Bệnh chàm ở trẻ nhỏ (eczema) hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa. Chàm là một bệnh dị ứng đặc biệt mà mẹ hay nhầm lẫn cho rằng bé bị lác sữa. Bệnh chàm là bệnh mãn tính kéo dài khó điều trị dứt điểm. Trẻ thường bị bệnh chàm khi được 2-6 tháng tuổi làm cho da trẻ đỏ, sần và rất ngứa ngáy khó chịu. Vậy bệnh chàm biểu hiện và điều trị như thế nào, mẹ mon chia sẻ để giúp các mẹ bổ sung thêm kiến thức về một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhé.
Bệnh thường bắt đầu từ các vết chàm nổi trên mặt. Mặt trẻ bị chàm thường bị tấy đỏ, sần khô và chảy nước gây ngứa.
Từ đó chàm lây khắp các vị trí trên cơ thể thậm chí có bé bị khô, rát và ngứa toàn thân.
Chàm làm trẻ ngứa nên trẻ thường vô thức gãi, càng gãi lại càng ngứa vì khi gãi làm vỡ các dưỡng bào sẽ phóng thích ra các histamin gây ngứa thêm. Thậm chí việc trẻ gãi còn gây ra lở loét nhiễm trùng rất là nguy hiểm.
Tóm lại khi bị chàm thường trải qua 5 giai đoạn: Giai đoạn tấy đỏ => giai đoạn nổi mụn nước => giai đoạn chảy nước => giai đoạn da nhãn bóng => giai đoạn bong vảy rạn nứt làm trẻ rất ngứa ngáy và khó chịu.
Bệnh chàm: ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng bệnh lý này. Chàm có thể do nguyên nhân từ gene, do nguyên nhân di truyền hay do nguyên nhân là cơ địa. Cơ địa của bé có thể do tiền sử gia đình có người bị chàm hoặc bị hen xuyễn. Trẻ có cơ địa này khi tiếp xúc với một số yếu tố dị ứng sẽ dân đến viêm da (chàm)
Yếu tố gây ra dị ứng đó thường là:
Sữa: là yếu tố thường gây ra dị ứng nhiều nhất ở trẻ nhỏ nhất là đối với trẻ uống sữa bò. Nếu trẻ bị dị ứng với sữa thì thường biểu hiện rất sớm ngay khi trẻ mới 1-2 tháng tuổi mà mọi người vẫn hay gọi là chàm sữa.
Thức ăn: Khi bé lớn hơn bị chàm thì yếu tố cũng trở thành nguyên nhân khởi phát chàm ở trẻ đó là thức ăn. Vì có thể cơ địa trẻ dị ứng không hợp với thức ăn đó nên dẫn đến hiện tượng chàm gây ngứa ngáy khó chịu ở trẻ.
Hóa chất (xà phòng, sữa tắm, nước xả vải): có thể cũng là nguyên nhân khởi phát chàm ở trẻ.
Có thể nói chàm là một loại dị ứng đặc biệt, nhiều trường hợp rất khó để xác định nguyên nhân, vì có thể đôi khi trẻ bị khởi phát chàm bởi một số yếu tố khởi phát gián tiếp khiến trẻ bị kích thích và nổi chàm như: nóng quá, lạnh quá, thời tiết thay đổi đột ngột, mồ hôi,… nên việc xét nghiệm máu cũng không hẳn tìm ra nguyên nhân chính xác mà hầu hết khi trẻ bị chàm mẹ nên xem xét yếu tố tiếp xúc của trẻ để tìm đúng nguyên nhân thì sẽ có phương thức phòng ngừa hiệu quả hơn.
Trước hết để điều trị chàm hiệu quả mẹ nên tìm ra nguyên nhân gây chàm ở trẻ để phòng ngừa chàm.
Nếu trẻ bị chàm do sữa bò thì nên tạm dừng sữa bò cho trẻ bú sữa mẹ là tốt nhất. Nếu không có sữa mẹ thì có thể cho bé uống sữa công thức, sữa hạt,…
Cha mẹ nên sử dụng sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên, sử dụng xà phòng không mùi, không sử dụng nước xả vải những loại hóa chất mùi thơm để phòng ngừa yếu tố môi trường gây khởi phát chàm ở trẻ.
Thời tiết nóng nực nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton mát mẻ, mềm mại để tránh đổ mồ hôi gây ra bị chàm hoặc sẽ bị nặng hơn nếu trẻ mắc chàm rồi.
Nên tắm nước mát để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột quá nóng hay quá lạnh gây khởi phát chàm. Hạn chế tắm nước nóng làm da trẻ khô, dễ kích ứng nổi mần.
Mẹ nên phòng ngừa như trên để hạn chế nguyên nhân khởi phát chàm ở trẻ. Đối với trẻ bị chàm rồi thì ngoài việc phòng ngừa như vậy để điều trị chàm thì mẹ cần làm sau:
Cách điều trị chàm chủ yếu vẫn giữ cho da luôn ẩm để bớt ngứa. Và thuốc điều trị chủ yếu là thuốc thoa kem giữ ẩm cho da.
Đối với trẻ bị chàm nhẹ (chỉ nổi vài vị trí trên cơ thể) thì có thể dùng các sản phẩm kem dưỡng ẩm da cho trẻ như: vaseline, cetaphil, dầu dừa.
Đối với trẻ bị nặng có thể dùng thuốc thoa chứa corticoid. Cách sử dụng corticoid cần lưu ý như sau:
Corticoil chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn
Nếu ngứa vùng mặt chỉ nên bôi corticoil loại nhẹ. Không được bôi loại nặng bởi nó có khả năng teo da.
Chỉ thoa corticoil vài ngày đến 1 tuần khi trẻ đỡ thì dừng dùng corticoil và tiếp tục bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ.
Bên cạnh đó nếu trẻ bị nặng quá ngứa có thể cho trẻ uống thuốc kháng Thuốc kháng histamine có hai loại là loại gây buồn ngủ và loại không gây buồn ngủ. Loại gây buồn ngủ có tác dụng hơn tuy nhiên không nên dùng loại này cho trẻ dưới 2 tuổi. Nhưng việc sử dụng thuốc nên có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa , mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc để đảm bảo sức khỏe.
Không nên sử dụng thuốc tẩy, tôm tươi bôi chà vào vết chàm theo một số kinh nghiệm mà các trang web chia sẻ. Bởi khả năng gây nhiễm trùng da là rất lớn và nguy hiểm cho trẻ.
Tóm lại:
Chàm là bệnh dị ứng đặc biệt có thể kéo dài nhiều năm và không thể chữa hết. Mẹ nên có phương án phòng ngừa thì tốt nhất để tránh nguyên nhân khởi phát chàm ở trẻ. Nếu trẻ bị chàm bên cạnh việc phòng ngừa mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm để hạn chế việc khô nứt gây ngứa rát cho trẻ. Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tùy tiện sử dụng dùng kinh nghiệm như thuốc tẩy hay tôm tươi như một một số trang web chia sẻ để đảm bảo sức khỏe cho con. Hãy vừng vàng và kiên nhẫn cùng con chờ đợi bởi nhiều trẻ bệnh sẽ thuyên giảm khi bé lớn dần lên.