Vì sao bé sốt ? Mẹ cần làm gì khi bé sốt? Các mẹ có thể tham khảo bài viết hãy cho con được ốm và cẩn trọng với thuốc kháng sinh của mình để có thêm thông tin trước khi tìm hiểu cha mẹ nên làm gì khi con bị sốt nhé.
Sốt là một triệu chứng nằm trong danh sách các bệnh bé thường gặp rất phổ biến ở trẻ em, đó là một đáp ứng của cơ thể đối với bất kỳ nhiễm trùng nào.
Theo định nghĩa, sốt là tăng thân nhiệt lên trên nhiệt độ bình thường của cơ thể do bộ phận điều nhiệt trong cơ thể bé thay đổi. Thân nhiệt mỗi người khác nhau nên theo thống nhất chung nhiệt độ được xem là sốt khi 38 độ C trở nên nếu đo ở hậu môn; 37,8 độ C trở lên nếu đo ở miệng; 37,2 độ C trở lên nếu đo ở nách.
Sốt là một phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, là phản ứng có lợi giúp cơ thể sản sinh kháng thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ( virus, vi trùng, kí sinh trùng).
Nguyên nhân gây sốt: thường do hai nguyên nhân chính
Sốt do siêu vi gây ra: Hầu hết nguyên nhân sốt ở bé là những bệnh do siêu vi gây ra như: cảm siêu vi, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng ruột, viêm tai, viêm thanh quản hay viêm phế quản,…Những trường hợp sốt do siêu vi gây ra thường sốt 38-40 độ và kéo dài 2-3 ngày ( ngày tính đúng theo 1 ngày =24h nhé vì nếu tối nay sốt đến sáng hôm sau thì không thể tính là 1 ngày mà chỉ là nửa ngày thôi). Sốt do siêu vi không có thuốc điều trị, chỉ có thể chờ để cơ thể tự tiêu diệt siêu vi đó thông qua sốt mà thôi. Mẹ dùng kháng sinh lúc này chả có ý nghĩa gì mà chỉ làm yếu hệ miễn dịch mà thôi. Bởi kiểu gì cũng phải cần thời gian cho cơ thể tiêu diệt siêu vi đó.
Sốt do vi trùng, kí sinh trùng (vi khuẩn) gây ra: Nguyên nhân sốt do vi khuẩn thường là nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, viêm màng não,… sốt do vi trùng, ký sinh trùng gây ra. Và sốt do vi trùng, ký sinh trùng gây ra thì thuốc điều trị đặc hiệu lúc này mới là kháng sinh.
Sốt cao hay sốt thấp không nói lên tác nhân gây bệnh là do siêu vi hay vi khuẩn và cũng không nói lên là có nghiêm trọng hay không mà hành vi của trẻ mới nói lên bệnh nặng hay nhẹ.
Nếu bé sốt cao mà vẫn sinh hoạt, ăn uống và chơi tương đối bình thường thì mẹ co thể yên tâm theo dõi tại nhà.
Nếu bé sốt nhẹ hay hết sốt nhưng lại đừ hay li bì thì cha mẹ nên cho bé đi gặp bác si càng sớm càng tốt nhé.
Điều quan trọng nhất khi bé sốt vẫn là chăm sóc bé và theo dõi sát sao biểu hiện của bé.
Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm cho bé mất nước một cách vô hình mà mẹ không biết.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: cho bé bú mẹ thật nhiều, đồng thời mẹ uống nhiều nước lá tía tô, hoặc lá rau diếp cá để tiết ra sữa cho cho con ti.
Đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên: cho con uống nhiều nước tùy theo sở thích của con có thể là nước lọc, nước cam, nước rau diếp cá xay ra, nước lá tía tô… Cách sử dụng lá tia tô mình đã viết rất cụ thể trong bài cách sử dụng lá tía tô khi con ốm rồi.
Khi con sốt cho con da tiếp da cũng rất tốt. Tức là khi ngủ, khi có điều kiện hai mẹ con tiếp da nhau thật nhiều để giúp con giải phóng nhiệt qua cơ thể mẹ.
Nên để con mặc thông thoáng. Tránh ủ ấm bé vào trong chăn, quần áo quá nóng ( trừ phi đang mùa đông) để con có thể giải phóng nhiệt tốt nhất nhé.
Nhiệt độ trong phòng của bé nên mát mẻ, có thể bật điều hòa ở nhiệt độ mát ( 20- 25 độ) hoặc bật quạt hay mở cửa thật thoáng mát để có không khí đối lưu.
Thường do con đau họng, viêm họng dẫn đến sốt. Nên nếu thấy họng con viêm đỏ, đau thì các mẹ cho con ăn dầu dừa ngày khoảng 4-5 lần, mỗi lần 0.5 ml (dầu dừa mà tự nấu được thì tốt hơn ạ). Dầu dừa có công dụng kháng viêm rất tốt khi con viêm họng hoặc họng sưng đỏ. Bạn Mon nhà mình viêm họng dẫn đến sốt mình chỉ cho ăn dầu dừa và uống nước lá tía tô và bú mẹ nhiều nên bạn ý khỏi luôn sau 2 ngày mà không cần thuốc.
Tóm lại, chỉ cần mẹ vững vàng, tin con, ở bên cạnh con và hiểu rõ cơ chế của hệ miễn dịch thì các mẹ sẽ hiểu nguyên nhân vì sao bé sốt và không lo gì cả.