Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 29/11/2024
41 phút đọc

Xin chào các ba mẹ đang nghe Podcast Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Đều đặn mỗi tập phát sóng, Mẹ Việt mời đến các ba mẹ đã can thiệp chậm nói thành công để chia sẻ cùng ba mẹ các bí quyết và kinh nghiệm, giúp ba mẹ thêm niềm tin và kiến thức để can thiệp hiệu quả cho con tại nhà. 

Hôm nay Mẹ Việt sẽ chia sẻ cùng ba mẹ câu chuyện can thiệp thành công cho bé tăng động giảm chú ý. Can thiệp cho các bạn tăng động giảm chú ý là một hành trình khó khăn của nhiều ba mẹ. Khi ba mẹ chưa biết bắt đầu từ đâu? Dạy con như thế nào? Ba mẹ không tiếc thời gian đưa con đi học can thiệp nhưng con vẫn chưa tiến bộ mấy khiến mẹ ngày càng sốt ruột. Rồi ba mẹ thì vừa đi làm vừa quán xuyến việc nhà. Hầu như chỉ có thời gian buổi tối ba mẹ tranh thủ can thiệp cho con. Thế nhưng con thì hay lăng xăng, leo trèo liên tục hầu như không khi nào ngồi yên. Ba mẹ dạy con không hợp tác học tập. Con còn gặp rối loạn giấc ngủ, khó vào giấc, ngày nào cũng đi ngủ trễ hay thức giấc giữa đêm. Ba mẹ phải làm sao đây để giúp được con đây??? 

Đây chính là những khó khăn mà mẹ Lợi - khách mời trong Podcast hôm nay đã từng trải qua. Ba mẹ có muốn biết mẹ đã khắc phục tất cả những khó khăn này như thế nào để có thể can thiệp thành công cho con không? Ba mẹ cùng theo dõi podcast để lắng nghe chính mẹ Lợi chia sẻ về hành trình mình đã đồng hành và can thiệp thành công cho cho bé tăng động giảm chú ý nhà mẹ nhé! 

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

 

Hỏi: Xin chào mẹ Lợi, Mẹ Việt rất vui khi mẹ nhận lời tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ lần này. Trước khi bắt đầu, mời mẹ giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé!

Đáp: Dạ xin chào cô Thương, xin chào các ba mẹ đang nghe chương trình podcast của Mẹ Việt. Mình tên là Lợi, mẹ của bé Trí Quân. Mình đang ở Nha Trang Khánh Hòa. Hiện mình đang là học viên khóa chuyên sâu can thiệp chậm nói của Mẹ Việt khoá MVK35.

Hỏi: Mời mẹ Lợi chia sẻ thêm về tình trạng của Trí Quân khi mẹ mới bắt đầu đồng hành cùng Mẹ Việt can thiệp cho con nha. Trước đó con có đi học can thiệp không? Nếu có thì hiệu quả ra sao mẹ ha? 

Đáp: Dạ lúc 18 tháng con có rất nhiều hành vi hay đập đầu, cho tay vào miệng, cào miệng, liếm mọi thứ, leo trèo, có khi tự cắn mình,... Lúc 12 tháng thì con cũng bập bẹ nói ba, gà nhưng sau đó con không nói nữa. Bảo con bái bai, mi gió con cũng không làm. Thế là mẹ cho con vào Sài Gòn khám ở bệnh viện Nhi Đồng 1. Rồi đến bác sĩ Giang chuyên khoa thần kinh thăm khám đo điện não đồ. Bác sĩ bảo bé bị rối loạn ngôn ngữ, giảm tập trung chú ý. Bác kê thuốc uống, hướng dẫn cho con đi học và can thiệp. Lúc ấy mẹ không biết làm thế nào? Không biết là nên gởi con học mầm non bình thường hay gởi con vào trung tâm can thiệp vì bé còn quá nhỏ. 

Mẹ đi đến các trung tâm hỏi thăm, tìm hiểu, nghe tư vấn của các thầy cô mẹ chới với mọi thứ. Không biết làm thế nào là tốt cho con? Mẹ loay hoay suốt gần 3 tháng. Mẹ xin cho bé học bán trú trung tâm can thiệp gần nhà do giai đoạn hè. Cho bé làm quen với môi trường lớp như ăn, uống, ngủ, nghỉ, giờ giấc. Qua 3 tháng hè thì chuyển qua mầm non do trung tâm can thiệp cũng thuộc của trường. 3 tháng hè bé cũng quen nên sang lớp mới bé không còn phản ứng dữ dội nữa. Nhưng bé thích gì làm nấy, không nghe lời cô, không tập trung, không chơi với bạn. Con cứ leo trèo và lúc này bé cũng chưa nói được gì. 

Bé học mầm non rồi chiều qua trung tâm can thiệp 1-1 học 1h. Giai đoạn này con ốm liên tục. Hầu như tuần nào cũng ốm, nghỉ học liên tục, can thiệp gián đoạn. Con mới làm quen rồi nghỉ học khi học lại bắt đầu từ đầu. Cứ lặp đi lặp lại suốt, thứ bảy, chủ nhật con nghỉ học và không can thiệp ròng rã suốt mấy tháng liền. 

Mẹ tự hỏi: Chẳng lẽ mình và con cứ phụ thuộc vào cô can thiệp vậy suốt sao? Tại sao mình không tự can thiệp cho con? Nhưng mẹ phải làm thế nào? Mẹ không có tí kiến thức, hiểu biết gì cả thì can thiệp thế nào? Mẹ loay hoay suốt. Thế rồi mẹ biết đến Mẹ Việt tham gia học 3 buổi của cô Thuần là mẹ được khai mở. Mẹ biết con như thế nào và mình làm gì, làm như thế nào để đồng hành cùng con. Mẹ quyết định đăng ký lớp chuyên sâu đồng hành can thiệp chậm nói cho con tại nhà lớp MVK35. Lúc đó bé Quân được 30 tháng.

Hỏi: Quả là 1 hành trình gian nan. Vì thật nhiều lý do mà hành trình con đi học can thiệp chưa được hiệu quả. Nhiều ba mẹ cũng chỉ biết phụ thuộc vào nhà trường, mà chưa biết tới mảnh ghép giáo dục gia đình như mẹ Lợi trước đó. May mắn sao mẹ Lợi tham gia được chương trình Can thiệp sớm cho trẻ chậm nói, trẻ rlptk, tđgcy tổ chức vào tháng.... và quyết định tham gia học chuyên sâu để có đủ kiến thức đồng hành cùng con ngay sau đó.. Nếu như ba mẹ đang nghe podcast của Mẹ Việt chưa được tham gia khóa học vì cộng đồng của Mẹ Việt, hãy liên hệ fanpage Mẹ Việt - trẻ chậm nói để được đăng ký tham gia miễn phí nhé. 

Quay trở lại với mẹ Lợi, Mẹ đã bắt đầu can thiệp cho con theo các phương pháp và lộ trình trong Chương trình chuyên sâu đồng hành như thế nào? Mẹ có thể kể lại hành trình của 2 mẹ con để ba mẹ cùng tham khảo.  

Đáp: Dạ lúc đầu cũng mông lung lắm. Nhờ có các cô Mẹ Việt hướng dẫn đồng hành nên mẹ biết được hướng đi. Mẹ dần tự tin hơn biết cách tương tác cùng con chơi cùng con. Con chỉ thích đi chơi chạy nhảy leo trèo mẹ gọi mà con không chịu dừng lại, kiểu chạy bạt mạng. Nhiều khi con té cắm đầu trầy tay trầy chân nhìn con xót lắm ạ mà không biết làm thế nào. Bé thích khám phá và tò mò thấy gì cũng phải sờ phải xem. 

Ngày đầu mẹ mở loa bé dành loa bấm loạn xạ làm rớt loa mọi thứ mỗi nơi luôn cô ạ. Mẹ kiên trì giải thích cái này là để mở nhạc, mở nghe các bạn hát đọc thơ và mẹ cất lên cao. 

Rồi ngày nào cũng chơi bóc dán. Có khi con giả vờ dán sai con này dán sang con kia rồi nhìn mẹ xem mẹ phản ứng thế nào nữa cơ. Yêu lắm! Dần dần nhận thức con tăng lên các hành vi bớt đi không còn đập đầu chạy bạt mạng nữa.

Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho trẻ, Hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé. 

Hỏi: Tốt quá mẹ Lợi, thật vui khi nghe được thông tin con cải thiện hành vi mỗi ngày. Vậy khi áp dụng các phương pháp can thiệp đều đặn cho con tại nhà thì sau bao lâu mẹ bắt đầu thấy được những quả ngọt đầu tiên? Con đã những tiến bộ như thế nào? 

