Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 02/12/2024
42 phút đọc

Ba mẹ có đang gặp khó khăn khi can thiệp cho con chậm nói tại nhà không? 1 bạn đã khó. Vậy ko biết với gia đình mà có 2 bạn, thậm chí 2 bạn sinh đôi cùng chậm nói, thì việc hỗ trợ cho con sẽ gặp khó khăn tới nhường nào? Như trường hợp nhà mẹ Ngọc, 2 bạn sinh đôi chậm nói, mà mỗi bạn mức độ lại khác nhau, nguyên nhân chậm nói cũng khác nhau, 1 bạn chậm nói đơn thuần, 1 bạn rối loạn phổ tự kỷ (rlptk). Cách can thiệp cũng khác nhau. 

Chỉ nghĩ thôi đã thấy không dễ dàng chút nào cho ba mẹ của 2 bạn rồi. Vậy mà chỉ trong vòng 3 tháng. Mẹ Ngọc đã tìm ra cách, giúp cho 2 bạn nói được câu 3,4 từ. Trước đó con chưa nói được từ nào, gọi không quay đầu, cứ lao đầu chạy, hay xông vào người khác và rất nhiều hành vi khác. Ở thời điểm hiện tại con đã gần 3,5 tuổi, 2 bạn đã có thể chủ động nói, nói bất kể những gì con muốn. Biết thể hiện tình cảm với mẹ, ôm thơm mẹ, sang nhà người khác chơi biết xin phép vào chơi, sai vặt được nhiều việc, chủ động, tự lập hơn, ăn cơm tốt.

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

Mẹ Ngọc đã làm thế nào để can thiệp, giúp con có nhiều tiến bộ tốt như thế? Mẹ Ngọc đã sẵn sàng chia sẻ trong podcast hôm nay. Ba mẹ hãy cùng lắng nghe những kinh nghiệm quý báu của mẹ Ngọc để áp dụng cho bé nhà mình, giúp con nhanh cải thiện nhé!

Con tròn 2 tuổi - 3 mẹ con gồng gánh nhau lên Hà Nội học can thiệp

Xin chào mẹ Ngọc, trước tiên xin mời mẹ Ngọc giới thiệu đôi nét về bản thân và hai bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé! 

Xin chào cô Trang, chào các thầy cô Mẹ Việt cùng các ba mẹ đang nghe podcast. Em là Ngọc mẹ của hai bé sinh đôi Thái Dương và Minh Quân. Em tham gia khóa MVK19. Hiện em đang ở thành phố Hải Phòng.

Khi phát hiện con chậm nói cảm giác của em như thế nào vậy Ngọc? Em đã làm gì để hỗ trợ các con? Thời gian đó em đã trải qua những khó khăn gì em? 

Khi hai bạn nhà em 22 tháng vẫn chưa biết nói em thật sự rất lo lắng vì hai chị đầu của bạn ấy tầm 15, 16 tháng đã biết nói rồi. Mọi người xung quanh thì bảo em sớm muộn gì con cũng biết nói không phải lo. Nhưng bản thân là một người mẹ em cũng rất sốt ruột. 

Vô tình trong một lần bé Dương nhà em nằm viện em có nhờ chị bác sĩ mình quen kiểm tra cho con. Sau khi chị kiểm tra xong bảo em con có vấn đề, chị ấy trao đổi là bé nhà em rlptk, còn bạn bé chậm nói. Nghe chị nói xong em thật sự sốc và không tin không nghĩ con em sẽ bị như vậy vì nhà em cũng không có ai bị. Chị bảo em nếu không yên tâm em cứ cho con đi kiểm tra chỗ khác nhưng dù thế nào cùng nên cho con đi can thiệp sớm để tránh bỏ lỡ giai đoạn vàng của con. 

Tâm trạng lúc đó em bấy giờ là suy sụp, suy nghĩ không biết nguyên nhân gì khiến con mình bị vậy? Và lo lắng các con em không biết sau này sẽ thế nào. Đối với em lúc đó tất cả bắt đầu từ con số 0. Em bắt đầu tìm hiểu về rlptk, tìm kiếm trường cho bạn Dương học. Em tham gia vào các hội nhóm, nghe lời khuyên các mẹ khác. Em cho Dương học ở dưới Hải Phòng được 1 tháng thì được một cô người quen trên Hà Nội. Cô ấy mách cho một trung tâm can thiệp tốt có tiếng trên Hà Nội mà bạn cô ấy có con đã học ở đó. 

