ngay để can thiệp sớm chậm nói cho con. Ba mẹ càng can thiệp sớm con sẽ càng sớm có những tiến bộ. Các ba mẹ hãy luôn yêu thương và tin tưởng vào bản thân là mình có thể dạy được con thành công. Và con mình chắc chắn sẽ cải thiện để theo kịp với các bạn bằng tuổi ba mẹ nhé. Chúc ba mẹ sớm thành công!

Rất cảm ơn những chia sẻ của mẹ Đỗ Vân. Khi can thiệp cho con từ sớm, áp dụng đúng phương pháp, kiên trì và tích cực mẹ Vân và bé Tuấn Khang đã có những thành quả xứng đáng. Và những thành quả này là động lực vô cùng to lớn, không chỉ cho gia đình mẹ Vân. Mà còn truyền cho các ba mẹ khác đang có con chậm nói có thêm niềm tin vào hành trình can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công. Đội ngũ Mẹ Việt khi nhận được tin vui này của Mẹ Vân. Các cô như được tiếp thêm sức mạnh để nỗ lực hơn nữa đồng hành hỗ trợ ba mẹ sớm giúp con cải thiện khả năng ngôn ngữ, nhận thức, nhanh chóng theo kịp các bạn cùng chăng lứa. Một lần nữa cảm ơn mẹ Vân và chúc bé Tuấn Khang ngày càng lanh lợi, hoạt ngôn nhé.