Trẻ tự kỷ sống được bao lâu? Ba mẹ phải làm gì để giúp con?

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 8 Th12 2022
21 phút đọc

Trẻ tự kỷ sống được bao lâu? Con đã lớn nhưng vẫn chưa biết tự xúc ăn, biếng ăn, không thể tự đi vệ sinh,…Tự kỷ là hội chứng theo con suốt cả cuộc đời. Có hơn 90% trẻ tự kỷ lớn lên không thể sống tách rời gia đình. Bởi vì trẻ không thể tự sinh hoạt cơ bản, nấu ăn, chăm sóc bản thân. Càng khó có thể tự kiếm sống nuôi bản thân mình. Trẻ lại hay đau ốm, dễ mắc nhiều bệnh từ tim mạch, động kinh,… cho đến tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,… Vì thế khi nghĩ đến tương lai của con nhiều mẹ đã không kìm nén được cảm xúc mà bật khóc. Tương lai của con sẽ đi về đâu khi không có ba mẹ cạnh bên. Và ba mẹ phải làm gì để giúp con???

Bài viết nằm trong Series về Trẻ tự kỷ của Mẹ Việt nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng về Hội chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ. Đặc biệt dành cho các ba mẹ để thấu hiểu và có kiến thức, kỹ năng đồng hành cùng con đúng cách tại nhà. Mang lại cho Trẻ tự kỷ cơ hội can thiệp sớm hiệu quả và hòa nhập tốt với xã hội, cộng đồng. Ba mẹ tham gia vào cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ chậm nói. Để nhận các hướng dẫn từ các chuyên gia, giúp can thiệp sớm tại nhà cho trẻ hiệu quả. THAM GIA NGAY!

Trẻ tự kỷ sống được bao lâu

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Karolinska, Thụy Điển. Khi theo dõi hơn 27000 người tự kỷ tại quốc gia này từ năm 1987 đến 2009, họ đã khảo sát được: Người tự kỷ có tuổi thọ trung bình thấp hơn người bình thường tới 16 năm. Cụ thể:

  • Tuổi thọ trung bình của dân số nói chung là 70 tuổi. Tuổi thọ trung bình ở nhóm người tự kỷ trưởng thành là 54 tuổi. 

  • Riêng người tự kỷ trưởng thành kèm khuyết tật về nhận thức, tuổi thọ chỉ dưới 40 tuổi. 

BlockNote image

Nguyên nhân tuổi thọ thấp thường liên quan tới tim mạch, tự tử và động kinh. Người tự kỷ thường xuyên phải đối mặt với bắt nạt, phân biệt đối xử của xã hội. Những cảm giác lo lắng, căng thẳng, trầm cảm thường trực với người tự kỷ trưởng thành. Các bệnh liên quan như tim mạch, rối loạn tự miễn, động kinh, hen suyễn… Hoặc nguy cơ tai nạn, chịu sự kỳ thị xa lánh của mọi người xung quanh,… Đây chính là áp lực nặng nề lên sức khỏe và tuổi thọ của người tự kỷ trưởng thành.

Những con số ước chừng này có thể giúp ba mẹ dự đoán trẻ tự kỷ sống được bao lâu. Vậy thì trẻ sẽ như thế nào khi lớn lên? Các dấu hiệu hành vi của trẻ sẽ tăng nặng hay thuyên giảm? Ba mẹ cùng tham khảo phần tiếp theo.

Ba mẹ tham khảo thêm:

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ? Những dấu hiệu giúp ba mẹ phân biệt

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ 2 tuổi giúp ba mẹ phát hiện sớm

Vấn đề tự kỷ khi trẻ trưởng thành

Thực sự hiện tại có rất ít nghiên cứu theo sát trẻ tự kỷ cho tới khi trưởng thành và già đi. Nhưng một số nghiên cứu hiếm hoi đã cho thấy:

  • Các triệu chứng và hành vi sẽ được cải thiện tích cực khi trẻ lớn lên và già đi. Cải thiện nhiều nhất là những trẻ không bị chậm phát triển trí tuệ và có ngôn ngữ nhất định.