Lúc đó em chỉ nghĩ trên Hà Nội dịch vụ y tế và giáo dục tốt hơn và càng sớm càng tốt can thiệp trong giai đoạn vàng của bạn ấy. Sau khi bàn bạc với gia đình, 3 mẹ con em lên Hà Nội. Đúng thời điểm con em tròn 2 tuổi.

Sốc, suy sụp, không chấp nhận là những cảm xúc ban đầu của rất nhiều ba mẹ khi biết con mình tự kỷ. Một số ba mẹ thì chìm đắm trong đau khổ, tự dằn vặt bản thân. Nhưng rất may là mẹ Ngọc đã rất sáng suốt và sớm thoát ra giai đoạn bi quan ấy. Bắt đầu hành động mạnh mẽ để không bỏ lỡ thời gian vàng của con. 

Mẹ biết rằng mình cần tự học để giúp con mình

Thời điểm ấy một mình em đưa 2 bạn sinh đôi lên Hà nội chắc hẳn rất nhiều vất vả. Em đã cho 2 bạn đi học can thiệp 1-1 tại trung tâm. Vì sao đã cho con đi học can thiệp rồi mà em vẫn quyết định tham gia chương trình can thiệp chậm nói chuyên sâu của Mẹ Việt để can thiệp cho con tại nhà nữa? Lúc ấy, em mong muốn khóa học sẽ giúp gì cho 3 mẹ con? 

Bạn nhà em học 2 tháng trên Hà Nội vẫn chưa biết nói, tâm lý em cũng sốt ruột và lo lắng. Em nghĩ mình không thể phó thác hết cho các cô. Bản thân em cũng cần phải học hỏi để có kỹ năng và phương pháp dạy con. Kết hợp với các cô trên lớp thì con mình mới có hiệu quả. Vì vậy em quyết định tham gia chương trình can thiệp chậm nói chuyên sâu của Mẹ Việt để can thiệp cho con tại nhà. Lúc đó em chỉ mong con em biết nói. Và em có thể có kỹ năng và phương phương pháp để đồng hành cùng các con.

Con bật âm từ đầu tiên - mẹ vỡ oà cảm xúc

Con rất may mắn khi có được người mẹ luôn chủ động học tập như em. Đúng như em đã nói, nếu chỉ phụ thuộc vào nhà trường con sẽ mất đi nhiều cơ hội học tập. Sau khi kết hợp giáo dục gia đình tích cực cùng giáo dục nhà trường thì bao lâu em thấy con có tiến bộ vậy? Cảm xúc của em khi con nói được như thế nào Ngọc?

Bạn Quân nhà em tầm gần 27 tháng biết nói. Bạn Dương gần 28 tháng biết nói từ đơn đầu tiên. Bạn Quân thì từ “mẹ”, bạn Dương thì từ “cá”. Khi nghe con nói được từ đơn đầu tiên cảm xúc của em như vỡ òa. Em ôm chầm lấy con khóc, bảo con nói lại mẹ nghe lần nữa. Dương là bạn em lo nhất! Đôi khi em nghĩ có khi nào con không nói được không vì dạy hoài dạy mãi con cũng không để ý và cũng không nói được. Nhưng cuối cùng con cũng làm được. Em thấy mừng và vui lắm vì thấy quyết định và nỗ lực của mình đã có một chút kết quả.

Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho trẻ, hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé. 

Con dần trở nên hoạt ngôn và lanh lợi

Hạnh phúc quá em à. Các cô và các ba mẹ đang lắng nghe chương trình cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc đó. Mong rằng sẽ có nhiều ba mẹ đang nghe podcast này được tiếp thêm động lực từ câu chuyện xúc động của mẹ con em. Luôn nỗ lực kiên trì không ngừng nghỉ. Quyết tâm can thiệp cho đến khi con thành công, dạy con nói cho bằng được. Nhưng nói được chưa phải là xong đâu ba mẹ nhé. Vẫn còn 1 hành trình dài phía trước mà ba mẹ không phép lơ là. Kể từ khi bật âm rồi sau đó con đã có thêm những tiến bộ nổi bật nào? Mẹ Ngọc chia sẻ thêm cùng các ba mẹ nhé. 

Bạn Quân nhà em thì từ một bạn chậm nói thành một bạn lắm mồm, tinh ranh và hay nhăn nhở lắm ah. Bạn Dương thì đỡ chạy lăng xăng lao ra đường rất nhiều, dạo này chỉ chơi quanh khu, biết xin phép mẹ cho đi chơi và đỡ xông vào nhà người khác, và biết xin phép cho vào nhà chơi, biết mách mẹ, chịu chơi với mọi người, nói nhiều hơn ạ, biết sai vặt, mẹ gọi là quay đầu chứ không như trước mẹ gọi mãi cũng không thèm để ý. Tuy đôi khi vẫn còn mất tập trung nhưng so với trước đây đã tốt hơn rất nhiều rồi ah. 

Con dừng học can thiệp để hoà nhập mầm non và những thách thức mới

Tuyệt vời quá mẹ Ngọc ơi, sau bao gian nan vất vả cuối cùng quả ngọt cũng đã đến. Với sự nỗ lực ko ngừng nghỉ của mẹ đã giúp con có sự tiến bộ vượt bậc. Các cô mừng cùng em mẹ Ngọc ạ. Con tiến bộ rồi con có tiếp tục học can thiệp ko em? Em có thể kể lại hành trình tiếp theo em đã giúp con hòa nhập thế nào không?

Sau 1 năm thì con được giáo viên can thiệp bảo rằng không cần can thiệp trên Hà Nội nữa. Lúc đó em vừa lo vừa mừng, mừng vì bạn ấy đã có tiến bộ hơn nhưng cũng lo lắng về vấn đề can thiệp của con. Về quê làm thế nào để tìm được giáo viên can thiệp cá nhân tốt cho con và con hợp tác. Con đang ở quen với môi trường cũng như các cô trên Hà Nội không biết thay đổi môi trường cô mới con có gặp khó khăn không. 

Trước khi về quê em có tìm hiểu các mẹ trong hội nhóm có con đi học tư vấn giúp cô giáo can thiệp có tâm và chuyên môn cho con, cứ cuối tuần em cho bạn ấy về đánh giá của một cô, xem cách các cô đánh giá và tương tác với con và cuối cùng em lựa chọn cô giáo hiện tại đang can thiệp cho con. 

Thời gian đầu khi mới học trường mẫu giáo mới, cô giáo mới con vẫn còn bỡ ngỡ và khó khăn, bữa nào đi học cũng khóc, sau một thời gian quen với cô và bạn, bạn ấy đã chịu đi học, đặc biệt Dương rất quý cô giáo can thiệp bây giờ. Đó là điều em mong nhất vì em nghĩ khi bạn ấy quý cô thì sẽ hợp tác và tiến bộ nhanh hơn.  

Kinh nghiệm của mẹ can thiệp đồng thời cho 2 bạn

Tuyệt vời quá mẹ Ngọc! Đây chính là minh chứng cho hiệu quả của việc can thiệp đúng cách cho trẻ rlptk trong giai đoạn vàng. Trẻ được hỗ trợ bởi giáo viên can thiệp 1-1 và mẹ tích cực can thiệp cho con tại nhà sẽ sớm được phục hồi. Con có nhiều tiến bộ cả về ngôn ngữ và nhận thức. Chúc mừng 3 mẹ con đã có kết quả mỹ mãn sau 1 năm em nhé. 

Việc hỗ trợ 1 em bé thôi cũng đã rất vất vả rồi. Đằng này em phải can thiệp cả hai bạn, một bạn chậm nói đơn thuần, 1 bạn chậm nói do rlptk. Hai bạn có tốc độ phát triển, có biểu hiện hoàn toàn khác nhau, một bạn nhanh hơn, một bạn cần kiên nhẫn nhiều hơn. Em đã làm thế nào để cân bằng việc can thiệp cho 2 bạn đồng thời để 2 con có đều có sự tiến bộ? Trên hành trình can thiệp cho con thì gia đình đã hỗ trợ cho con như thế nào em?

Thời gian đầu thì em tập làm quen với con chơi với con. Với Dương thì em dành thời gian nhiều hơn Quân để chơi. Khi các bạn ấy chịu chấp nhận cho mẹ chơi cùng thì cùng nghĩ các trò liên quan đến sở thích của các bạn ấy. Khi bạn ấy thích thì em mới dễ can thiệp hơn. Còn đến hiện tại thì mỗi tối em dành thời gian ngồi cùng với hai bạn học. Dạy bạn ấy học luân phiên, bạn trả lời trước bạn trả lời sau nhường nhau. Các hoạt động cắt dán hay tô vẽ thì theo sở thích của các bạn ấy mà mẹ in ra. Như Dương thì thích các con vật và hành tinh. Quân nhà em thì phương tiện giao thông, vừa học vừa chơi. 

Trong quá hành trình can thiệp cho con gia đình không chỉ hỗ trợ em về mặt kinh tế còn động viên em về mặt tinh thần. Bố mẹ và chồng thì giúp chăm sóc hai bạn lớn ở nhà để em yên tâm chăm hai bạn bé trên Hà Nội. Trong quá trình dạy con mọi người cùng phối hợp với em để tương tác và chơi cùng các con.

Quả là một hành trình dài đầy khó khăn, cả 4 bạn là bài toán không hề dễ dàng. Rất may mắn gia đình đã luôn đồng lòng, chung sức cùng nhau để hỗ trợ các con. Đặc biệt hỗ trợ mẹ trong quá trình can thiệp cho hai con. Nhiều mẹ chia sẻ rằng công việc làm mẹ rất bận rộn. Mẹ vừa phải chăm lo việc nhà, việc công ty/cơ quan, buổi tối còn phải trông con. Nên hầu như mẹ không có thời gian.

Dành thời gian chất lượng cho con

Vậy còn mẹ Ngọc thì sao? Mẹ Ngọc vừa đi làm lại đang 1 mình cùng lúc chăm sóc 2 bạn nhỏ. Mẹ đã sắp xếp như thế nào để có thời gian đồng hành với 2 con hiệu quả mỗi ngày? Trong khóa học chuyên sâu Mẹ Việt, các cô đã hỗ trợ mẹ tối ưu thời gian như thế nào?

Em thì có 4 bạn nên thời gian của em cũng rất bận rộn từ sáng cho đến tối. Sáng dậy sớm chuẩn bị đồ ăn cho 2 bạn bé, gọi hai bạn lớn dậy đi học. Trong lúc hai bạn bé ngủ tranh thủ bật loa cho các bạn ấy nghe, chở hai bạn lớn đi học quay về cho hai bạn bé dậy ăn sáng đưa đi học. Trên đường đi học ngồi trong xe tranh thủ đọc chuyện hoặc nói chuyện với các bạn ấy trên đường. Chiều về tranh thủ đón hai bạn ấy sớm chút đưa bạn ấy đi bờ hồ chơi hoặc trường mẫu giáo gần nhà chơi chạy nhảy, khi thì hai bạn ấy chạy sang hàng xóm chơi, mẹ cũng nhờ các cô chú hàng xóm khi con sang thì nhắc con chào hỏi xin phép. 

Về nhà mẹ cho con nghe loa. Tối cố gắng sắp xếp can thiệp ngồi học chơi với con 1 tiếng, đọc sách trước khi đi ngủ. Trong khóa học chuyên sâu của Mẹ Việt các cô đã tư vấn giúp mẹ tận dụng và cách sắp xếp thời gian can thiệp tối ưu cho con, cách bày trò chơi với con.  

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp nhiều trẻ tự kỷ nói được, nhận thức tốt và bắt đầu giao tiếp tốt. Khoá học giúp con hồi phục mạnh mẽ ngôn ngữ – nhận thức và hành vi. Trẻ Tự kỷ cần được can thiệp 1-1 tối đa thời gian để phát triển nhanh nhất theo năng lực của con. Ba mẹ luôn là người có thời gian chất lượng nhất để can thiệp hiệu quả cho con. Đừng để thời gian của con trôi qua lãng phí. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà. 

