Ngày nay, tỷ lệ trẻ bị chẩn đoán tự kỷ ngày càng cao. Nhiều ba mẹ khi nghe tin con mình bị tự kỷ thường rất hoang mang, suy sụp. Không biết vì sao chuyện này lại xảy đến với gia đình mình. Kinh nghiệm thực tế Mẹ Việt đã hỗ trợ cho hàng ngàn ba mẹ can thiệp cho bé tự kỷ tại nhà. Mẹ Việt rất thấu hiểu những “nỗi đau” mà ba mẹ đang trải qua. Nhưng sẽ chẳng ích gì nếu ba mẹ tiếp tục bị nhấn chìm bởi những cảm xúc tiêu cực ấy. Hãy tự xốc lại tinh thần, tìm hiểu về nguyên nhân trẻ bị tự kỷ. Và bắt đầu hành trình can thiệp sớm giúp con phát triển và hòa nhập như bao bạn khác.
Tự kỷ hay Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Tự kỷ thường có những biểu hiện sớm ở trẻ dưới 3 tuổi. Các hành vi của tự kỷ không hề thuyên giảm mà ngày càng tăng nặng nếu không được can thiệp.
Đặc trưng của trẻ tự kỷ là sự suy giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội. Trẻ có các hành vi ứng xử, tương tác hạn chế, có khuynh hướng lặp đi lặp lại.
Ba mẹ đọc thêm bài viết này để hiểu rõ:
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì? Dấu hiệu trẻ tự kỷ. Tự kỷ chữa được không?
Biểu hiện ở trẻ tự kỷ 2 tuổi giúp ba mẹ phát hiện sớm
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể của chứng tự kỷ. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra có mối liên hệ giữa: Yếu tố di truyền, môi trường hoặc là tổng hợp nhiều yếu tố đến chứng tự kỷ.
Di truyền được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tự kỷ ở trẻ em. Việc phân tích di truyền có thể ước tính đến 90% tỷ lệ trẻ có tự kỷ hay không.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 25% ca bệnh tự kỷ được xác định liên quan đến gen. Có hơn 1000 gen mang biến đổi được phát hiện và được cho là có liên quan đến tự kỷ. Trong đó hơn 100 gen được đánh giá là gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: SHANK3, NLGN4, DLG2, RN3C2, DYRK1A,SCN2A, v.v… Các gen này hầu như đều có liên quan tới quá trình truyền dẫn thần kinh.
Trên thực tế, khi gia đình có người bị tự kỷ, trẻ trong gia đình đó có nguy cơ tự kỷ cao hơn. Có những ba mẹ sinh bé đầu tiên bình thường, đến bé thứ 2 thì tự kỷ. Cũng có những gia đình bé đầu lòng tự kỷ nhưng bé sau lại rất nhanh nhẹn hoạt bát. Trong quá trình hướng dẫn, hỗ trợ cho nhiều ba mẹ can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Mẹ Việt cũng gặp không ít những hoàn cảnh éo le: bé đầu lòng sinh ra bị tự kỷ. Ba mẹ cố gắng chăm lo thật tốt cho con và kế hoạch đến tận 10 năm sau mới dám sinh lại. Thế nhưng không may rằng cả bé thứ 2 cũng nhận chẩn đoán tự kỷ.
Không có một công thức chung nào cho tất cả các gia đình. Ba mẹ không nên quá bi quan nhưng cũng không nên chủ quan. Nếu đã có bé tự kỷ, ba mẹ cần lưu ý làm sàng lọc sớm theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể hỗ trợ cho bé sau được tốt hơn.
Một số những nguyên nhân xảy ra trong quá trình mang thai cũng dẫn đến chứng tự kỷ:
Mẹ nhiễm virus cúm, sởi hay bị nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng đến phát triển thần kinh của trẻ. Đây là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tự kỷ cực kì cao.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì con có tỉ lệ mắc tự kỷ cao gấp 2 lần mẹ bình thường.
Thiếu hụt về tyroxin trong tuyến giáp của mẹ từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 trong thai kỳ sẽ dẫn đến sự bất thường của não bộ. Trẻ sinh ra dễ bị hội chứng tự kỷ hơn.
Mẹ sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng không theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thường xuyên stress, mệt mỏi trong suốt thai kỳ.
Môi trường mẹ ở thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân.
Bài viết hữu ích cho ba mẹ:
Cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em hiệu quả nhất
Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển cũng là những nguyên nhân trẻ bị tự kỷ phổ biến. Cụ thể các nguyên nhân này bao gồm:
Sinh non trước 37 tuần.
Cân nặng khi sinh dưới 2,5 kg.
Ngạt hoặc thiếu oxy não khi sinh.
Chấn thương sọ não.
Vàng da nhân não sơ sinh.
Chảy máu não – màng não sơ sinh.
Nhiễm khuẩn thần kinh như: viêm não, viêm màng não.
Thiếu oxy não do suy hô hấp nặng.
Nhiễm độc thủy ngân.
Ngoài ra, người ta còn nhận thấy chứng tự kỷ liên quan mật thiết đến yếu tố giới tính. Các bé trai mắc tự kỷ cao gấp 5 lần các bé gái.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ giữa tuổi của cha mẹ với trẻ tự kỷ. Song yếu tố này cần phải được nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận cụ thể.
Nguyên nhân trẻ tự kỷ có thể đến từ: Môi trường sống ít có kích thích giúp trẻ phát triển trong vòng 2 năm đầu đời. Ba mẹ cho trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều cũng là yếu tố khiến cho tình trạng tự kỷ nhẹ trở lên nặng hơn. Hoặc sau khi sinh, từ môi trường sống trẻ bị nhiễm một số hoá chất, kim loại nặng gây tổn thương não. Đây đều có thể là nguyên nhân trẻ bị tự kỷ.
Do đó, các gia đình cần quan tâm tìm hiểu kiến thức và nuôi dưỡng con em đúng cách. Tránh vì thiếu hiểu biết mà vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển cả đời của con trẻ.
Bên cạnh hiểu được nguyên nhân trẻ bị tự kỷ, ba mẹ cần biết cách phòng ngừa hội chứng này như sau:
Mẹ cần khám thai thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ nắm bắt tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phát hiện sớm các bệnh lý hay các tình trạng bất thường có thể gây tổn thương não. Từ đó, có kế hoạch can thiệp để thai nhi phát triển bình thường.
Tạo môi trường tốt nhất cho bé phát triển. Môi trường nuôi dưỡng ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến sự phát triển đầu đời của trẻ. Ba mẹ cần dành nhiều thời gian chăm sóc, vui chơi với con. Nhằm giúp con phát triển tốt nhất cả về thể chất và tâm lý.
Ba mẹ cần thường xuyên giao tiếp, nói chuyện với con để kích thích bé biết nói sớm. Ngoài ra, vận động thường xuyên cùng con cũng là cách ngăn ngừa chứng tự kỷ ở trẻ.
Khám sức khỏe cho bé định kỳ hay khi bé có các dấu hiệu bất thường. Để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ. Từ đó, đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn chặn tiến triển của bệnh. Giúp bé được phát triển bình thường và hòa nhập với xã hội, cộng đồng như bao trẻ khác.
Tăng cường tương tác, giao tiếp và tạo ra nhiều kích thích có lợi giúp trẻ phát triển là cách hiệu quả để phòng ngừa trẻ bị tự kỷ.
Ba mẹ cùng lắng nghe chia sẻ của mẹ Kiều về hành trình 10 tháng can thiệp cho bé rối loạn phổ tự kỷ từ lúc chưa bật âm, đến nói được câu ngắn và chủ động giao tiếp nhé. Chi tiết ba mẹ xem TẠI ĐÂY.
Dưới 3 tuổi chưa có cơ sở rõ ràng để kết luận trẻ có bị tự kỷ hay không. Phải trên 3 tuổi, bác sĩ mới có đầy đủ cơ sở để chẩn đoán trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, 0-3 tuổi lại là thời gian vàng để can thiệp cho trẻ. Nếu chỉ chờ đợi kết luận có phải con bị tự kỷ thì sẽ lãng phí mất cơ hội vàng can thiệp sớm cho con. Vì thế, ngay khi tìm hiểu về các nguyên nhân trẻ bị tự kỷ, các dấu hiệu trẻ tự kỷ. Nếu thấy con mình có nguy cơ mắc phải, ba mẹ hãy ngay lập tức tích cực can thiệp sớm. Để giúp trẻ tận dụng cơ hội vàng để cải thiện các hành vi, học cách giao tiếp, học nói,… Để con có cơ hội phát triển tốt nhất.
Hãy theo dõi series về trẻ tự kỷ trên blog Mẹ Việt để hiểu và đồng hành cùng con đúng cách.
Bài kế tiếp: