2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon”

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 30/11/2024
49 phút đọc

Xin chào ba mẹ, thật vui khi được kết nối cùng ba mẹ trong chuyên mục gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Bao nhiêu ba mẹ đang mong ngóng nghe con gọi 2 tiếng thân thương ba - mẹ? Mẹ Liên khách mời tuần này cũng như thế, 6 tháng ròng rã, chở con đến trung tâm can thiệp. Tốn nhiều chi phí, công sức, con có cải thiện gọi quay đầu, giao tiếp mắt nhưng ngôn ngữ vẫn không tiến bộ. Thêm vào đó, mẹ còn gặp rào cản, bố ngăn cản không cho học vì nghĩ rằng không cần thiết, đợi con 4 tuổi sẽ nói. Nhưng với linh cảm của một người mẹ, mẹ Liên biết rằng: Con cần phải được can thiệp tích cực càng sớm càng tốt để không bỏ lỡ thời gian vàng thêm nữa.

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

Và quả ngọt đã đến khi mẹ Liên biết nắm bắt cơ hội cũng như nỗ lực hết sức mình trong hành động. Mẹ Liên đã từng hy vọng đến Tết  Phong có thể gọi ba, gọi mẹ. Nhưng vượt ngoài mong đợi, thời điểm mẹ báo về còn cách 1 tháng rưỡi nữa mới tới Tết Nguyên Đán. Vậy mà Phong đã có thể gọi ba, gọi mẹ và hơn 50 từ đơn khác. Thậm chí con còn nói được cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon”. Gia đình rất hạnh phúc vì đã có cái Tết rộn ràng tiếng nói trẻ thơ, ngập tràn tiếng cười. Đây quả là món quà tuyệt vời đền ơn xứng đáng cho công sức đã bỏ ra để đồng hành cùng con học nói. Hôm nay Mẹ Liên sẽ chia sẻ niềm vui này cùng ba mẹ. Xin mời ba mẹ lắng nghe!

Phát hiện con tự kỷ và 6 tháng tiến bộ nhỏ giọt

Xin chào mẹ Liên, trước tiên mẹ có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé! 

Xin chào cô Trang, chào các cô Mẹ Việt và các ba mẹ. Mẹ tên là Liên, bé tên là Duy Phong (ở nhà gọi là Leo) bé hiện tại là 3 tuổi 2 tháng. Mẹ tham gia Khóa MVK30. Mẹ đang ở TPHCM.

Mẹ chia sẻ một chút về tình trạng chậm nói của bé Phong trước đây nhé. Mẹ phát hiện con chậm nói khi nào? Con chậm nói do nguyên nhân gì? Thời điểm đó mẹ đã làm những gì để hỗ trợ con học nói?

Lúc chưa được 2 tuổi là bé chưa nói từ nào, dì của bé nói bé có biểu hiện lạ. Gọi hay nói chuyện mà bé không có tương tác bảo mẹ đi khám đi. Dì nói mãi đến lúc con 2 tuổi mẹ mới cho bé đi khám tâm lý một trung tâm. Bác sĩ cho bé chơi khoảng 45 phút và quan sát thì kết luận: Bé có dấu hiệu xếp đồ chơi thẳng hàng, đi nhón chân, xoay vòng tròn, nhảy lên ghế cao không sợ nguy hiểm. Bác sĩ nói là dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ. Bác sĩ nói giai đoạn này là giai đoạn vàng, nên ba mẹ phải cho bé can thiệp sớm. Vậy là mẹ đã cho bé tham gia khóa học tại trung tâm đó được 6 tháng. 

Bé bắt đầu biết nghe lời, nhưng nói thì bé nói vài từ bằng tiếng Anh như one, two,... ten. Bảng chữ cái tiếng anh ABC. Thích thì nói chứ người khác hỏi là không nói. Do lúc đó ở nhà bé xem máy tính nhiều, xem youtube liên quan đến chương trình nước ngoài. Giai đoạn này bé hay cáu gắt, quăng đồ, ăn vạ. Sau 6 tháng mẹ cho bé ra học trường mầm non, bé hay bị bệnh nên việc học bé vẫn chưa tiến bộ.

À vậy là mẹ đã tiến hành can thiệp cho Leo từ 2 tuổi. Trải qua 6 tháng ròng rã mà con chưa tiến bộ được nhiều. Gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy con học nói nhưng mẹ vẫn quyết tâm tìm hướng đi cho con.

Đặt niềm tin vào Mẹ Việt - Mẹ học để tự can thiệp cho con

Nhân duyên nào giúp mẹ biết đến Mẹ Việt? Và tại sao mẹ lại quyết định đăng ký khóa Chuyên sâu can thiệp chậm nói cho con tại nhà của Mẹ Việt?

Mẹ có lên facebook xem nhưng mẹ không tin tưởng, mẹ sợ bị lừa. Mà mọi người xung quanh ai cũng nói trên đó toàn lừa đảo không à.  Mẹ muốn đăng ký các khóa học để dạy con nhưng ba không cho. Ba nói mấy đứa con bạn anh tới 4 tuổi mới nói nhiều lắm. Đến lúc nói là tự nói à, không cho mẹ tham gia khóa học. 

Một ngày mẹ vào facebook của Mẹ Việt, rồi được cô Vân kết bạn qua zalo, lúc đó mẹ cứ kệ không quan tâm đến. Sau đó khoảng 2 tuần có người em ở ngoài Đà Nẵng có biết tình hình của bé Leo như vậy. Con của người em cũng chậm nói, đã can thiệp nhiều nơi. Và đã can thiệp thành công khi tham gia cùng Mẹ Việt. Em ấy bảo mẹ vào facebook của Mẹ Việt để theo dõi. Thấy phương pháp dạy hay lắm, lúc đó mẹ nhớ lại zalo của cô Vân nên mẹ nhắn tin cho cô Vân. Mẹ hỏi cũng nhiều lắm, nhưng mẹ hỏi 1 câu là cô có bảo đảm là bé nói được không? Cô Vân trả lời là được nếu mẹ áp dụng đúng phương pháp của Mẹ Việt. 

Nhờ câu nói khẳng định của cô Vân mà mẹ quyết tâm theo. Lúc đó khóa học MVK30 đã học được 1 tuần rồi, cô Vân nói mẹ đăng ký học luôn đi không nên để thời gian vàng của con trôi qua. Vậy là mẹ đăng ký học liền, khi mẹ đóng học phí xong là cô Vân gửi tài liệu cho mẹ học tới tấp. Mẹ thấy sợ luôn ak, mẹ lại bận làm việc mà cô Vân cứ hối thúc, hỏi mẹ đã xem xong bài 1,2,3.. chưa? Quá trời.

Vâng các cô cũng sốt ruột cho mẹ. Giai đoạn vàng của con rất quan trọng. Vì thế các cô cũng nỗ lực hết sức mình để hỗ trợ mẹ can thiệp tốt nhất cho con. Khối lượng kiến thức các ba mẹ cần học để bắt đầu can thiệp hiệu quả cho con là rất lớn. Mẹ Việt rất thấu hiểu điều đó vậy nên với mỗi ba mẹ tham gia học tập. Ngoài các cô Chuyên gia giảng dạy, mỗi 1 ba mẹ còn có hẳn 1 cô Tư vấn Giáo dục hỗ trợ ba mẹ học tập hiệu quả. Rất nhiều ba mẹ đã chia sẻ thực sự nhờ có sự hỗ trợ tận tình của các cô TVGD mà ba mẹ có thêm động lực can thiệp thành công cho con. Nhờ vậy mà mẹ đã quyết tâm nỗ lực hết sức mình để học tập. 

Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho trẻ, hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé. 

Và bắt đầu chuỗi ngày mẹ can thiệp cho con...

Vượt qua những khó khăn

Vậy sau khi mẹ học xong kiến thức được giảng dạy qua các buổi zoom trực tiếp của khóa học Mẹ Việt, mẹ Liên đã áp dụng cho con như thế nào?

Mẹ áp dụng các PP cô dạy: 

Mẹ đi làm cả ngày, buổi tối mẹ mới tương tác với bé. Đôi khi đi về nhà là chưa kịp thay đồ là cũng ngồi với con để tương tác với con rồi. Khoảng 1,5 tháng đầu mẹ không nấu ăn tối luôn. Cho ba với anh 2 tự ăn uống ở ngoài, mẹ ăn tạm gì đó là xong, mẹ chỉ việc là nói chuyện với con, dạy con học thôi. Lúc nào trong đầu mẹ cũng có câu “nếu mình không nói chuyện với con, không dạy con thì làm sao con nói chuyện được, rồi sau này con sẽ ra sao. Nó cứ luẩn quẩn trong đầu, nên khi mẹ mệt mẹ định nghỉ ngơi, nhưng sợ con không nói được vậy là mẹ tiếp tục nói. Vừa uống thuốc viêm họng vừa nói với con. 

Có lúc ba thấy ồn ào ba la lên “Ồn ào quá sao nghỉ ngơi cho ngày mai đi làm được”. Lúc đó mẹ thấy ấm ức nhưng mẹ bồng con đi qua phòng khác lại tiếp tục nói. Nói cho đến 10h30 tối mới đi ngủ. Có các giáo cụ học tập của Mẹ Việt bé thích lắm, lúc chưa học thì bé suốt ngày xem máy tính và điện thoại. Đến khi học theo phương pháp của Mẹ Việt là bé bỏ hẳn luôn cho đến bây giờ. Các giáo cụ dạy học cho bé Mẹ Việt giới thiệu gì là mẹ đều mua hết. Tối nào mẹ vẫn áp dụng đủ các phương pháp cô dạy đó là:

Dạy con nghe loa - đọc sách - học thẻ

Nghe Loa: Con nghe loa ngày 4 tiếng, con vẫn nghe thụ động là chủ yếu. Bé thích nghe nhạc nhộn nhịp thì bé nhảy và nói nhảy, nhảy, nhảy. Lúc bé biết nói rồi là bé thấy cái loa bé đòi sẽ nói “nhạc”. Bé nghe khoảng 2,5 tháng là biết vuốt đuôi các bài: Cháu yêu bà, con heo đất, đến  hiện tại 3 tháng rồi bé vẫn thích nghe nhạc.

Đọc sách: Mỗi lần lấy sách ra mẹ đều đọc tên sách để cho bé nhớ sách. Mỗi lần đọc khoảng 5-7 cuốn, mỗi ngày bé đọc sách khoảng 3 lần. Bé luôn luôn chỉ tay cho mẹ đọc, bé đọc được hù, mỗi lần mở sách ù òa ra lật từng trang và đọc hù. Bé rất phấn khích đoạn cuối Aaaaa Mamama. Sách ai trốn trong chăn đấy, mẹ hỏi thì bé trả lời được lạc đà, ốc sên. Sách lật mở 100 động vật bé vừa mở và đọc những động vật bé nói được. Còn không nói được thì bé nhìn vào mẹ và chỉ để mẹ đọc. Mẹ đọc sai là bé chỉnh lại đúng, có khi bé hừ lên ý nói mẹ sai. Đến hiện tại bé biết được tên hơn 10 cuốn sách như: Chi Chi Chành Chành, Ông giẳng ông giăng.

Học thẻ: Mỗi ngày bé đều học 3 lần. Ngày nào dạy không đủ là trong người khó chịu lắm. Tự nhủ “nếu mình không cố gắng thì sao con tiến bộ được”. Khoảng 1 tuần là bé thích học rồi, sau đó bé đòi lấy thẻ tự tráo luôn cứ như vậy mẹ cứ đọc. Đến 1.5 tháng là bé bắt đầu bật âm ra được, mà khi đã bật âm được rồi thì bé thích nói lắm. Nên các mẹ cứ cố gắng kiên trì giai đoạn đầu chịu khó vì con. Đến khi con bật ra được là bé nói nhiều mình khỏe lắm, lúc đó dạy con đỡ áp lực.

Mẹ thay đổi cách can thiệp: Học mà chơi - Chơi mà học

Về việc quay video thì bé ít cho quay lắm, mẹ lén quay được là gửi các cô hỗ trợ sửa sai. Khi đó mẹ biết thêm cách để tương tác với con tốt hơn.

Mẹ có cái là dạy bé mẹ luôn kết hợp làm theo hành động bé khoái lắm và làm theo. Ví dụ như máy bay thì mẹ đọc máy bay và tay mẹ làm động tác đưa tay lên trời mẹ nói vèo vèo vèo. Rồi từ từ mỗi lần mẹ đọc máy bay là bé đưa tay lên và nói vèo vèo vèo. Đó là cách kích âm tốt đối với bé.

Mẹ thấy các hình ảnh từ trong sách, mẹ đọc cho bé nhớ giỏi lắm. Bé biết vận dụng là thực tế luôn. Bé nhớ giỏi lắm đó, đến lúc bé bật âm được là bé nói nhiều từ mình ngạc nhiên luôn. Đặc biệt là các hình trong thẻ, bé nhớ các thẻ từ, chủ đề cờ các nước, bé nhớ nhiều lắm. Hiện tại mẹ còn dạy bé lá cờ phải nhìn chữ mới nói được, mà bé nhớ nước nào luôn hay lắm.

Tuyệt vời quá mẹ Liên ơi, các mẹ nghe chia sẻ thế này có thấy có động lực để thực hiện không? Để có thể tổng kết và chia sẻ lại cùng với các mẹ bí quyết này thì bản thân mẹ Liên đã nỗ lực rất nhiều, dạy con mỗi ngày không ngơi nghỉ. Quay video 2 mẹ con học tập gửi cho các cô. Các cô check video sửa lỗi tương tác cho 2 mẹ con. Rồi mẹ lại điều chỉnh theo hướng dẫn. Tối ưu từng ngày từng ngày trong liên tục 1 tháng mới có được thành quả như thế. 

Hạnh phúc vỡ oà khi con gọi mẹ 

Các cô mừng vì mẹ Liên đã rất kiên trì và nỗ lực. Áp dụng đầy đủ, triệt để các kiến thức mà các cô truyền dạy. Các mẹ đã học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu của mẹ sau khi nghe chia sẻ này đó ah. Sau khi được hỗ trợ tích cực như vậy thì con đã nói như thế nào mẹ Liên? Bao lâu con chịu bật nói? 

Khoảng 1 tháng là con biết nói các từ đơn giản như ù, ù, ù, vèo vèo vèo. Đến 1.5 tháng là bé bật được từ mẹ. Vào 1 buổi tối lúc đó bé cần mẹ đi lên cầu thang mà mẹ không chịu đi. Bé rặn ra được từ “Mẹ” ôi lúc đó mẹ vui sướng lắm, mẹ trả lời liền, ôi mẹ đây, mẹ tới với con đây. Và mẹ ôm con 1 cách phấn khích hào hứng lên, con thích lắm, và sau đó 1 ngày bé mới lặp lại từ mẹ. Dần sau đó bé biết gọi ba, anh Win, chị Trà, dì Hiền… Đến bây giờ bé biết chúc ba, mẹ, anh Win… ngủ ngon, biết goodbye see you again luôn.

Hạnh phúc quá mẹ Liên ơi, không chỉ mẹ Liên mà nghe chia sẻ của mẹ các cô cũng vô cùng hạnh phúc. Sau 6 tháng học can thiệp con chỉ bật âm vài từ tiếng Anh. Nhưng chỉ với sau 1,5 tháng được ba mẹ can thiệp đồng hành con đã nói được rất nhiều. Đặc biệt con đã gọi được từ “mẹ” yêu thương. Quả thật đây là những thành quả rất ngọt ngào mẹ ạ. Đấy là sự khác biệt rõ ràng giữa con chỉ học can thiệp với con học mầm non hòa nhập và được ba mẹ can thiệp tích cực đúng phương pháp tại nhà. Con đi học can thiệp có thể tiến bộ 1,2. Nhưng cùng thời gian đó nếu được can thiệp tại nhà hiệu quả con có thể tiến bộ lên 9,10. 

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp hàng ngàn ba mẹ can thiệp thành công cho trẻ chậm nói. Đặc biệt là trẻ rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển. Với đặc thù:
- Hướng dẫn ba mẹ áp dụng các phương pháp can thiệp chậm nói khoa học tại nhà.
- Lộ trình chi tiết từng giai đoạn học tập của trẻ.
- Kinh nghiệm đào tạo "cầm tay chỉ việc" giúp ba mẹ nào cũng dạy con tại nhà hiệu quả.
Giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ - nhận thức - hành vi.
Thông tin chi tiết Khóa
Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà. 

2 tháng phát triển ngôn ngữ thần tốc

Vậy nên các ba mẹ hãy nhanh chóng bắt tay vào đồng hành cùng con như mẹ Liên nhé. Để sau 1,2 tháng cũng sẽ nhận thành quả ngọt ngào như mẹ Liên. Vậy hiện tại khả năng ngôn ngữ nói của Phong đã tiến bộ như thế nào mẹ Liên?

Bé nói được câu có 2,3 có khi câu 4 từ. Mẹ nói là bé thích nói theo lắm, nên mỗi lần dạy bé là mẹ nói rất nhiều. Các vật dụng trong nhà là bé nói được hết rồi. Các phương tiện giao thông, các loại hoa, quả, động vật, cờ các nước, các hành tinh, các thẻ từ. Bé thuộc khoảng 70-80% giáo cụ của bộ thẻ.

Bé biết gọi ba ơi, mẹ ơi, ba Khánh, mẹ Liên, ông, bà, anh Win, chị Trà, dì Hiền. Đến bây giờ bé biết chúc ba, mẹ, anh Win… ngủ ngon. Biết goodbye see you again. Số biết đếm từ 1 đến 50 (bé biết lấy các con số từ 1 đến 9 mà tự sắp xếp thành các số đôi cho đến số 50). Tiếng Anh thì one đến ten, màu sắc, hình khối, bảng chữ cái biết cả tiếng Việt và tiếng Anh. Nói chung là bé biết khá nhiều rồi.  Cả từ đôi, từ ba, thỉnh thoảng có 4. Như bé biết nói “Hươu cao cổ có cổ cao cao, chúc ba, mẹ ngủ ngon, goodbye see you again là câu dài nhất. 

Ôi quả là vượt ngoài mong đợi luôn mẹ Liên. Rõ ràng là mục tiêu ban đầu của mẹ là Tết con có thể gọi ba, gọi mẹ. Nhưng chưa đến Tết con đã nói được câu dài thế rồi. Bây giờ qua Tết con thích nói hơn, các mẫu câu đa dạng hơn.

Nếu mẹ không cố gắng sau này con sẽ ra sao???

Cảm xúc của mẹ như thế nào qua quá trình đồng hành cùng con, chứng kiến con bật âm và nói tốt dần từng ngày?

Mẹ theo Mẹ Việt là trốn ba tự đăng ký học không cho ba biết. Sợ ba la nói tào lao, nên việc đồng hành cùng con chủ yếu là mẹ. Lúc đó bé chỉ quấn quýt với mẹ, không chịu chơi với ba, nên việc gì cũng mẹ hết nên mẹ rất áp lực, stress. Ban ngày thì phải đi làm, tối về phải tương tác với con, nhưng tâm trạng mẹ lúc nào cũng cố lên cố lên. Khi xìu xuống là mẹ tưởng tượng là mình mà không cố gắng thì con sau này sẽ ra sao. 

Cứ nghĩ thương con là mẹ lại sung sức lên tương tác với con. Đứng mệt thì ngồi, ngồi mệt thì nằm, cứ lăn lóc với con đến 10h30 bé mới chịu đi ngủ. Đặc biệt Bé Leo rất thích các giáo cụ học tập của Mẹ Việt nên mẹ cũng thấy an tâm. Và cứ vậy tương tác với con suốt 1 tháng cho đến khi bé bật âm được.

Bí quyết can thiệp thành công của mẹ

Theo mẹ bí quyết nào là quan trọng nhất để các bạn chậm nói như Phong tiến bộ nhanh như vậy? 

Bí quyết thì: Mẹ cứ theo tất cả các hướng dẫn của Mẹ Việt. 

Quan trọng thứ 1: Là mẹ phải hiểu con dù con chưa bật âm được nhưng mẹ phải hiểu được con cần gì và muốn gì. Cứ như vậy mình nói, chỉ bảo theo nhu cầu của bé. Nói một cách hào hứng lên, phấn khích lên, có những từ mình nói có kèm theo hành động thì bé càng thích hơn. Ví dụ như từ chạy, ngồi, đứng thì mình làm theo động tác… là từ từ bé sẽ nói được. Các mẹ chịu khó khoảng 1-2 tháng đầu vất vả, sau khi bật âm được rồi là bé thích nói lắm khi đó mẹ sẽ khỏe nhiều.

Thứ 2: Lúc tương tác với bé mẹ thường xuyên ôm bé vào lòng như vậy bé sẽ tự tin hơn. Lúc đi can thiệp ở trung tâm bé Leo rất sợ người lạ. Bác sĩ tâm lý có ghé qua trường và nói là do bé thiếu hơi của mẹ nên bé mới vậy. Từ đó mẹ lúc nào cũng cho bé ngồi vào lòng mẹ rồi tương tác. Bây giờ bé dạn rồi, không sợ người lạ nữa, quậy cũng không thua ai.

Thứ 3: Học ở trong giáo cụ thì mẹ vận dụng vào thực tế. Ví dụ buổi tối trước khi đi ngủ là mẹ đưa bàn tay ra mẹ chỉ vào từng ngón tay nói chúc ba ngủ ngon. Cứ như vậy mẹ cầm từng ngón và chúc từng người ngủ ngon. Khoảng 2 tháng là bé nói được 10 ngón bé gắn cho 10 người. Khi nói được rồi tối nào bé cũng xòe từng ngón tay chúc ngủ ngon 10 người: đó là Ba, Mẹ, Anh Win, Chị Trà, Dì Hiền, Ba 2, Má 2, Anh Mo, Anh Xi, chị Thảo. Đôi khi ba mẹ cứ nghĩ con chưa nói được là mình không cần nói, nhưng thực ra mẹ nói là bé biết được hết. Mà bé chưa bật âm được, cho nên ba mẹ cứ nói với bé nhiều vào. Đủ lượng bé sẽ nói rất nhiều.

Thứ 4: Tháng đầu tiên mẹ cho bé đi khu vui chơi nhiều một tuần khoảng 5 buổi tối. Qua tháng thứ 2 sau khi bé dạn rồi thì mẹ cho bé đi chơi ít lại khoảng 1 tuần 2-3 buổi, để còn thời gian tương tác với bé.

Chúc mừng mẹ Liên, kết quả thật sự ngọt ngào. Chính nhờ vào sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ của mẹ đã giúp con tiến bộ nhanh như thế đó mẹ.

Khoá Chuyên sâu can thiệp cho trẻ chậm nói có những nội dung gì? Ba mẹ đọc kỹ tại: https://www.daycontainha.com/chuyensauchamnoi

Cuối cùng, ba đã hiểu và quay xe cùng đồng hành với mẹ dạy con

Với sự tiến bộ của con như thế ba đã thay đổi quan điểm so với trước đây (đợi 4t sẽ nói, cản ko cho mẹ học) như thế nào? Mẹ có kinh nghiệm gì chia sẻ với các ba mẹ khi chưa được sự đồng thuận của gia đình trên hành trình can thiệp chậm nói cho con?

Mẹ thấy bé khác thường so với các bạn là biết có có vấn đề chứ không phải chậm nói thông thường. Nên mẹ cho đi khám tâm lý, thì biết là bé RLPTK. Sau 6 tháng can thiệp tại trung tâm không mấy khả quan. Sau thời gian đó khoảng 3 tháng là có người bạn giới thiệu Mẹ Việt ok lắm nên mẹ lén lút đăng ký học Mẹ Việt. Giấu không cho ba biết, đến khi bé nói được rồi mới dám khoe là mẹ đăng ký học. Ba cười vui vẻ ờ ờ cho qua chuyện vì ba biết là mẹ đi đúng hướng. Lúc bé chưa biết nói ba ít chơi với bé lắm vì bé không thích ba. Lúc bé biết nói rồi giờ buổi tối ba hay dẫn bé ra đường chơi, khu vui chơi. Giờ con thích chơi với ba lắm.

Khi ba chưa đồng thuận việc học online này mẹ cứ giấu học và mẹ tự tương tác với con. Mẹ cứ tự nhủ là mình sẽ làm được và cuối cùng mẹ đã làm được đến như này là quá tuyệt vời rồi.

Vô cùng ngưỡng mộ tinh thần của mẹ Liên, luôn quyết liệt trong từng hành động mẹ Liên ạ. Câu chuyện của mẹ Liên chắc chắn sẽ truyền động lực rất mạnh mẽ cho nhiều ba mẹ đang có hoàn cảnh tương tự. Trên hành trình này không phải ba mẹ nào cũng có sự đồng thuận nhất quán ngay từ đầu để dạy con đâu. Thành quả hôm nay sẽ là kết quả tất yếu của sự nỗ lực, quyết tâm của mẹ Liên kết hợp phương pháp khoa học, lộ trình học tập rõ ràng, chi tiết từng giai đoạn của Mẹ Việt. 

Dù hoàn cảnh có khó khăn thế nào đi nữa, chỉ cần dám bước đi, ba mẹ sẽ đến đích. Và chính nhờ sự nỗ lực đó đã giúp ba có cái nhìn tích cực hơn. Ba cũng đã hiểu rằng quyết định của mẹ là đúng đắn và ủng hộ mẹ tuyệt đối để mẹ an tâm đồng hành cùng con. Chúc mừng mẹ Liên nhé. Thái độ của ba góp phần không nhỏ vào chặng đường đồng hành cùng con lâu dài về sau.

Ba mẹ là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của con

Quay trở lại câu chuyện của mẹ Liên. Sau khi được các cô Mẹ Việt đồng hành thì mẹ nghĩ sao về vai trò của ba mẹ trong hành trình can thiệp chậm nói cho con? Mẹ nhận thấy mình đã có những thay đổi tích cực như thế nào?

Hồi trước đây khi đi làm về là mẹ cứ cầm cái điện thoại vuốt vuốt, đôi khi muốn nói chuyện với con mà mẹ cũng không biết nói gì. Thấy con cứ thờ ơ rồi mẹ cũng mặc kệ luôn, con thì xem máy tính cứ như vậy cho đến khi đi ngủ.

Sau khi được các cô Mẹ Việt đồng hành thì mẹ thấy mình đã bỏ lỡ quá nhiều thời gian vàng cho con. Nếu biết Mẹ Việt sớm hơn có lẽ bây giờ con đã tốt rất nhiều rồi. Nhưng mà mẹ vẫn tự tin vì bé Leo mới 3 tuổi 3 tháng. Nên thời gian còn dài để mẹ tiếp tục dạy con theo phương pháp của Mẹ Việt thì mẹ nghĩ con sẽ kịp với các bạn cùng lứa. Bây giờ lúc nào mẹ cũng luyên thuyên với con suốt ngày, khi mà mẹ không nói mẹ sực nhớ Mẹ Việt là mẹ bắt đầu nói tiếp. Mẹ nghĩ là nếu có điều kiện thì mẹ sẽ theo cô Mẹ Việt cho đến khi con vào lớp 1. 

Các cô Mẹ Việt rất vui mừng là mẹ đã có sự thay đổi lớn như thế. Chính nhờ vào sự thay đổi trong cách tương tác và đồng hành cùng con đã giúp bé Phong tiến bộ lên từng ngày trông thấy.

Lời nhắn nhủ dành cho các ba mẹ còn đang loay hoay

Hiện tại có rất nhiều ba mẹ đang chưa biết bắt đầu từ đâu để hỗ trợ can thiệp đồng hành cùng con. Theo kinh nghiệm quý báu của mình mẹ có thời khuyên nào dành cho ba mẹ không?

Trước khi tham gia khóa học, tâm lý mẹ trước tiên là sợ bị trên mạng lừa. Thứ 2 là kinh tế gia đình, nhưng mẹ đánh liều mẹ nghĩ 1 khóa học như này chỉ bằng vài cuộc nhậu của ba thôi mà sao mình phải lăn tăn như vậy. Mẹ nói cùng lắm thì mất vài triệu là xong nhưng biết đâu lại hiệu quả thì sao? Trong khi 1 tháng mình học can thiệp đã gần 8 triệu rồi. Đó là cái động lực lớn nhất mà mẹ đã tham gia Mẹ Việt. Và sau 3 tháng mẹ đã thành công trong việc học và tương tác với con. Bây giờ mẹ thoải mái lắm, cứ như vậy mà nói chuyện với con, không sợ cô các cô Mẹ Việt bắt viết báo cáo nữa :))

Thật sự Mẹ Việt rất hạnh phúc, xúc động khi được cùng ba mẹ mang lại tiếng nói cho con. Mang tiếng cười đến với mọi gia đình Việt. Mẹ Liên đã rất sáng suốt đưa ra bài toán chi phí để quyết tâm đồng hành cùng con. Cảm ơn tinh thần quyết liệt và những hành động không ngừng nghỉ của mẹ.

Chân thành cảm ơn mẹ Liên đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Để góp phần truyền cảm hứng cho nhiều ba mẹ thêm tự tin can thiệp chậm nói cho con tại nhà. Chúc gia đình mẹ Liên nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Chúc bé Leo sẽ ngày một tiến bộ. Nhanh chóng vượt qua 5 giai đoạn ngôn ngữ để trở thành một em bé thông minh ngôn ngữ trong thời gian sớm nhất!

Chúc cho tất cả các ba mẹ đọc được bài viết cũng sẽ nhanh chóng tìm ra giải pháp can thiệp tối ưu cho con mình. Và giúp các con sớm cải thiện ngôn ngữ tốt như bạn Leo nhé!