Mẹ Việt - Người bạn đồng hành cùng mẹ can thiệp cho con

Vô cùng ngưỡng mộ tinh thần và sự nhạy bén, linh hoạt của mẹ Ngọc. Mẹ đã rất khéo léo, sắp xếp công việc một cách khoa học để có thể đồng hành cùng các con hiệu quả. Ngoài ra thời gian học tập nâng cao kiến thức mẹ vẫn có thể đảm bảo tốt. Các cô thật sự nể phục sự kiên trì nỗ lực của mẹ. Yếu tố thời gian các cô đã hỗ trợ mẹ tối ưu rồi, thế còn kỹ thuật làm việc với trẻ, mẹ học và áp dụng với con như thế nào? Có khó khăn với mẹ không? Và các cô đã đồng hành hỗ trợ mẹ ra sao để mẹ bền bỉ dạy con hàng ngày được tới ngày hôm nay?

Nhờ có các cô bên Mẹ Việt hỗ trợ mẹ con học được nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật làm việc với trẻ. Ban đầu việc áp dụng với các bạn vẫn còn nhiều khó khăn và các bạn chưa hợp tác. Nhưng có các cô đồng hành cùng nên mẹ con cũng bắt đầu làm quen dần. Các bạn đã hợp tác cùng với mẹ. Mỗi khi có vấn đề gì thắc mắc nhắn tin hỏi là các cô sẽ trả lời.

Thành công đến từ việc mẹ luôn nắm bắt đầy đủ những kiến thức mà các cô truyền dạy. Và điều quan trọng là mẹ luôn nỗ lực thực hành đều đặn cùng con mỗi ngày và hỏi đáp thường xuyên. Sự học là ko ngừng nghỉ, muốn con tiến bộ thì cha mẹ cũng phải ko ngừng nâng cao kiến thức của mình. Mẹ Ngọc không chỉ học để giúp con hồi phục về ngôn ngữ, nhận thức và hành vi mà còn tiếp tục đăng ký học khóa Lv2 để phát triển học tập và kỹ năng xã hội cho con. Mẹ có chia sẻ gì với các cha mẹ về hành trình học tập của mình? Và về chương trình LV2 - Phát triển kỹ năng học tập và xã hội cho con đã giúp mẹ tích lũy thêm những giá trị gì?

Khi nhận thức của hai bạn nhà em tăng lên, em cảm thấy những kiến thức mình học trước đây vẫn chưa đủ, cần phải học tập nữa để nâng cao kiến thức đồng hành cùng các bạn nên em quyết định đăng ký đăng ký khóa học LV2. Em tranh thủ những buổi trưa để học và áp dụng vào buổi tối để dạy các bạn. Bố mẹ hãy tranh thủ thời gian để học tập và nâng cao kiến thức của mình để đồng hành giúp con tiến bộ.

Chương trình LV2 đã giúp em bổ sung thêm nhiều kiến thức trong quá trình đồng hành cùng con. Đánh giá, thấu hiểu được con đang trong giai đoạn nào, lên kế hoạch cho mục tiêu gần, các chiến lược can thiệp hiệu quả cho con, các kỹ thuật và các trò chơi nâng cao khả năng vận động tinh vận động thô trong học tập, nâng cao nhận thức và giúp các con tăng tương tác xã hội với mọi người.

Thành quả ngọt ngào đền đáp nỗ lực của mẹ

Rất nhiều kiến thức được các cô trang bị cho phải không em. Thực sự bây giờ mỗi lần check video mẹ Ngọc gửi về, các cô thấy như một lớp học mầm non thu nhỏ vậy. Có hôm mẹ đứng viết bảng như cô giáo còn Quân Dương ngồi chăm chú nói theo. Sự học giúp mẹ tiến bộ từ đó giúp các con cũng tiến bộ mỗi ngày. Vậy sau khi mẹ tiếp tục nâng cấp kiến thức và kỹ năng dạy con thì con đã phát triển như thế nào? 

Nhận thức bạn anh: biết nhiều hơn về số biết đến hàng trăm, biết đếm, biết số đánh, xếp thứ tự tăng dần nhỏ dần từ 1-10, chữ cái thuộc chữ cái và số tiếng Anh tiếng Việt, đếm số tiếng Anh, biết mách mẹ mỗi khi có ai trêu mình, tranh đồ chơi, hay mách mẹ sang giải quyết chị vì chị đánh bạn em, biết phân biệt bên phương hướng trái phải trên dưới sau trước, ở giữa bên trong bên ngoài, phân biệt đặc điểm các mùa, các hệ hành tinh mặt trời, biết phân biệt sáng trưa chiều tối và đêm, so sánh lớn bé to nhỏ nhiều ít cao thấp. Biết xin lỗi khi làm sai điều gì, biết cảm ơn, biết xin phép mẹ đi chơi. Hay muốn đồ gì biết thể hiện và bảo mẹ. Rất ma lanh, biết mẹ không có xem tivi nên hay xin sang nhà hàng xóm xem ké. Đến lúc mẹ sang thì bảo con không xem đâu, xem nhiều hỏng mắt. Biết các con vật nơi sống đồ ăn, hay các phương tiện giao thông đi ở đâu, làm gì. Phân biệt được một số nghề nghiệp, ghép tranh và tìm vật hay tranh còn thiếu nhanh.

  • Ngôn ngữ: chủ động nói hơn có thể nói câu dài từ 6-9 từ.

  • Hành vi: bớt ăn vạ, la hét, có thể thỏa thuận được. 

  • Vận động tinh và vận động thô tốt hơn, biết cắt tô màu.

  • Kỹ năng tương tác xã hội: chủ động giao tiếp chạy ra chơi cùng, biết nhờ người khác giúp đỡ, bắt đầu hiểu được chơi luân phiên.

  • Kỹ năng tự lập: chủ động gọi hay nhờ khi muốn đi vệ sinh, tự đánh răng mà chưa sạch, biết đi chơi lấy mũ đeo khẩu trang.

Khoá Chuyên sâu can thiệp cho trẻ chậm nói có những nội dung gì? Ba mẹ đọc kỹ tại: https://www.daycontainha.com/chuyensauchamnoi

Thật tuyệt vời với sự tiến bộ vượt bậc của các con mẹ Ngọc ạ. Con đã cải thiện tất cả các mặt nhận thức, ngôn ngữ, vận động, sự tương tác xã hội và kỹ năng tự lập tốt.  Như vậy là chỉ sau 2 tháng học tập trong khóa chuyên sâu LV1, 2 bạn đã tốt nghiệp giai đoạn Kích âm - nói được 50 từ đơn. 

Và chỉ trong vòng 1 tháng tiếp theo, con đã tốt nghiệp giai đoạn 2 - Tích lũy từ vựng - nói được ít nhất 50 từ đôi. Các con nhanh chóng đến với giai đoạn 3 – Nâng cao nhận thức học nói cả câu. Con đã có thể nói được các câu dài 6-9 từ, có thể hỏi đáp tốt với mẹ, chủ động giao tiếp. V.v… con có rất nhiều sự tiến bộ. Và mẹ tiếp tục học tập nâng cấp kiến thức lên khóa LV2 để mẹ có đủ kiến thức đồng hành cùng con giai đoạn cao hơn.

Bí quyết giúp ba mẹ can thiệp chậm nói cho con thành công tại nhà

Đây là thành tích mà rất nhiều ba mẹ mong muốn có thể giúp con mình đạt được. Vậy với kinh nghiệm thực chiến, đã can thiệp thành công cho 2 bạn chậm nói nhà mình. Mẹ Ngọc có thể chia sẻ bí quyết quan trọng nhất trên hành trình này cho các ba mẹ cùng học hỏi được ko?

Em nghĩ đó là sự kiên trì, hãy đừng bỏ cuộc và phải không ngừng học tập. Dạy con đừng quá áp lực, vì khi mình quá áp lực thì con mình cũng cảm nhận điều đó và sẽ làm cho việc mình can thiệp và dạy con không hiệu quả. Khi thấy con không hợp tác không chịu chơi cũng đừng vội bỏ cuộc hãy tìm cách khác, tìm từ những thứ con mình thích để can thiệp dần dần bạn ấy sẽ hợp tác cùng mình. Không ngừng học tập học hỏi kinh nghiệm của các mẹ, các cô giáo để lên mục tiêu gần cho bé. Đừng chỉ phó mặc cho các cô trên lớp, mà hãy đồng hành cùng với con.

Lời kết

Chân thành cảm ơn mẹ Ngọc đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt để góp phần truyền cảm hứng cho nhiều ba mẹ thêm tự tin chữa chậm nói cho con tại nhà. Chúc gia đình mẹ Ngọc nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Chúc các con có nhiều tiến bộ vượt bậc hơn nữa trong thời gian tới. <3