Đáp: Khoảng 4 tháng bé nhận biết được nhiều hơn, nói nhiều hơn, tiến bộ rất nhiều ạ. Kiểu nghe loa đọc sách học thẻ ngấm ngôn ngữ ạ. Giờ con bộc phát nói ra ạ. Như đi ngoài đường thấy xe ô tô thì bảo xe ô tô. Mẹ hỏi màu gì thì trả lời. Thấy rác bảo rác nữa, thấy con chó con mèo thì chỉ và nói. Thấy gì cũng nói ạ. Tuy con nói chưa rõ còn nuốt chữ nhưng cứ luyên thuyên suốt. 

Con vẫn chạy nhảy, leo trèo nhưng mẹ bảo không chạy nhanh nhé té u đầu đấy, là biết và đi từ từ lại. Biết phân biệt xe cảnh sát cứu hỏa cứu thương.

  • Thấy khói là alo cứu hỏa, cháy rồi, xịt nước. 

  • Trộm kìa, alo cảnh sát, bắt trộm, trộm kẹo. 

  • Chạy té đau, alo xe cấp cứu, bị thương rồi.

Lúc chưa phân biệt được nghe tiếng còi toàn bảo xe cảnh sát. Chưa phân biệt được đám mây với khói. Mẹ cho về quê ngồi xe ô tô mà nhìn ra cửa chỉ mây bảo khói kìa, cứu hỏa cứu hỏa suốt đường đi! 

Hỏi: Đáng yêu quá mẹ Lợi! Khi chứng kiến con tiến bộ mỗi ngày hẳn mẹ có rất nhiều cảm xúc. Các ba mẹ rất muốn lắng nghe cảm nhận của mẹ khi mẹ dành thời gian, tâm huyết đồng hành can thiệp cho con và có kết quả. Mẹ chia sẻ một chút về tâm trạng của mình đi ạ. 

Đáp: Dạ thấy con tiến bộ mình vui lắm cô ạ. Chỉ biết cố gắng cố gắng nhiều hơn nữa. Cố gắng thực hành thật tốt những gì mình đã học. Những gì các cô bên Mẹ Việt đã dạy, đã hướng dẫn. Lúc nào mẹ cũng đặt chữ NHẪN lên hàng đầu. Vì con mẹ phải nhẫn nại hơn nữa luôn. Kiên trì hơn nữa. Phải làm đúng - đủ - đều nương theo con như các cô Mẹ Việt hay nói ạ. 

Lúc dạy con là mình đang học lại cách làm mẹ. Đêm nào mẹ cũng ôm con thủ thỉ với con: con là đứa bé ngoan học giỏi, con làm được, con sẽ làm được. Mọi người ai cũng thương con. 

Đúng như vậy, làm mẹ là một hành trình “Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình”. Để giúp con hợp tác thì ba mẹ chỉ cần thay đổi cách tương tác, giao tiếp với con đúng cách. Con thay đổi khi ba mẹ thay đổi. Ba mẹ hãy thay đổi trước, kiên nhẫn quan sát, kiên trì dạy đúng phương pháp thì sẽ thấy con dần thích học và chịu hợp tác cùng ba mẹ. Mẹ Lợi đã nhận ra và thực hành rất tốt, sẵn sàng thay đổi mình nên đã kết nối được với Quân. Nhờ vậy mà bạn Quân tiến bộ nhanh.

Hỏi: Mẹ Lợi ơi, một trong những khó khăn lớn khi đồng hành can thiệp dạy con ở nhà. Đó là con hay lăng xăng, leo trèo, không tập trung, ít hợp tác học tập. Con còn khó ngủ nữa. Mẹ đã áp dụng các kiến thức trong phần học dinh dưỡng khoa học cho bé chậm nói như thế nào để giúp con giảm hành vi?   

