Tìm Hiểu Bệnh Viêm Tai Giữa Ở Trẻ

Đăng bởi: Cô Thuần Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 05/07/2024
14 phút đọc

Bệnh viêm tai giữa thường gặp ở lứa tuổi nhỏ, nhất là những bé đi nhà trẻ sớm (dưới 1 tuổi) dễ bị viêm tai giữa hơn so với các bé lớn tuổi hơn bởi ống thông xuống họng nhỏ hơn và dễ bị tắc lại hơn.

Mẹ mon biết khi seach thông tin trên mạng về bệnh Viêm tai giữa  các mẹ sẽ thấy rất nguy hiểm nếu không uống thuốc luôn sẽ làm bục màng nhĩ ảnh hưởng đến thính giác của con. Và chắc chắn khi đọc xong kiến thức dưới đây mà mẹ Mon chia sẻ thì các mẹ thấy nó trái ngược hoàn toàn. Vậy bệnh Viêm tai giữa có nguy hiểm đến mức mẹ phải vội cho bé uống kháng sinh luôn hay không mà các nước trên thế giới chọn cách cho con chờ và theo dõi 2-3 ngày cho con tự khỏi hơn là dùng kháng sinh ngay lập tức như chúng ta vẫn đang làm (Bác sĩ Trí Đoàn – Bác sĩ có tâm luôn cho trẻ được chờ trong giới hạn để tránh thảm họa kháng kháng sinh)

Nguyên nhân nào làm bé bị bệnh Viêm tai giữa và cách phòng ngừa ra sao?

Mẹ Mon chia sẻ để giúp các mẹ hiểu hơn và yên tâm hơn nhé. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh Viêm tai giữa thì mọi người cần hiểu và biết cơ bản về cấu trúc tai.

Cấu trúc tai

  • Nội dung chỉ dành cho thành viên Mẹ Việt - Gói free
    Tác giả bài viết giới hạn cho thành viên Mẹ Việt, hãy trở thành thành viên để đọc

Do đó, Viêm tai giữa là xảy ra do tắc vòi nhĩ, gây ứ dịch trong tai giữa dẫn đến nhiễm trong tai giữa dẫn đến nhiễm trùng tai giữa là vậy.

Biểu hiện bệnh viêm tai giữa

Để biết có phải trẻ viêm tai giữa hay không mẹ nên căn cứ vào triệu chứng đau tai của trẻ như sau:

  • Trẻ con nhỏ chưa biết nói thường trẻ sẽ quấy khóc một cách vô cớ, càng nằm lại càng đau nhiều hơn nên khóc càng dữ và ngủ không yên.

  • Trẻ đủ lớn thì vì đau nên trẻ sẽ biểu đạt bằng cách lấy ngón tay ngoáy ngoáy tai và khóc.

  • Còn trẻ đã biết nói thì dễ hơn là trẻ sẽ nói là bị đau trong tai.

  • Một số nhỏ (20%) trẻ sẽ chảy dịch tai.

Ngoài 4 triệu chứng trên trẻ còn có thể có một số triệu chứng như sốt, ói, ù tai,…
Tuy nhiên tất cả trên đây là những triệu chứng mẹ có thể nhìn bề ngoài, để biết chính xác thì bác sĩ phải khám trong mới kết luận được.

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa

Có những bé bị viêm tai giữa tái di tái lại, điều này không có gì bất thường bởi có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa. Trong đó, những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Trẻ bị cảm (do siêu vi hoặc vi khuẩn) xâm nhập vào cơ thể làm hệ thống niêm mạc mũi, mũi họng, cả ống thông từ tai giữa xuống họng bị phù nề làm dịch tiết ra từ tai giữa bị tắc vào bên trong khiến tai giữa bị viêm. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm tai giữa ở trẻ.

  • Trẻ nhỏ đi nhà trẻ sớm (dưới 1 tuổi) dễ bị viêm tai giữa hơn trẻ lớn bởi ống thông xuống họng nhỏ hơn và dễ bị tắc lại hơn.

  • Bé bú bình nằm ngửa cũng là nguyên nhân gây ra viêm tai giữa nên mẹ lưu ý nhé vì khi dốc ngược bình lên sữa sẽ đi ra đằng sau cổ họng theo ống thông đi vào tai giữa gây ra khả năng gây nhiễm trùng tai.

  • Khói thuốc lá cũng làm trẻ khi hít phải sẽ làm cho hệ thống đường hô hấp bị phù nề lên, làm tắc ống thông. Hơn nữa, trong gia đình có người hút thuốc khói thuốc lá ám vào người rồi bế trẻ làm trẻ hít phải chất độc thuốc lá đó rất dễ gây viêm tai giữa.

  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân là do bé bị dị ứng đường hô hấp thì ống thông cũng sẽ bị tắc lại và gây ra viêm tai giữa.

Cách phòng ngừa Viêm tai giữa

Tránh xa khói thuốc lá

Khói thuốc lá là nguyên nhân số 1 gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ vì khói thuốc lá cực độc nếu hít phải dễ gây ra phù nề và tắc ống thông . Vì vậy cách phòng ngừa là nên cho trẻ tránh xa khói thuốc lá, trong gia đình có người hút thuốc lá thì nên ra ngoài tránh xa trẻ rồi hút. Và nếu người nhà tiếp xúc với khói thuốc lá thì cần rửa ráy sạch, thay đồ rồi mới nên ẵm trẻ.

Không nên cho trẻ bú bình nằm

Nên cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt vì sữa mẹ có kháng thể giúp bé giảm nguy cơ bị cảm => nhiễm trùng => viêm tai giữa. Trẻ mà bú mẹ trực tiếp thì được bú nằm mà không lo viêm tai giữa vì cấu trúc bầu vú mẹ không khiến cho tai sữa đi thẳng trực tiếp ra phía sau tai giữa.

Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

Nhất là tay cửa ngõ đưa siêu vi và vi khuẩn vào mồm, mũi,… làm cơ thể nhiễm cảm. đồng thời bản thân người chăm sóc trẻ cũng nên rửa tay bằng xà phòng thật sạch trước khi chăm sóc trẻ.
Không cần lấy ráy tai cho trẻ bởi ráy tai chính là chất tiết ra trong ống tai ngoài trong đó có chất diệt khuẩn để ngăn chặn nhiễm khuẩn vào ống tai, cũng như là ngăn bụi xâm nhập vào tai.

Thường thì không nên lấy ráy tai cho trẻ nhưng:

  • Đối với trẻ có ráy tai khô cục thì để không gây ảnh hưởng cho việc nghe thì có thể nhỏ thuốc làm mềm ráy tai rồi lấy ráy ra nhẹ nhàng bên ngoài.

  • Đối với trẻ ráy tai ướt thì không cần phải lấy và bé có ráy ướt thường hay chua nhưng đó hoàn toàn bình thường nên mẹ không nên lo lắng.

Cách điều trị viêm tai giữa

Không nên dùng kháng sinh nặng

Thường khi bé bị viêm tai giữa bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kháng sinh nặng, cách mà thế giới làm cách đây 10 năm. Cách điều trị kháng sinh không còn phù hợp với khuyến cáo hiện nay của Thế giới trước nguy cơ kháng kháng sinh theo bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn.

Để con được chờ tự khỏi

Viêm tai giữa bé có thể tự khỏi bệnh sau 2-3 ngày nên biện pháp chữa trị là cho con chờ đang được thế giới áp dụng. Ở nước Mỹ họ cho phép trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên được chờ còn các nước Châu Âu thì họ đưa ra khuyến cáo là tất cả trẻ bị viêm tai giữa đều cho chờ hết, không nên sử dụng kháng sinh cho bất cứ bệnh nhi nào bị viêm tai giữa.

Tuy nhiên phương pháp này ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ lắm nên hầu hết bố mẹ không chờ mà luôn luôn vội cho con uống kháng sinh. Vì lo viêm tai giữa không dùng thuốc luôn sẽ làm bục màng nhĩ gây ảnh hưởng đến khả năng nghe. Đây là lo lắng hoàn toàn không chính xác. Vì khi bị viêm dịch ứ nhiều làm màng nhĩ phồng lên, đến mức nào đó màng nhĩ sẽ tạo một một lỗ nhỏ theo cơ chế của nó để dịch trong tai chảy ra. Dịch chảy ra hết màng nhĩ sẽ trở lại bình thườnglành lại sau vài ngày và không hề ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

Tóm lại, khi con bị viêm tai giữa cách điều trị tốt nhất là nên cho con chờ và theo dõi con 2-3 ngày. Nếu trẻ không khỏi thì lúc đó mới nên cho trẻ uống thuốc vẫn chưa muộn. Và quyết định chờ và theo dõi hay cho con uống kháng sinh luôn vẫn là quyết định và kiến thức của mẹ thôi ạ.