  • Một nhóm khiêm tốn trung bình không có sự thay đổi.

  • Một nhóm nhỏ, đặc biệt trẻ tự kỷ chậm phát triển trí tuệ có hành vi tồi tệ hơn.

Trong một nghiên cứu khác nghiên cứu những trẻ thuộc dạng tự kỷ không điển hình. Có nghĩa là trẻ có khả năng nhận thức ở mức độ bình thường. Và không được chẩn đoán lúc còn nhỏ mà mãi cho đến lớn và già đi mới biểu hiện rõ tự kỷ. Kết quả lại cho thấy:

  • Khi tuổi tác tăng lên thì mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng tăng theo.

  • Người tự kỷ trưởng thành dễ rút ra các quy tắc từ những tình huống hoặc công việc ưa thích hơn người trẻ. Họ thường thực hiện một công việc theo lối mòn, rập khuôn…

  • Các vấn đề tâm lý xấu đi, dễ bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử của xã hội. Dẫn đến họ dễ trầm cảm, lo âu, hay quên.

Nguyên nhân là bởi vì ba mẹ chưa nhận thức đúng về vấn đề của con. Vô tình bỏ lỡ thời gian vàng can thiệp sớm cho trẻ lúc còn nhỏ. Đến khi trưởng thành thì việc can thiệp trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Hiệu quả đạt được cũng rất thấp. 

Đọc nhiều nhất: Bài test dành cho trẻ có nguy cơ tự kỷ

Liên hệ Mẹ Việt để làm bài test cho con: Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho con tại nhà

Ba mẹ phải làm gì để giúp con

Để giúp con có thể dễ dàng hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn, ba mẹ cần lưu ý:

Xây dựng cho con các thói quen chăm sóc sức khỏe

Hệ miễn dịch của trẻ tự kỷ thường kém hơn so với các bạn. Một trong những nguyên nhân là vì con ăn uống kém đa dạng. Dẫn đến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, vi chất. Hệ miễn dịch của trẻ kém, dễ bị nhiễm virus, nhiễm trùng và ốm lâu khỏi.

BlockNote image

Có đến 9/10 trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong ăn uống, biếng ăn, ăn thô kém. Việc giúp con thay đổi cũng rất vất vả vì con không chịu hợp tác. Nếu ba mẹ không ý thức được tầm quan trọng trong dạy con ăn đa dạng, luyện tập ăn thô. Và kiên trì luyện tập cho con cho đến lúc thành công. Thay vào đó, ba mẹ chiều theo con, chỉ cho con ăn theo món mình thích. Thì kết quả sẽ là cơ thể trẻ bị thiếu chất, thiếu chất kéo dài, sức đề kháng kém. 

Vì thế, trước tiên, ba mẹ cần quan tâm thiết lập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Ăn đúng bữa, ăn đủ chất, đa dạng các món ăn. Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt. Bổ sung các vi chất thiết yếu cho con như vitamin D3, kẽm, vitamin A, vitamin C đúng cách. Điều này sẽ giúp con có được sức khỏe tốt.

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng uy tín trên Shop Mẹ Việt – Ba mẹ cần hỗ trợ nhanh có thể nhắn tin qua Zalo Mẹ Việt: 035 227 5339

Can thiệp sớm cho con, càng sớm càng tốt

Can thiệp càng sớm tỷ lệ thành công càng cao. Có đến 80% trẻ tự kỷ được can thiệp sớm dưới 3 tuổi thành công. Trẻ có thể dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, xã hội, đến trường học tập cùng bạn bè. 

Can thiệp sớm giúp trẻ:

  • Trang bị các kỹ năng tự phục vụ để tự chăm sóc tốt cho bản thân.

  • Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập hiệu quả.

  • Nâng cao nhận thức, trẻ quan tâm và có hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ đó, điều chỉnh các hành vi phù hợp. 

  • Cải thiện chức năng ngôn ngữ để trẻ nói, giao tiếp được với mọi người.

  • Điều hòa các rối loạn cảm giác nhờ đó trẻ hạn chế các hành vi bất thường.

BlockNote image

Không phải ở độ tuổi nào cũng có thể can thiệp thành công cho con, ba mẹ ạ. Thời gian vàng để can thiệp cho trẻ là dưới 3 tuổi. Sau 3 tuổi, cơ hội trẻ can thiệp thành công, hòa nhập vào xã hội chỉ còn 50%. Sau 6 tuổi, tỷ lệ hòa nhập của trẻ chỉ còn 30%.

Trẻ nhận thức càng nhiều và hòa nhập tốt sẽ giảm thiểu được các lo lắng, căng thẳng. Hạn chế các trường hợp trẻ bị lo âu, trầm cảm,… 

GIẢI PHÁP CHO CHA MẸ:

Dạy cho con nhận thức về nguy hiểm

Trẻ tự kỷ thường hạn chế về nhận thức, đặc biệt là nhận thức về nguy hiểm. Nhiều trẻ đi ra ngoài là lao ra đường, chạy bất chấp nguy hiểm. Trẻ có nguy cơ cao gặp chấn thương, tai nạn, tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng.

Thế nhưng, việc dạy cho trẻ nhận thức về nguy hiểm, ba mẹ gặp nhiều khó khăn. Dường như ba mẹ có nói bao nhiêu lần thì con vẫn không lọt tai, không hiểu được. Thực sự bế tắc không biết phải làm sao để con hiểu???

BlockNote image

Nguy hiểm là một khái niệm rất trừu tượng, khó hiểu, khó hình dung. Trẻ tự kỷ thì lại tư duy máy móc, học cái gì hiểu đúng cái đó. Không có khả năng suy luận, tư duy để tự nhận thức nguy hiểm. Ví dụ như trẻ bình thường, ba mẹ nói 1 hiểu 10. Dạy con 1 tình huống, trẻ có thể tự suy luận các tình huống còn lại. Và biết cách tự bảo vệ mình trước các nguy hiểm khác nhau.

Với trẻ tự kỷ, ba mẹ muốn con hiểu 10, cần dạy 20, 30, thậm chí cả trăm lần trẻ mới hiểu. Đồng thời, hãy dạy trẻ nhận thức nguy hiểm bằng đa giác quan để trẻ hiểu sâu, ghi nhớ tốt. Thay vì chỉ nói suông, dạy suông, ba mẹ hãy đọc sách cho trẻ xem các hình ảnh minh họa trực quan. Đi ra ngoài đường hay gặp các tình huống có thể phát sinh nguy hiểm, luôn giải thích cho con. Cách học thực tế này giúp trẻ thẩm thấu tốt hơn và tự bảo vệ mình tốt hơn. 

Ba mẹ có thể tham khảo các bộ sách rất trực quan, dễ dàng dạy trẻ về chủ đề an toàn này. Bộ bé an toàn mỗi ngày xem Tại Đây. Bộ bé vui học kỹ năng an toàn trong nhà và nơi công cộng xem TẠI ĐÂY.

Kết luận

Như vậy, trẻ tự kỷ sống được bao lâu phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống của trẻ. Mà điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ ba mẹ. Phụ thuộc vào việc trẻ có được can thiệp sớm tích cực hay không? Trên thực tế, rất nhiều trẻ bị lỡ mất cơ hội vàng được can thiệp để có cơ hội hòa nhập tốt nhất. Bởi vì nhiều nguyên nhân, ba mẹ thiếu kiến thức, không nhận thức sớm được vấn đề. Hay ba mẹ biết nhưng mất một khoảng thời gian dài mới chấp nhận con tự kỷ. Hoặc can thiệp không đúng cách, không đúng phương pháp, can thiệp không đủ nhiều,…

Chính vì thế, việc ba mẹ thấu hiểu về trẻ tự kỷ là rất quan trọng. Để có thể giúp con có một cơ hội hòa nhập tốt nhất, ba mẹ cần nghiên cứu, học hỏi nhiều kiến thức. Để hiểu và có các giải pháp giúp con can thiệp sớm thành công. Và ba mẹ hãy nhớ, luôn có Mẹ Việt bên cạnh – sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng ba mẹ!

Bài kế tiếp: