Tự kỷ là tập hợp các rối loạn phát triển với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Các dấu hiệu ở trẻ tự kỷ được biểu hiện sớm từ trước 3 tuổi và có khuynh hướng kéo dài. Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ sẽ theo trẻ suốt đời. Tuy nhiên, ba mẹ can thiệp sớm, tỷ lệ trẻ hòa nhập với cộng đồng, xã hội là rất cao. Do đó, ba mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ ở trẻ từ kỷ càng sớm càng tốt. 2 tuổi là độ tuổi ba mẹ dễ dàng nhận diện các dấu hiệu. Dưới đây là các biểu hiện tự kỷ ở trẻ 2 tuổi giúp ba mẹ phát hiện sớm và có kế hoạch can thiệp cho trẻ.
“Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế – xã hội. Đặc điểm của tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO
Ngày nay, tỷ lệ trẻ được chẩn đoán tự kỷ ngày càng đáng báo động. Các thống kê cho thấy, cứ 150 trẻ thì có 1 trẻ mắc phải hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Xét về giới tính, bé trai có nguy cơ mắc phải hội chứng nhiều hơn bé gái với tỷ lệ 4:1.
Cho đến nay, y học vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân của chứng tự kỷ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều yếu tố góp phần gây tự kỷ ở trẻ là:
Di truyền.
Phối hợp với một số bệnh lý (hội chứng X mỏng giòn, rubella bẩm sinh,…).
Những rối loạn khác đi kèm.
Yếu tố môi trường.
Ba mẹ đọc chi tiết tại:
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ – Hiểu biết để đồng hành cùng con đúng cách
Các dấu hiệu tự kỷ thường khởi phát sớm và trở nên rõ ràng hơn khi bé 2 tuổi. Hãy lưu ý những biểu hiện tự kỷ ở trẻ 2 tuổi như sau:
Giao tiếp mắt kém, không nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện.
Trẻ nghe gọi không quay đầu.
Đi nhón chân, xoay vòng tròn, hay vẫy vẫy tay.
Không chỉ tay hoặc vẫy tay chào tạm biệt, thường kéo tay khi muốn ba mẹ đáp ứng nhu cầu.
Không hiểu và khó làm theo các hiệu lệnh.
Trẻ chậm nói, khó bật âm, hay nói linh tinh vô nghĩa.
Ít cười, ít biểu lộ cảm xúc của mình, không nhận diện và không quan tâm cảm xúc người khác.
Không muốn được chạm vào hoặc ôm ấp.
Không biết chia sẻ sở thích hoặc niềm vui với người khác.
Nói với giọng ngang ngang hoặc với nhịp điệu hoặc cao độ kỳ lạ.
Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ giống nhau, hay nói nhại thay vì giao tiếp.
Sử dụng ngôn ngữ không chính xác (lỗi ngữ pháp, sai từ, sai ngữ cảnh.) Hoặc đề cập đến mình ở ngôi thứ ba.
Gặp khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu hay mong muốn bằng ngôn ngữ.
Không hiểu câu hỏi đơn giản, không biết cách hỏi và cách trả lời câu hỏi.
Chỉ hiểu theo nghĩa đen (bỏ qua các yếu tố hài hước, mỉa mai và châm biếm).
Chơi đồ chơi không đúng chức năng: xoay bánh xe, nhìn vào đèn chớp thay vì cho xe chạy.
Không chơi các trò chơi “giả vờ”, các trò chơi nhóm, không biết bắt chước.
Chơi rập khuôn, lặp lại, ít biết cách chơi sáng tạo.
Đọc thêm: Bài test dành cho trẻ có nguy cơ tự kỷ
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường bị rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần, không linh hoạt. Thậm chí ám ảnh trong hành vi, hoạt động và sở thích của mình.
Tuân theo một thói quen cứng nhắc (ví dụ: khăng khăng đi theo một con đường cụ thể đến trường).
Gặp khó khăn trong việc thích nghi với bất kỳ thay đổi nào trong lịch trình hoặc môi trường. (Ví dụ: nổi cáu nếu đồ đạc sắp xếp sai vị trí hay không được chở đi bơi vì trời mưa).
Ám ảnh sắp xếp mọi thứ hoặc sắp xếp chúng theo một trật tự, quy luật, vị trí nhất định.
Hạn chế sở thích, thường chỉ yêu thích đến các con số hoặc ký hiệu. (Ví dụ: trẻ có khả năng ghi nhớ và kể lại các dữ kiện, bản đồ, lịch trình tàu hoặc thông tin lịch sử).
Dành nhiều thời gian để quan sát các vật thể chuyển động như quạt trần. Hoặc tập trung vào một bộ phận cụ thể của vật thể như bánh xe ô tô đồ chơi.
Lặp đi lặp lại các hành động hoặc chuyển động giống nhau: như vỗ tay, đung đưa hoặc xoay người. Một số nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng tin rằng những hành vi này có thể xoa dịu trẻ tự kỷ hơn là kích thích.
Trước tiên, khi nghi ngờ trẻ tự kỷ, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám sàng lọc. Đồng thời kiểm tra các cơ quan phát âm, thính giác của trẻ có khiếm khuyết gì không. Sàng lọc ở bệnh viện sẽ cho biết trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ hay không. Tuy nhiên, các kết quả này chỉ là đánh giá ban đầu. Trẻ cần được đánh giá chuyên sâu để biết mức độ phát triển hiện tại và lên kế hoạch can thiệp phù hợp.
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ cần được can thiệp càng sớm càng tốt trong độ tuổi vàng 0-3 tuổi. Vì giai đoạn này, não bộ của trẻ còn có khả năng tiếp thu tốt nên dễ cải thiện. Trẻ nhận được các kích thích phù hợp từ môi trường sẽ tạo ra nhiều liên kết giữa các tế bào não. Thúc đẩy não bộ phát triển, học hỏi được các kỹ năng, tăng cường nhận thức và khắc phục tối đa các khiếm khuyết.
Đó là lý do trẻ được can thiệp sớm tích cực trước 3 tuổi có cơ hội hòa nhập vào cộng đồng, xã hội lên đến 80%. Tỷ lệ này giảm chỉ còn 50% khi trẻ được can thiệp sau 3 tuổi. Và càng lớn tỷ lệ càng giảm, sau 10 tuổi chỉ còn 30% cơ hội cho trẻ hòa nhập vào cộng đồng.
Đọc thêm:
Đồ chơi cho trẻ tự kỷ và hướng dẫn chi tiết cách chơi cùng trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ cần sự hỗ trợ của cả cộng đồng, nhà trường, trung tâm và nhất là gia đình. Trước đây, trẻ tự kỷ thường được can thiệp bởi các trung tâm, giáo viên can thiệp 1-1. Tuy nhiên qua thời gian, nếu chỉ phó mặc trẻ cho trung tâm can thiệp thì hiệu quả cũng không được cải thiện nhiều.
Thay vào đó, những nghiên cứu gần đây, kết quả của những phương pháp can thiệp đề cao vai trò quan trọng của giáo dục gia đình đối với trẻ tự kỷ. Theo đó, ba mẹ là người trực tiếp tham gia vào quá trình can thiệp sớm cho trẻ. Và có vai trò quyết định đến thành công trong can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
Bởi vì chính ba mẹ là những người gần gũi, hiểu con nhất. Ba mẹ có nhiều thời gian với con nhất. Môi trường ở nhà là nơi nảy sinh tất cả các hành vi của con trong mọi hoạt động. Ở nhà chính là nơi con có thể học được tất cả mọi hướng dẫn giao tiếp, sinh hoạt, giải quyết vấn đề,… Mà không một môi trường nào khác (trung tâm, giáo viên can thiệp 1-1, trường mầm non) dạy trẻ được.
Vì thế, bên cạnh cho con đi học can thiệp tại trung tâm hay học can thiệp 1-1 với giáo viên. Đồng thời cho trẻ học mầm non hòa nhập để trẻ có cơ hội học hỏi từ các bé bình thường. Ba mẹ cần tích cực can thiệp sớm cho con tại nhà đúng phương pháp và kiên trì.
Để hỗ trợ ba mẹ thực hiện tốt mảng giáo dục gia đình, hàng tháng Mẹ Việt có tổ chức khóa học Chuyên sâu can thiệp chậm nói cho trẻ. Khóa học cầm tay chỉ việc hướng dẫn ba mẹ cách dạy con hiệu quả tại nhà. Ba mẹ xem chi tiết thông tin TẠI ĐÂY.
Bài đọc thêm: Hướng dẫn ba mẹ trị liệu hành vi trẻ tự kỷ tại nhà
Những biểu hiện tự kỷ ở trẻ 2 tuổi khá rõ ràng nếu ba mẹ quan sát và theo dõi con thường xuyên. Ngay khi phát hiện con có những dấu hiệu bất thường, hãy ngay lập tức đưa con đi khám. Dưới 3 tuổi trẻ sẽ không được kết luận là có tự kỷ hay không. Và ba mẹ tuyệt đối không chờ cho đến lúc có kết quả chẩn đoán chính xác. Vì như thế là ba mẹ đã vô tình bỏ lỡ thời gian vàng can thiệp của trẻ. Đối với trẻ tự kỷ, can thiệp càng sớm tỷ lệ thành công càng cao. Nỗ lực của ba mẹ sẽ kiến tạo nên toàn bộ tương lai của con. Hãy hành động ngay vì các con, ba mẹ nhé!
Các series cùng bài viết: