Khóc là một hình thức giao tiếp báo hiệu cho ba mẹ rằng trẻ có những nhu cầu cần hỗ trợ. Thông thường, cùng với sự lớn lên, tiếng khóc của trẻ sẽ có nhiều thay đổi để truyền đạt thông tin. Đối với trẻ tự kỷ thường hay la khóc nhiều vì con chưa thể nói hay biểu đạt cảm xúc. Tiếng khóc cũng có sự khác biệt nhất định so với các trẻ bình thường. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra ba mẹ có thể nhận trẻ tự kỷ qua tiếng khóc. Và đây có thể là dấu hiệu giúp ba mẹ phát hiện sớm nguy cơ tự kỷ. Để nhanh chóng đưa con đi khám và can thiệp sớm, giúp con nhanh hòa nhập. Cách nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc, ba mẹ xem hướng dẫn sau đây.
Tỷ lệ trẻ mắc hội chứng tự kỷ không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Trẻ tự kỷ thường có những khiếm khuyết trên 3 lĩnh vực: Tương tác xã hội kém, hạn chế giao tiếp ngôn ngữ và có hành vi, hoạt động lặp đi lặp lại.
Thời điểm để điều trị tự kỷ tốt nhất là trong 3 năm đầu đời. Tuy nhiên, vì trẻ còn quá nhỏ nên để nhận biết các dấu hiệu cũng không hề dễ dàng. Thông thường khi trẻ bắt đầu lên 2, các triệu chứng mới bộc lộ rõ ràng hơn. Thế nhưng, qua quan sát thực tế, các bác sĩ đã đề ra giả thuyết: Có thể phát hiện dấu hiệu tự kỷ xuất hiện sớm ở trẻ thông qua tiếng khóc. Tiếng khóc của trẻ tự kỷ có cao độ và trường độ khác biệt so với trẻ bình thường. Do đó, ba mẹ hoàn toàn có thể nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc.
Để hiểu thêm về tự kỷ, ba mẹ đọc các bài viết sau:
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ – Hiểu biết để đồng hành cùng con đúng cách
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì? Dấu hiệu trẻ tự kỷ, tự kỷ chữa được không?
Để chứng thực giải thuyết này, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm. 39 trẻ trong nhóm dưới 6 tháng tuổi đã được thu âm tiếng khóc. Trong đó, khoảng 21 trẻ có nguy cơ tự kỷ di truyền vì anh chị trẻ đều mắc hội chứng này. 18 trẻ còn lại hoàn toàn khỏe mạnh, tiền sử gia đình không có ai tự kỷ.
Báo cáo ghi nhận: Tiếng khóc của những trẻ có yếu tố nguy cơ thường có âm độ cao hơn mức độ bình thường. Vượt hẳn nhóm trẻ còn lại.
Tiếp tục ghi nhận các tiếng khóc của trẻ cho tới năm 3 tuổi. Trong nhóm trẻ có nguy cơ thì có đến 3 bé bị tử kỷ. Đặc biệt đây cũng là 3 bé có tiếng khóc với cường độ cao nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra: Những trẻ này thường có tiếng khóc mang yếu tố căng thẳng, chát chúa hơn bình thường.
Một nghiên cứu khác từ năm 2010 cũng cho rằng: Những trẻ 1 tháng tuổi khóc quá nhiều, khóc to có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của rối loạn tăng động giảm chú ý – một hội chứng mà trẻ tự kỷ cũng thường hay mắc phải.
Để có thể nhận biết cao độ trong tiếng khóc của trẻ bằng tai nghe là rất khó. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chính xác. Cũng như đưa ra các công cụ chuyên dụng để nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc dễ dàng hơn.
Trẻ tự kỷ dùng tiếng khóc để biểu đạt một ý muốn nào đó. Có thể là con bị căng thẳng lo lắng hay chỉ là muốn thu hút sự chú ý từ cha mẹ. Tuy nhiên rất khó phán đoán vì đôi khi bé tự khóc vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trẻ có thể khóc kèm theo các trạng thái la hét kích động. Thậm chí khi tức giận, không vừa ý, trẻ còn có hành vi tự làm đau bản thân hay người khác, la hét, ném đồ,… Vì thế, ba mẹ cần lắng nghe và quan sát tìm hiểu nguyên nhân trẻ khóc để khắc phục sớm.
Trẻ 2-3 tuổi có nguy cơ tự kỷ thường chậm phát triển ngôn ngữ, khó bật âm, khó giao tiếp. Khi muốn diễn đạt nhu cầu, mong muốn của mình mà chưa thể nói được dẫn đến trẻ thường khóc. Trong trường hợp này, ba mẹ cần tập trung phát triển ngôn ngữ, dạy trẻ học nói. Như thế, sẽ giảm thiểu trẻ khóc nhiều đồng thời giảm các hành vi trẻ không mong muốn.
Đôi khi, trẻ có nguy cơ tự kỷ cũng khóc vì gặp những khó chịu do rối loạn cảm giác. Ví dụ, một số trẻ đặc biệt nhạy cảm âm thanh. Trẻ cảm thấy sợ khi nghe các âm thanh tiếng máy xay sinh tố, máy sấy tóc, tiếng khoan,… Những trẻ khác có xúc giác nhạy cảm, trẻ sợ bẩn, sợ chạm vào các vật lạ,… Hay trẻ sợ nơi đông người, ồn ào. Ba mẹ cần tìm hiểu về rối loạn cảm giác và giúp trẻ điều hòa các cảm giác.
Ba mẹ nên làm: Bài test dành cho trẻ có nguy cơ tự kỷ
Đồ chơi cho trẻ tự kỷ và hướng dẫn chi tiết cách chơi cùng trẻ tự kỷ
Khi trẻ tự kỷ khóc, việc trước tiên cần làm là nhanh chóng tách trẻ ra khỏi môi trường hiện tại. Ba mẹ hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau để giúp trẻ nhanh chóng bình tĩnh trở lại.
Đưa con đến nơi yên tĩnh: khi trẻ khóc sẽ rất khó để hiểu bố mẹ muốn nói gì. Đồng thời bé lại rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng nên có thể càng khóc dữ hơn. Vì vậy mẹ hãy đưa bé đến nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn để bé bình tĩnh lại.
Nói những cụm từ ngắn: ba mẹ cần thực sự phải bình tĩnh, tránh la hét hay quát mắng con. Vì con thực sự không hiểu được ba mẹ muốn nói gì. Con thậm chí không nhận thức được là con hay ba mẹ đang tức giận. Sẽ không ích gì khi la hét tức giận với con. Ba mẹ cần nói những câu ngắn, nói to, rõ ràng để con hiểu được. Ví dụ “Bin ngồi xuống”, “Bin nín nào”. Những câu nói dỗ dành kiểu “ngoan đi không khóc nữa mẹ thương” bé chưa hiểu được sẽ không thể làm theo. Con cần thời gian để tiếp nhận và xử lý thông tin từ mẹ nên chưa ngừng khóc ngay được.
Đánh lạc hướng trẻ: trong trường hợp bé khóc quá dữ dội, ba mẹ có thể đánh lạc hướng, xoa dịu con bằng cách đưa cho con món đồ chơi mà con yêu thích. Tuy nhiên cần cẩn trọng để tránh trường hợp trẻ khóc lóc, ăn vạ để đòi hỏi.
Đọc thêm: Hướng dẫn ba mẹ trị liệu hành vi trẻ tự kỷ tại nhà
Luôn luôn để mắt đến con và cho con biết về điều đó. Mặc dù trẻ tự kỷ thường thích chơi một mình hơn là chơi cùng người khác. Nhưng con vẫn có nhu cầu quấn quýt hơn với người thân. Vì vậy hãy cho con biết là ba mẹ vẫn đang quan sát con. Luôn cố gắng làm việc trong tầm mắt của con, trò chuyện để con yên tâm hơn.
Dành thời gian chơi với con nhiều hơn. Việc này không chỉ tốt cho can thiệp, ba mẹ dạy con thông qua những trò chơi. Mà còn là cách hữu ích nhất giúp ba mẹ “đọc vị” được con. Thông qua chơi, ba mẹ biết con thích gì, muốn gì, cần gì và tính cách con như thế nào. Từ việc thấu hiểu con, ba mẹ dễ dàng biết được vì sao con khóc và cách giúp con giải quyết vấn đề.
Thiết lập môi trường phù hợp với con. Xếp đặt mọi thứ theo trật tự, gọn gàng ngăn nắp giúp thỏa mãn nhu cầu của trẻ tự kỷ. Đồ vật nên được đặt trong tầm nhìn, ngoài tầm với để hỗ trợ con học chỉ tay. Hay là kích thích con phát triển ngôn ngữ khi cần nhờ vả ba mẹ lấy giúp.
Mặc dù rất khó để nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc thông qua việc nghe bình thường. Tuy nhiên, đây cũng là gợi ý quan trọng để ba mẹ quan sát. Giúp nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường trong phát triển của con. Phát hiện và can thiệp sớm tự kỷ trong 36 tháng đầu đời chính là yếu tố quan trọng nhất. Có ý nghĩa cải thiện tối đa các khiếm khuyết của trẻ tự kỷ. Tạo điều kiện giúp con sớm hòa nhập với cộng đồng và phát triển năng lực như bao trẻ khác.
Ba mẹ đọc thêm: Cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em
Cách nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc tuy vẫn chưa thực sự rõ ràng. Nhưng các chuyên gia đã bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn để sớm ứng dụng giả thuyết này. Tuy nhiên, ba mẹ không cần đợi đến khi các chuyên gia nghiên cứu, công bố kết luận. Bằng cách quan sát con mỗi ngày, theo dõi các dấu hiệu phát triển, các hành vi bất thường. Đặc biệt là lắng nghe tiếng khóc của trẻ. Với bản năng của người cha, người mẹ, kết hợp quan sát con kỹ lưỡng. Ba mẹ sẽ nhanh chóng phát hiện ra những bất thường trong sự phát triển của con. Từ đó, lên kế hoạch can thiệp sớm cho con.
Ba mẹ hãy nhớ rõ, trên 3 tuổi mới đủ cơ sở kết luận trẻ có bị tự kỷ hay không. Tuy nhiên thời gian can thiệp vàng cho con là dưới 3 tuổi. Vì thế, đừng đợi kết luận chính xác. Như thế sẽ lãng phí thời gian vàng của con. Hãy bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt khi thấy con có những hành vi bất thường.
Ba mẹ nên đọc thêm các bài viết cùng chủ đề để hiểu rõ về tự kỷ ở trẻ: