Bệnh Thủy Đậu Có Nguy Hiểm Không

Đăng bởi: Cô Thuần Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 05/07/2024
8 phút đọc

Thời gian này các con đang bị thủy đậu rất nhiều. Bởi tháng 3-5 mùa nồm là môi trường thuận lợi cho virus Varicella Zoster sinh sôi phát triển gây bùng phát dịch thủy đậu ở trẻ em. Vậy bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?  Cần làm gì để phòng và điều trị thủy đậu cho trẻ.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella Zoster rây ra. Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ thường dễ bị hơn do hệ miễn dịch con yếu và chưa hoàn thiện như người lớn. Đây là bệnh lành tính và lây nhiễm qua không khí rất nhanh vì vậy vào mùa thủy đậu thường bùng nổ thành đại dịch.

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

 

Diễn biến bệnh thủy đậu

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thủy đậu khi bị lây nhiễm sẽ ủ bệnh trong người một thời gian nhất định (khoảng 10-14 ngày) nên giai đoạn ủ bệnh thường mọi người không hề biết là đã bị thủy đậu. Một số bé ở giai đoạn này khây khây sốt và biếng ăn hơn, có bé không có biểu hiện gì. Đây chính là giai đoạn lây nhiễm rất nhanh khi tiếp xúc với người bị thủy đậu trong giai đoạn ủ bệnh này.

  • Sau đó đến giai đoạn khởi phát: trên cơ thể sẽ nổi một vài nôt mụn nước, to nhỏ khác nhau. Có bé có thể chỉ mọc vài nốt nhưng có bé mọc chi chít khắp người. Sáng chỉ có 1-2 nốt nhưng có thể tối đã hàng trăm nốt trên người bé rồi.Giai đoạn thường này kéo dài 4- 7 ngày tùy mỗi bé.

  • Sau đó đến giai đoạn các nốt rạ khô dần, bong vẩy và khỏi dần. Đây là giai đoạn bé săp khỏi. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc điều trị và không may thì cơ thể sẽ bị bội nhiễm liên cầu khuẩn và tụ cầu gây ra các biến chứng rất nguy hiểm.

Biến chứng do thủy đậu gây ra

Cách điều trị thủy đậu

  • Thủy đậu do siêu vi (virut Varicella Zoster) gây ra nên theo kiến thức đã chia sẻ thì các mẹ đã biết kháng sinh chỉ điều trị khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công, còn siêu vi thì thuốc không giúp được gì. Bệnh do siêu vi thì mẹ chỉ cần chăm sóc bé, vệ sinh sạch sẻ và chờ tự khỏi. Nếu có biến chứng thì sẽ dùng thuốc đặc trị biến chứng đó do bội nhiễm vi khuẩn.

  • Khi bé bị thủy đậu nên cắt móng tay và vệ sinh tay cho bé sạch sẽ, tránh để bé gãi vào nốt rạ gây chầy xước nhiễm trùng.

  • Cho bé ngằm nghỉ ở phòng sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát.

  • Vệ sinh cho bé bằng nước sát khuẩn và chấm thuốc xanh metylen tại nốt phỏng vỡ.

  • Để yên tâm nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Không nên tù tiện cho trẻ uống thuốc dẫn đến thủy đậu bị bội nhiễm nặng.

Cách phòng ngừa thủy đậu

  • Cách tốt nhất để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng là mẹ nên cho bé tiêm phòng văc xin thủy đậu sớm

+ Mũi 1: khi trẻ trên 1 tuổi

+ Mũi 2: nhắc lại khi trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi

  • Luôn vệ sinh cho bé sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn và nên hạn chế cho bé đến nơi đông người trong mùa thủy đậu để tránh cho con bị lây nhiễm.

Tiêm phòng là cách tốt nhất phòng ngừa được bệnh thủy đậu cho con trước mùa đại dịch. Bệnh thủy đậu không nguy hiểm nhưng biến chứng của nó lại rất nguy hiểm. Hơn nữa, khi bị thủy đậu trẻ sẽ rất ngứa ngáy khó chịu nhất là đối với trẻ còn nhỏ sẽ làm trẻ quấy khóc nên mẹ hãy phòng ngừa cho con bằng cách cho con tiêm phòng vacxin thủy đậu. Sẽ phòng ngừa dự phòng được 90% bệnh thủy đậu nếu như bé được tiêm phòng vacxin thủy đậu, 10% còn lại có thể mắc thủy đậu sau tiêm nhưng sẽ nhẹ và rất ít biến chứng. Bên cạnh đó hãy vệ sinh cho bé sạch sẽ và nên hạn chế cho bé đến nơi đông người trong mùa thủy đậu để tránh cho con bị lây nhiễm.