Đáp: Dạ bé rất khó uống sữa và bé rất khó ngủ. Đêm nào cũng vật lộn đến khuya. Bé rất khó uống sữa, mẹ đã thử rất nhiều loại: pha sẵn, tự nấu,... Nhưng bé không hợp tác. Bé chỉ uống mỗi sữa trái cây, nhiều đường, không dinh dưỡng, không tốt cho hệ tiêu hóa. Trong buổi học dinh dưỡng mình cũng chia sẻ và các cô hướng dẫn. Nay mình đã tập cho bé uống được sữa, ăn trái cây, uống nước dừa. Bổ sung D3K2, canxi, DHA, kẽm phù hợp cho con. Cho con vận động: leo cầu thang khu vui chơi, công viên. Không cho ăn vặt bánh kẹo,... Dần dần con cải thiện được giấc ngủ. 

Cảm ơn mẹ Lợi đã chia sẻ nha. Ba mẹ lưu ý nhé, với các bạn rlptk, tđgcy thì can thiệp bản thể qua dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Nếu ba mẹ tập trung dạy con mà mà chưa thực hiện đồng bộ can thiệp về dinh dưỡng thì con vẫn sẽ gặp tình trạng lăng xăng, khó tập trung học tập. Đó là lý do trong khoá Chuyên sâu, để can thiệp hiệu quả cho các con Mẹ Việt hướng dẫn ba mẹ toàn diện từ can thiệp dinh dưỡng đến cách can thiệp về giáo dục.

Hỏi: Đồng hành với con hẳn sẽ có rất nhiều câu chuyện đầy cảm xúc. Mẹ có thể kể lại 03 chuyện khiến mẹ ấn tượng nhất được không?

Đáp: Dạ lúc đầu bé không phân biệt được, ai cũng gọi ba. Mẹ chỉnh suốt, sửa suốt mà bé cứ gọi ba. Mẹ muốn bỏ cuộc lắm rồi (muốn gọi gì thì gọi luôn ý). Thế là 1 hôm ba đón bé về. Vào nhà mở cửa không thấy mẹ ngoài phòng khách, thế là chạy vào phòng tìm gọi: mẹ ơi! Mẹ ơi! Ôm mẹ. Thơm mẹ. Vỡ òa hạnh phúc luôn ạ! 

Woa, đúng là rất hạnh phúc khi được nghe con gọi mẹ ơi.

Trong quyển sách củ đang nằm ngủ, khi đọc đến củ gừng có hình ảnh mẹ ốm nằm, bé pha nước gừng cho mẹ uống, mẹ bảo mẹ ốm rồi đấy. Em bé đang chăm sóc mẹ. Một buổi sáng mẹ thức dậy bảo mẹ đau đầu quá, mệt quá! Con quay sang, hai tay ôm bên má mẹ bảo: mẹ ốm rồi! Thương con quá! Vui khi con biết quan tâm mẹ. 

Trí Quân tình cảm quá. Có thể trước đây con cũng muốn bày tỏ cảm xúc nhiều hơn nhưng chưa biết thể hiện thế nào. Qua đọc sách nhận thức của con tăng lên, con học được cách thể hiện tình cảm ha. Thật là ấm áp.

Một hôm mẹ dẫn con đi chợ, lần đầu tiên dẫn con đi ạ. Tới hàng rau, mẹ mua vội để về. Mẹ đang lựa những loại rau mẹ đang cần thì nghe con nói: xà lách, ớt cay, dưa leo, gừng, su su,... Con vừa chỉ vừa nói to kiểu vui sướng ấy! Lần đầu tiên con thấy thực tế con chỉ biết qua quyển bóc dán 17 chủ đề Montessori với các quyển sách mẹ đọc. Con vui lắm! Lúc này mẹ mới nhận ra là : À, mình nên cho con tiếp xúc thực tế cho con đi trải nghiệm nhiều hơn nữa.

Đây chính là Module học tập Hòa mình cùng thiên nhiên mà các cô đã hướng dẫn và khuyến khích các mẹ thực hành nhiều lên ha. Mẹ thấy không, bản chất can thiệp không phải là dạy khô khan. Mà là hiểu để linh hoạt can thiệp trong từng tình huống thực tế cuộc sống. Nên khi học, mẹ hiểu rõ bản chất thì mẹ có thể linh hoạt tự thiết kế bài học can thiệp cho con mọi lúc mọi nơi. Phối hợp nhịp nhàng các phương pháp can thiệp để dạy con hiệu quả. 

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp hàng ngàn ba mẹ can thiệp thành công cho trẻ chậm nói. Đặc biệt là trẻ rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển. Với đặc thù:

– Hướng dẫn ba mẹ áp dụng các phương pháp can thiệp chậm nói khoa học tại nhà.

– Lộ trình chi tiết từng giai đoạn học tập của trẻ.

– Kinh nghiệm đào tạo “cầm tay chỉ việc” giúp ba mẹ nào cũng dạy con tại nhà hiệu quả.

Giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ – nhận thức – hành vi.

Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà. 

Hỏi: Mình được biết mẹ khá là bận rộn. Mẹ vừa đi làm, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc cho 2 con rồi còn can thiệp cho bạn Quân. Mà bạn Quân thì cần được mẹ dành nhiều thời gian. Buổi tối mẹ cũng bận trông Quân lăng xăng ít chịu ngồi yên. Thế nên mẹ ít khi tập trung học zoom trực tiếp được. Trong điều kiện như vậy, mẹ đã sắp xếp học tập thế nào để học tốt và áp dụng dạy con thành công?

Dạ mẹ cố gắng sắp xếp ưu tiên việc học các buổi zoom lên hàng đầu. Hôm nào không học được thì xem các cô học lại. Học đi học lại vướng mắc chỗ nào thì nhắn tin hỏi cô tư vấn ạ. Có thời gian là mở lại các video xem đi xem lại để ghi nhớ kiến thức ghi chép lại đầy đủ để thực hành cùng con. 

Các cô rất tuyên dương tinh thần học tập nghiêm túc của mẹ. Thành quả tiến bộ của Trí Quân chính là phần thưởng xứng đáng nhất cho tinh thần học tập của mẹ. Mẹ dạy ở nhà thì mẹ cũng là cô giáo can thiệp “đặc biệt” của con. Muốn “trò” giỏi thì cô cũng cần nỗ lực để dạy “giỏi” ha ^^

Hỏi: Theo cô được biết thì trước đó, mẹ đã đưa con đi học can thiệp rồi. Vì sao mẹ lại quyết định tự học để can thiệp cho con? Và vì sao mẹ lại chọn Mẹ Việt trong rất nhiều sự lựa chọn? (mẹ chia sẻ giống phần hôm trước mẹ kể cô đó, việc mẹ cân nhắc học MV và học chứng chỉ ở trường sư phạm nha)

Dạ mẹ cũng đã chia sẻ với cô Thương với các mẹ, quả thật mình rất hoang mang lo lắng khi biết con như vậy. Mình bi quan không biết tương lai . con sẽ thế nào? Cuộc đời về sau của con sẽ ra sao? Ai chỉ gì làm nấy. Không có 1 tí kiến thức hay hiểu biết gì về chứng ADHD. Con đi can thiệp thì cứ ốm suốt, có hôm cô giáo lại bận nghỉ. Tính ra con can thiệp không được bao nhiêu, con thì không thấy tiến triển gì. Mà giai đoạn vàng dạy con học nói sắp qua rồi. Chẳng lẽ cứ phụ thuộc vào cô? Sao mình không tự can thiệp cho con, đồng hành cùng con? 

Biết là vậy, nhưng giờ mình học ở đâu trên mạng thì đầy thông tin, không biết cái nào đúng, cái nào không đúng. Gần nhà có trường sư phạm mẫu giáo, có khoa giáo dục đặc biệt, hay mình đăng ký học? Mà học ít nhất cũng 2-3 năm. Năm đầu toàn lý thuyết cơ bản chưa đi chuyên ngành. Con mình đâu có thời gian để chờ. Mà học thì phải tập trung công việc phải thu xếp thế nào? v.v… rất nhiều lý do không như mong muốn của mình. 

Tình cờ mình biết đến MV - cô Thuần với 3 buổi học khai mở. A! Đây rồi! Đúng thứ mình muốn, mình cần, giống như đang chơi vơi giữa biển bỗng dưng được phao cứu sinh vậy cô. Thế là mình đăng ký học lớp chuyên sâu đồng hành cùng con tại nhà.

Các cô cũng thấu hiểu những khó khăn và mong muốn của các mẹ nên Chương trình đồng hành chuyên sâu can thiệp chậm nói chính là được thiết kế dựa theo nhu cầu thực tế của các ba mẹ đấy. Chương trình chuyên sâu chú trọng dạy cho các ba mẹ các phương pháp can thiệp áp dụng tại nhà. Dạy ngay vào những gì ba mẹ cần biết để thực hành dạy con. Trực tiếp cầm tay chỉ việc, sửa lỗi khi ba mẹ dạy sai. Vì thế, trong vòng 6 tháng thôi, các cô đã giúp nhiều ba mẹ và các bé có nhiều tiến bộ vượt trội. Như Trí Quân là trong vòng 4 tháng con đã tốt nghiệp 2 giai đoạn Kích âm - nói từ đơn và Tích lũy từ vựng - nói hơn 50 từ đôi và trả lời các câu hỏi đơn giản ha. Bây giờ con đang học giao tiếp câu trọn vẹn rồi. 

Hỏi: Vậy thì sau 4 tháng đồng hành, mẹ có chia sẻ gì về quá trình Mẹ Việt hỗ trợ mẹ học tập và can thiệp cho con?

Đáp: Dạ mình rất biết ơn Mẹ Việt, cảm ơn cô Thuần và các cô bên MV đã khai mở cho em. Tận tình giúp đỡ hỗ trợ khi nào em vướng mắc điều gì nhắn tin các cô. Các cô giải đáp mọi thắc mắc ngay và luôn giúp mẹ con em có hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn tốt đẹp hơn. 

Cảm ơn mẹ Lợi. Các cô vẫn luôn ở đây, sẵn sàng đồng hành cùng các ba mẹ để can thiệp, giúp các con ngày càng phát triển, cải thiện hành vi, nâng cao nhận thức và giao tiếp như các bạn đồng trang lứa. 

Khoá Chuyên sâu can thiệp cho trẻ chậm nói có những nội dung gì? Ba mẹ đọc kỹ tại: https://www.daycontainha.com/chuyensauchamnoi

Hỏi: Nếu như có một lời nhắn nhủ cùng các ba mẹ? Mẹ sẽ nhắn nhủ điều gì để giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm đồng hành cùng con?

Đáp: Hành trình nào cũng gian nan vất vả, đặc biệt là các con nên các mẹ ơi hãy lạc quan, tích cực, kiên nhẫn. Cố gắng, cố gắng thật nhiều. Cứ tin mình và con sẽ làm được. Có niềm tin là có tất cả. Tương lai của con phụ thuộc vào mình. Mình phải học hỏi trau dồi kiến thức kỹ năng. Trên hành trình đi cùng con các mẹ cứ yên tâm khi có MV và các cô bên MV luôn đồng hành cùng các mẹ và các con. Vì 1 tương lai tươi sáng hơn của con: Cố gắng! Cố gắng! Cố gắng! Kiên trì! Kiên trì! Kiên trì! Cảm ơn cô Thương, các cô bên Mẹ Việt, cảm ơn các mẹ đã lắng nghe.

--------------------------

Lời cảm ơn: 

Rất cảm ơn những chia sẻ rất tâm huyết của mẹ Lợi nhé! Hành trình can thiệp cho con cũng như những bí quyết, kinh nghiệm mà mẹ đã chia sẻ chắc chắn sẽ rất giá trị với nhiều ba mẹ. Mẹ Việt xin chúc mẹ Lợi và gia đình luôn nhiều sức khoẻ và hạnh phúc. Chúc cho Trí Quân sẽ ngày càng nói tốt hơn, tự tin giao tiếp và giao tiếp linh hoạt mẹ Lợi nhé!

Và các ba mẹ đang nghe podcast Mẹ Việt ơi, mẹ Lợi đã nhắn nhủ, ba mẹ đã sẵn sàng chưa? Hãy bắt đầu đồng hành tích cực với con ngay từ hôm nay nhé! Nếu như ba mẹ còn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt để được tư vấn về những phương pháp can thiệp chậm nói áp dụng ngay tại nhà nhé! 

—------------------------------------------------------

P/s: mẹ Lợi ơi trên đây là khung chương trình podcast mình sẽ call trao đổi, chia sẻ cùng độc giả của kênh âm thanh Mẹ Việt. Ngoài khung này ra mẹ có mong muốn chia sẻ thêm điều gì nữa về hành trình chữa chậm nói cho con hoặc mẹ cảm thấy cần thiết cho các ba mẹ khác thì mẹ chủ động bổ sung ý đó vào nhé. Mẹ Việt thực sự biết ơn sự nhiệt tình của mẹ!

Thời gian dự kiến: Tầm 30’ - Mẹ xem thời gian nào phù hợp thì báo mình sắp xếp call nha.