Rời Nhật về Việt Nam, mẹ can thiệp chậm nói cho con thành công

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào:
51 phút đọc

Xin chào ba mẹ, trẻ sinh ra và lớn lên ở môi trường song ngữ có thể gặp vấn đề chậm nói nếu không được kích thích ngôn ngữ đúng cách. Trong hoàn cảnh ở xa quê, xung quanh không có cộng đồng nhiều người Việt để con giao lưu. Trong khi đó ba mẹ chưa dành thời gian và chưa biết cách kích hoạt ngôn ngữ cho con tại nhà. Do đó, ngày càng có nhiều trẻ em Việt ở nước ngoài chậm nói. Không chỉ chậm nói tiếng Việt – ngôn ngữ chính mà ba mẹ nói cùng con ở nhà. Mà chậm nói cả ngôn ngữ bản địa, khiến con khó hòa nhập trong môi trường song ngữ đó. Khi ấy, ba mẹ sẽ phải làm như thế nào để giúp con? 

Ba mẹ có thể nghe podcast gặp gỡ và chia sẻ tại đây

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

Có một gia đình đã quyết định chuyển từ Nhật Bản về Việt Nam để sinh sống. Với mong muốn tìm lại tiếng nói yêu thương cho con, dạy con nói tiếng Việt. Đó là câu chuyện của gia đình mẹ Quỳnh Lan mà Mẹ Việt sẽ chia sẻ cùng ba mẹ hôm nay. Chấp nhận thay đổi công việc và môi trường đã khó khăn. Mẹ lại stress khi về VN mà dạy con không tiến bộ ngay, rồi phải chuyển trường mầm non cho con tới 4 lần. Rồi cho con đi học can thiệp xong lại quyết định nghỉ ngay sau đó 2 tháng… Chuyện gì đã xảy ra kể từ ngày ba mẹ đưa con về VN. Và gia đình mẹ Lan đã giải quyết từng khó khăn đó như thế nào? Ba mẹ cùng theo dõi podcast nhé!

...

Con chậm nói và quyết định về Việt Nam

Xin chào mẹ Lan, trước tiên xin mời mẹ Lan giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé! 

Chào các ba mẹ khán thính giả và các cô Mẹ Việt, mình tên là Nguyễn Thị Quỳnh Lan, bé nhà mình là Trương Vân Anh năm nay 4 tuổi. Hiện gia đình mình đang ở TP.HCM, Quận Gò Vấp.

Cảm ơn những chia sẻ thông tin của mẹ Lan. Mẹ có thể kể một chút về quãng thời gian gia đình mình sống bên Nhật không? Khi nào thì ba mẹ phát hiện ra con chậm nói. Lúc đó tâm trạng, cảm xúc của ba mẹ như thế nào?? 

Vâng ạ, khi còn ở bên Nhật, con đi học lúc 18 tháng, cả trường có 20 học sinh. Lớp của bé có khoảng 5 bạn. Con ít tham gia các hoạt động và chơi cùng các bạn, do khác biệt ngôn ngữ. Ba mẹ do đi làm về bận rộn cũng ít giao tiếp cùng con, ít đưa con đi chơi. Hầu như là ba mẹ không có dạy nói cho bé, bé chủ yếu xem và tự học trên youtube. 

Quyết định chuyển cả gia đình về Vn sinh sống sau khi phát hiện con chậm nói là một quyết định rất lớn lao. Mẹ Lan có thể chia sẻ tại sao ba mẹ lại quyết liệt trong việc hành động thay đổi môi trường cho con như vậy ko ạ? 

Sau một thời gian con chậm nói thì 2 vợ chồng mình cũng sốt ruột khi đã hỗ trợ cho con nhiều, thử nhiều cách mà con vẫn chưa nói được. Môi trường bên Nhật khá là yên tĩnh, không có nhiều bạn bè, không có nhiều cơ hội cho con học nói. Mình nghĩ rằng môi trường ở Việt Nam đông đúc nhiều bé sẽ dễ hòa nhập và học nói tốt hơn. Người Việt Nam cũng gần gũi hơn, dễ chia sẻ sẽ giúp con học nói nhanh hơn. Đặc biệt bé thích ăn các món cơm canh của Việt Nam, ở Nhật thì bé đi học không chịu ăn thức ăn ở trường. Do đó, 2 vợ chồng đã quyết định về Việt Nam để con có môi trường tốt nhất con học nói. 

Vâng các ba mẹ ạ, trẻ bắt đầu học nói từ việc NGHE. Vậy nên với trẻ chậm nói, việc đầu tiên cần làm là cho trẻ nghe âm thanh, nghe ngôn ngữ thật nhiều để kích thích con học nói. Bao gồm cả việc ba mẹ tương tác nói chuyện với con. Và cả cho con sống trong môi trường mà mọi người thường xuyên trao đổi trò chuyện với nhau. 

Con làm quen môi trường sống mới

Trong quá trình Mẹ Việt hỗ trợ cho các ba mẹ Việt sinh sống ở nước ngoài cũng có rất nhiều gia đình có hoàn cảnh tương tự. Ba mẹ thường phân vân hỏi các cô là, em có nên đưa con về Việt Nam để tạo điều kiện học nói tốt hơn cho bé không? Nếu có chung thắc mắc đó thì ba mẹ hãy lắng nghe tiếp câu chuyện của gia đình mẹ Lan nhé. 

Vậy mẹ Lan có thể chia sẻ hiệu quả thực tế sau khi về Việt Nam như thế nào không? Bé có hợp tác hơn không? Môi trường Việt Nam có giúp con phát triển ngôn ngữ tốt ngay không hay ngược lại? 

Vâng, thật ra thì thời gian đầu không hẳn là thuận lợi vì con bị sốc môi trường. Đang ở Nhật Bản môi trường yên tĩnh thì chuyển về Việt Nam, đông quá, ồn ào nhiều tiếng động nên bé sợ lắm. Bé không hợp tác phải mất đến khoảng ba bốn tháng. Thời gian đó ba mẹ đưa bé đi ra ngoài nhiều, nói chuyện nhiều và chơi cùng con bé mới bắt đầu hợp tác. Nhưng hiện tại thì con hoàn toàn tốt. Phải mất 6 tháng con bắt đầu nói tốt tiếng việt, đi học chơi cùng các bạn, vui vẻ hòa đồng. Con hiện tại là thích đi học không thích ở nhà. Đi siêu thị hay đi chơi con không sợ ồn ào nữa. Nếu được, mình nghĩ các ba mẹ sinh sống ở nước ngoài có điều kiện nên đưa con về Việt Nam. Có ông bà, mọi người đặc biệt có nhiều bạn bè của bé đồng trang lứa. Đây chính là môi trường nhanh nhất để con hòa nhập.

Tuyệt vời quá mẹ Lan. Mặc dù giai đoạn đầu con mất một khoảng thời gian làm quen với môi trường mới. Nhưng sau khi hòa nhập thì con bắt đầu có nhiều tiến bộ tích cực. Điều đó cho thấy quyết định của bố mẹ là đúng và tốt cho con ha. Cảm ơn chia sẻ từ trải nghiệm thực tế của mẹ Lan. Đến đây mình cũng xin ít phút để chia sẻ thêm vs ba mẹ. Tránh trường hợp các mẹ đang cho con sinh sống ở nước ngoài không cho con về Việt Nam để có môi trường học nói tiếng Việt tốt nhất được. Cũng không quá hoang mang. Thực tế Mẹ Việt đã và đang hỗ trợ rất nhiều ba mẹ sinh sống ở nước ngoài. Con cũng chậm nói do môi trường song ngữ. Tuy nhiên ba mẹ vẫn có thể dạy con học nói tốt nếu được học đầy đủ phương pháp của các cô team Mẹ Việt. Hàng tháng từng chuyến hàng chở giáo cụ học nói của Mẹ Việt vẫn đều đặn gửi tới Mỹ, Nhật, Singapore, Séc, Hàn Quốc,… và nhiều nước khác. Để hỗ trợ cho các con học chuẩn phương pháp học nói của Mẹ Việt đấy ạ.

Mẹ quyết định tự học can thiệp cho con

Như vậy, quay trở lại với câu chuyện của mẹ Lan, sau khi về Việt Nam thì cơ duyên nào mẹ biết đến Mẹ Việt? Và vì sao mẹ quyết định tham gia vào Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói cho con? 

Em lên facebook tình cờ xem thấy các cô Mẹ Việt đang livestream chia sẻ kiến thức dạy con học nói. Em vô nghe và thấy cô chia sẻ kỹ về các vấn đề em đang gặp phải. Nên em quyết định tham gia khóa học vì em đã đưa con đi học can thiệp ở ngoài vừa tốn tiền vừa không hiệu quả. Nên em thấy tại sao mình không can thiệp cho con? Vì tình yêu thương ba mẹ sẽ giúp con phát triển nhanh nhất. Thà mình bỏ ra 6 tháng tới 1 năm để cùng con vượt qua sẽ nhanh và đỡ tốn nhiều chi phí hơn cho con đi học can thiệp. Qua đó mình cũng kết nối lại sợi dây gắn kết giữa mẹ và con. Và chỉ có mẹ có thời gian nhiều bên con và can thiệp mọi lúc mọi nơi.

Ôi, Vân Anh thật sự rất may mắn vì mẹ đã hiểu được yếu tố quyết định thành công của can thiệp sớm mà các cô Mẹ Việt đã dày công chia sẻ mỗi ngày. Đó chính là gia đình mới là môi trường can thiệp hiệu quả cho con nhất. Ba mẹ chính là những thầy cô giáo có nhiều thời gian, tâm huyết và cơ hội để giúp con can thiệp hiệu quả nhất. 

Gian nan khi con chưa hợp tác 

Bản thân mẹ Lan đã trải qua hành trình này. Những ngày tháng đầu tiên khi bắt đầu can thiệp chậm nói tích cực không hề dễ dàng gì mẹ nhỉ. Khi mới bắt đầu dạy con theo lộ trình thì mẹ đã gặp những khó khăn gì?

Lúc đầu con chưa hợp tác đâu cô ạ. Nhưng mẹ hiểu phương pháp, mẹ hiểu được là con cần có thời gian ngấm ngôn ngữ. Nên mình kiên trì dạy con nói chuyện, chơi cùng con. Cho con nghe loa và hát cùng con đưa con đi chơi. Ba mẹ thay phiên nhau cùng học cùng chơi không có để con một mình. Ban đầu chưa biết chơi và hỏi con như thế nào thì em hay nhắn tin và nói chuyện với các cô Mẹ Việt. Các cô luôn nhiệt tình phản hồi và hướng dẫn em rất chi tiết. Mẹ chỉ cần áp dụng theo là được.

Một trong những quyền lợi của ba mẹ khi tham gia vào Khóa Chuyên sâu đó là: Ba mẹ được đồng hành trực tiếp với các cô Mẹ Việt trong suốt quá trình dạy con. Luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc từ chuyên môn dạy con học nói cho đến các vấn đề học tập khác. Mẹ Lan ơi, Ngoài những thách thức từ việc dạy con tại nhà ra, mẹ còn gặp những thách thức nào nữa không?

Vâng ạ, nhiều lắm cô ạ. Nhất là trong thời gian đầu, ba mẹ tìm trường cho con gian nan lắm cô ạ. Đầu tiên là con đi học ở trường khóc và không chịu. Trường này đi được 1 tuần. Mẹ phải sáng đưa đi, trưa đón về nên hầu như mẹ không làm được gì khác. Sau đó em đổi sang trường khác cho con do con không thích đông và các bạn khóc quá nhiều. Trường thứ 2 cũng tạm ổn, con học một thời gian nhưng mẹ thấy cũng chưa phải là môi trường tốt lắm. Vì đi học con vẫn còn khóc và không thấy vui vẻ gì.  

Rồi đến những tình huống rất nhỏ như: Bình thường em chở con đi học về bằng đường này mà hôm nay chở con đi đường khác con cũng khóc không chịu. Hay đi học về em hay cho con đi dạo. Hôm trời mưa con cứ 1 2 đòi đi dạo, mẹ dỗ kiểu gì cũng không chịu nín. Những lúc như thế em rất stress, vì mình không biết con muốn gì, nên làm gì với con. Em lại nhắn tin hỏi các cô. Em hỏi các cô rất nhiều. Mỗi lần các cô giải thích em lại hiểu hơn về con.

Ba mẹ thường thấy con hay ăn vạ, con ngang bướng. Nhưng trong nhiều trường hợp là chính vì ba mẹ chưa hiểu con. Trong khóa học Chuyên sâu, Mẹ Việt giúp ba mẹ hiểu vấn đề từ gốc. Nhờ được thấu hiểu và tương tác đúng cách nên con sẽ ngoan hơn. Việc dạy con cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

Hoang mang khi bác sĩ kết luận con cần theo dõi rối loạn phổ tự kỷ

Và còn cả chuyện đi khám cũng làm mẹ một phen xuống tinh thần nữa mẹ nhỉ. Mình nhớ là thời điểm mẹ đăng ký khóa học thì vì dịch covid nên chưa đặt lịch khám cho con được. Vậy là học 2 tháng thì mẹ đưa con đi khám. Bác sĩ đã chẩn đoán như thế nào về tình trạng chậm nói của con vậy mẹ Lan?

Lúc ấy là con mới về Việt Nam tầm 4 tháng cô ạ. Cho con làm bài test xong bác sĩ nói con rối loạn phát triển lan tỏa. Vì con có các dấu hiệu kém tương tác xã hội, kém ngôn ngữ. Bác khuyên mẹ nên cho con đi học can thiệp 1-1. Mẹ cũng có hỏi các cô Mẹ Việt và được các cô tư vấn là trường hợp của con thì không cần đi can thiệp. Mà mẹ nghĩ các cô can thiệp cũng dạy con thông qua chơi như thế thôi. Nếu vậy thì mẹ học và chơi với con ở nhà, vừa chơi vừa dạy con cũng được mà. Vì con cũng đang hợp tác tốt và tiến bộ.  

Vâng, mình xin phép giải thích một chút để các ba mẹ dễ hiểu. Trẻ rlptk có các khiếm khuyết về tương tác xã hội, kém ngôn ngữ phát triển, rối loạn cảm giác, hành vi rập khuôn, quản lý cảm xúc kém. Đối với các bé sinh sống ở môi trường song ngữ thì các con lại có thêm rào cản về ngôn ngữ. Con không hiểu câu hỏi hay lạ môi trường cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Thêm vào đó, các bé ít được ba mẹ tương tác cũng sẽ có một số dấu hiệu tự kỷ giả dễ gây hiểu nhầm. Vậy nên khi đưa con đi khám, ba mẹ nên trình bày rõ về hoàn cảnh sống của con trước đây để các bác sĩ có nhiều thông tin đánh giá nhé!

Trường hợp của Vân Anh thì các cô theo dõi các biểu hiện của con từ khi con bắt đầu học. Nên các cô thấy khả năng cao là con chậm nói đơn thuần thôi. Con cũng đang tiến bộ nhanh theo năng lực của con, mẹ đang tương tác tốt. Vậy nên con không cần thiết đi học can thiệp. Vì hiệu quả của việc can thiệp lúc này sẽ có nhưng không nhiều bằng mẹ tự can thiệp đều cho con hàng ngày. Tùy vào tình trạng chậm nói của từng bé mà các cô sẽ tư vấn các giải pháp phù hợp cho ba mẹ. 

Cuối cùng thì con cũng bắt đầu nói

Rất nhiều những thử thách liên tiếp xảy đến trong 3 tháng đầu mẹ Lan nhỉ. Cùng đồng hành với mẹ suốt quãng thời gian đó, Mẹ Việt thật vui khi được được mẹ tin tưởng chia sẻ, nhờ tư vấn cách giải quyết. Và chứng kiến mẹ Lan từng bước từng bước vượt qua những thử thách. Vậy rồi sau bao lâu Vân Anh bắt đầu có tiến bộ mẹ ha? Con đã bắt đầu nói như thế nào?

Con bắt đầu nói Tiếng Việt từ tháng thứ 4 cô ạ. Thực ra là từ tháng thứ 3 con nghe loa được một thời gian thì bắt đầu hát theo giai điệu. Mẹ cũng tương tác cùng thì dần dần con hát theo vài từ cuối câu. Nhưng thích thì mới hát cô ạ. Lúc đầu thi thoảng con mới hát. Mẹ mớm con mới hát cùng. Nhưng có một lần em đưa con về quê chơi. Con lần đầu tiên được chơi cùng con chó, con mèo nên thích lắm. Thấy con chó con là hát bài hát có chú chó con. Thấy con mèo tự hát bài con mèo. Thấy con gà là hát bài con gà. Con đã có những dấu hiệu tiến bộ như thế. Rồi bước sang tháng thứ 4 là con dần chủ động nói được nhiều từ đơn rồi đến từ đôi cô ạ.

Wow, như vậy là con đã thực sự có một sự bứt phá nhanh về phát triển ngôn ngữ đấy mẹ Lan. Trước đó thì mẹ Lan đã thử nhiều cách, kể cả thời gian ở bên Nhật đã tự tìm cách dạy con học nói rồi mà chưa hiệu quả. Về Vn cho con đi học can thiệp ngay cũng chưa có được sự tiến bộ. Cho đến khi mẹ Lan tham gia vào khóa chuyên sâu can thiệp chậm nói của Mẹ Việt, được các cô đồng hành chỉ dẫn từng ngày thì con đã có những tiến bộ vượt bậc. Vậy mẹ Lan có thể chia sẻ cho các ba mẹ khán thính giả cùng biết, sự khác biệt nào trong phương pháp của Mẹ Việt đã giúp mẹ dạy con tiến bộ như vậy?

Phương pháp phát triển ngôn ngữ giúp con học nói tự nhiên

Trước đây khi chưa biết đến các phương pháp chuẩn của Mẹ Việt dạy con học nói tự nhiên, mẹ dạy con có hợp tác không? Cảm xúc của mẹ lúc đó như thế nào? Và khi được Mẹ Việt hướng dẫn phương pháp phát triển ngôn ngữ cho con một cách tự nhiên mẹ thấy như thế nào?

Em thấy để dạy con hiệu quả, mình phải chơi cùng con trước. Mình phải là người bạn của con trước rồi từ từ dạy con từ vựng trong khi chơi. Phải yêu con trước, hướng dẫn từ từ. Vì mình biết mình đã làm sai một thời gian dài dẫn đến hậu quả là con chậm nói. Thì dù mình rất muốn con tiến bộ nhanh nhưng cũng không được. Mình cần kiên nhẫn đợi con phát triển. Vậy nên khi chơi cùng con, em không ép con, nếu con không thích thì mình chơi trò khác. Em thấy phương pháp của Mẹ Việt rất gần gũi và giúp em hiểu con hơn. Giúp em làm chủ được cảm xúc và học hỏi nhiều hơn và chơi với con một cách tự nhiên nhất. 

Như vậy thì khi không ép con học nói, thay vào đó, mẹ tập trung vào dạy con, cung cấp từ vựng qua nghe loa, đọc sách, giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, chơi với con, cùng con hòa mình với thiên nhiên. Mẹ thấy con phát triển ngôn ngữ như thế nào?

Bước đầu con phát triển chậm nhưng từ từ khi con nghe đủ nhiều đủ ngấm con có từ vựng con sẽ bật âm. Thời gian đợi con bật âm thì hơi lâu nhưng khi con đã bật âm được rồi thì con tiến bộ nhanh và đều đặn ạ. Con tăng nhiều từ mới hàng tuần, chủ động giao tiếp, chủ động bày tỏ với mẹ khi con muốn học từ mới. Vậy nên hiện tại em hoàn toàn tin tưởng con sẽ nhanh chóng phát triển ngôn ngữ theo kịp độ tuổi và con sẽ nói tốt.

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp nhiều trẻ chậm nói đơn thuần bật âm ngay trong tháng đầu tiên. Con phát triển ngôn ngữ nhanh, trong vòng 6 tháng bắt kịp tốc độ phát triển của các bạn đồng trang lứa. Con nói được câu dài 9-10 từ ngay trong 3-4 tháng. Sau khóa học, trẻ chủ động giao tiếp, biết kể chuyện, diễn đạt đa dạng các nhu cầu. Trẻ biết nhiều, thông minh ngôn ngữ, lập luận tốt, phát triển ngôn ngữ tốt sau khóa học. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà.

Đúng vậy mẹ Lan. Những tiến bộ của con cho thấy ba mẹ đang đi rất đúng hướng. Do đó, mẹ hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng con sẽ nói tốt. 3 tháng đầu tiên khá nhiều sự kiện mẹ ha. Vậy 3 tháng tiếp theo đã “thuận buồm xuôi gió” chưa mẹ Lan nhỉ? 

Vất vả tìm trường cho con

Chưa đâu cô ạ. Chuyện học nói tại nhà của con thì ổn. Con cứ tiến bộ đều hàng tuần. Nhưng con đi học ở trường thì còn dài tập lắm. Lúc con học ở trường thứ 2 thì có hôm cô Hiệu trưởng gọi em lên, trao đổi riêng với mẹ về việc học của Vân Anh. Cô bảo là con nhận thức kém, mẹ nên cho con học lùi lại 1 lớp để học với các bé nhỏ hơn. Nghe cô ấy nói xong về buồn mất mấy ngày rồi mẹ lại gọi cho các cô Mẹ Việt tâm sự mới lấy lại tinh thần được.

Ok, thời điểm đó cô Hiệu trưởng nhận xét như vậy thì lo lắng lắm đúng không mẹ. Giải thích một chút để ba mẹ hiểu. Đúng là tại thời điểm cô Hiệu trưởng nói thì Vân Anh đang kém nhiều so với các bạn. Nhưng không có nghĩa là sau 6 tháng con vẫn chậm như thế. Vì trước đây mình chưa dạy con nhiều, lại còn có bất đồng ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong lộ trình Mẹ Việt đã thiết kế để giúp con phát triển toàn diện. Không chỉ về ngôn ngữ mà còn tư duy, nhận thức, các kỹ năng vận động tinh, vận động thô,… Mẹ chỉ cần tập trung thực hiện đầy đủ theo lộ trình thì trong vòng 6 tháng. Bé chậm đơn thuần hoàn toàn bắt kịp phát triển của các bạn đồng trang lứa. Do đó, việc cho con học lùi 1 năm là không cần thiết và cũng không tốt cho con. Ba mẹ có con chậm nói muốn trong vòng 6 tháng để con bứt phá về ngôn ngữ, nhận thức hãy liên hệ với Mẹ Việt để được tư vấn về lộ trình can thiệp tích cực nhé!

Quay trở lại với mẹ Lan, sau đó mẹ cũng quyết định cho con nghỉ trường này để đi học trường khác phải không mẹ? 

Vâng cô, thấy cháu như thế thì bà ngoại bảo nên cho con đi học trường Sơ. Ba mẹ biết rồi đấy, trường Sơ ở HCM thì khá nổi tiếng. Bao nhiêu gia đình cố gắng xin cho con vào học mà không được. Nên khi xin được thì cả nhà mừng lắm. Nhưng trường sơ đông bé 1 lớp 50 bé mà 2 sơ. Nên bé nhà em khó với lại đông quá con sợ. Các cô Mẹ Việt lại tư vấn cho em nói hãy nên chọn nơi mà con thích con có thể hòa nhập được. Đừng bắt con theo mình hãy để con đi học mà con cảm thấy vui vẻ khi đến lớp. Vậy nên sau một thời gian đắn đo, đắn đo là vì xin vào trường Sơ khó lắm đó cô. Nghỉ thì cũng hơi tiếc. Nhưng đó không phải là môi trường tốt cho con thì cũng phải chấp nhận. Phải đến ngôi trường thứ 4 này thì con rất thích, đi học hợp tác lắm. Con rất quý cô, quý lớp nên đi học còn không muốn về nhà luôn cô ạ. Giờ thì mẹ yên tâm và hiểu rõ rằng: Không nhất thiết cứ phải chọn trường tốt nhất. hãy chọn trường phù hợp với con.

Chính xác mẹ Lan! Trường tốt nhất chính là ngôi trường phù hợp nhất với con. Nhiều ba mẹ hay đứng núi này trông núi nọ, muốn con được vào các trường tốt, trường điểm. Mà ít quan tâm con có phù hợp hay không. Dù trường có tốt đến đâu nhưng con không hòa nhập được. Đi học con không thấy vui, không thấy quý cô thì đó không phải là môi trường nuôi dưỡng con tốt được. Ba mẹ lưu ý nhé, mặc dù trường mới, phương pháp giáo dục tốt, cơ sở vật chất đầy đủ đều là những tiêu chí để chọn trường cho con. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tìm được cô giáo có tâm, yêu thương con, quan tâm con. Với tình yêu thương trẻ, cô sẽ luôn biết cách hỗ trợ con tốt nhất.

Hành trình đồng hành cùng con học nói và hòa nhập môi trường mới của gia đình mẹ Lan thực sự gặp nhiều trắc trở. Và Mẹ Việt nghĩ rằng cũng có nhiều ba mẹ có con chậm nói khác cũng đang đau đầu những vấn đề này. Nhưng rất may là mẹ Lan đã học khóa chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt, mẹ có kiến thức, biết cách quan sát con. Từ đó, đưa ra những quyết định tốt nhất cho con. Vậy đến hiện tại Vân Anh đã tiến bộ như thế nào rồi mẹ? 

Đáp: Dạ gần đây em rất vui vì con thích đi học. con vui chơi với các bạn và những cái sợ trước đây của con hoàn toàn biến mất, con tự tin là chính mình. Mặc dù phải thay đổi trường nhiều nhưng mẹ vẫn duy trì can thiệp đều đặn cho con hàng ngày theo lộ trình. Nên đến hiện tại con nghe loa và có thể hát theo các bài hát thiếu nhi, đọc vuốt đuôi được một số bài thơ.

Đọc sách thì con từ không thích sách giờ rất chịu khó đọc sách. Nhờ đọc sách mà con thay đổi nhiều. Như trước đây con uống thuốc rất khó, không chịu uống thuốc. Nhưng từ ngày mẹ đọc sách quyển nếu ốm mà không uống thuốc thì sao thì con hiểu và uống thuốc dễ dàng rồi. Đến hiện tại thì con đã nói được nhiều những câu ngắn 3-4 từ rồi, con chủ động nói ra nhu cầu và giao tiếp với mọi người xung quanh.

Người bạn đồng hành cùng ba mẹ can thiệp cho con tại nhà

Các cô Mẹ Việt không chỉ đồng hành cùng mẹ dạy con học nói tại nhà. Mà còn luôn nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ mẹ trên cả những phương diện khác nữa. Những lúc gặp khó khăn, bế tắc, có Mẹ Việt luôn hỗ trợ mình nhiệt tình, cảm xúc của mẹ như thế nào?

Em nhắn tin hỏi thắc mắc cô luôn hướng dẫn tận tình, Mẹ Việt không những là cô mà còn là người bạn đồng hành chia sẻ những khó khăn mà em cũng như các mẹ khác gặp phải. Nhờ vậy em cảm thấy vững tin vào con, vào hành trình can thiệp. Những lúc khó khăn được các cô chia sẻ em cũng thoải mái tinh thần hơn nhiều ạ.

Vâng, rất vui vì Mẹ Việt hỗ trợ cho mẹ được nhiều. Đến hiện tại khóa học đã kết thúc. Mẹ đã tự tin tự mình dạy con học nói, phát triển ngôn ngữ cho con tại nhà chưa?

Em đã tự tin rồi ạ. Bây giờ là được 7 tháng kể từ khi bắt đầu khóa học. Con đã nói được nhiều, đếm số, bảng chữ cái, con vật , màu sắc, động vật trái cây và bộ phận cơ thể. gọi tên cô giáo, muốn gì có thể nói lên được rồi a.

Bản thân mẹ Lan đã tham gia khóa học thì mẹ có sẵn sàng giới thiệu khóa học Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt đến các ba mẹ khác không? Vì sao? Điều gì trong khóa học khiến mẹ tâm đắc nhất? 

Em sẵn sàng, giúp người khác biết thêm đến Mẹ Việt em rất vui. Vì khóa học sẽ giúp cho các ba mẹ không mất thời gian loay hoay với con. Có phương pháp, lộ trình cụ thể, các mẹ chỉ cần bắt tay vào hành động và trao đổi thường xuyên với các cô là sẽ nhanh hiệu quả. Em mong muốn ba mẹ hiểu rõ sự kết nối gia đình là vô cùng quan trọng. Đây chính là bí quyết để giúp con nhanh nói, tiến bộ nhanh. Hãy dành thời gian cho con. Vì chỉ có ba mẹ mới giúp con phát triển tốt và nhanh nhất. Điều em tâm đắc nhất là mình muốn hiểu con trước hết hãy làm bạn và chơi cùng con.

Lời kết

Chân thành cảm ơn mẹ Quỳnh Lan đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt để góp phần truyền cảm hứng cho nhiều ba mẹ thêm tự tin chữa chậm nói cho con tại nhà. Chúc gia đình mẹ Lan nhiều sức khỏe và hạnh phúc <3 

Cảm ơn các ba mẹ đã theo dõi podcast Mẹ Việt hàng tuần. Hy vọng những chia sẻ của mẹ Quỳnh Lan đã giúp ba mẹ hình dung được hành trình can thiệp cho con tại nhà. Đặc biệt là các mẹ đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài có đặc điểm phát triển ngôn ngữ riêng. Ba mẹ cần hiểu rõ về những vấn đề, khó khăn của con để can thiệp ngôn ngữ, giúp con học nói hiệu quả nhất! Mẹ Việt rất vui khi ngày càng có nhiều ba mẹ sinh sống tại nước ngoài biết đến khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt. Nhờ đó, nhiều ba mẹ không cần đưa con về Việt Nam vẫn có thể can thiệp thành công, giúp con nói lưu loát. Ba mẹ cần hỗ trợ hãy liên hệ fanpage Mẹ Việt để được tư vấn nhé!