Cách Ba Mẹ Luyện Nói Cho Trẻ Chậm Nói Tại Nhà

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 15/09/2022
21 phút đọc

Chào ba mẹ, trẻ chậm nói đặc biệt là trẻ tự kỷ, tăng động, chậm phát triển,… gặp nhiều khó khăn trong bật âm. Ba mẹ luyện nói cho trẻ chậm nói tại nhà trước tiên cần tập cho trẻ các bài tập luyện phát âm. Dưới đây Mẹ Việt sẽ chia sẻ cho các ba mẹ các bài tập luyện phát âm đơn giản, dễ thực hiện. Ba mẹ hãy áp dụng hàng ngày để giúp con bật âm hiệu quả nhé!

Mẹ Việt là đơn vị hàng đầu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là chữa chậm nói cho trẻ. Ba mẹ tham gia vào Cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ chậm nói (Chậm đơn thuần, trẻ tăng động, tự kỷ, chậm phát triển,…). Để nhận được các hướng dẫn chi tiết chữa chậm nói từ Mẹ Việt. THAM GIA NGAY.

Các bài tập luyện cơ quan phát âm

Các bài tập luyện nói cho trẻ chậm nói này có tác dụng giúp cơ hàm của trẻ khỏe, môi cử động linh hoạt dễ bật âm. Và tạo tiền đề giúp trẻ phát âm chuẩn, tránh bị ngọng.

Luyện Cơ Môi       

Môi cần phải được chuyển động đúng cách để bật được âm chuẩn, tránh trường hợp nói ngọng, nói không rõ từ.

Chu môi: Ba mẹ hãy luôn làm mẫu cho con trước: dạy con cách chu môi lên như khi phát âm. Ví dụ: “u” hoặc “su su”, máy bay kêu “vù vù”. Mẹ có thể làm máy bay hoặc chơi máy bay – luôn có vật, tranh ảnh để con tương tác. Hoặc là ba mẹ dạy con chu môi để hôn gió “Moah moah”.

Tròn môi: Rất nhiều bạn nói không rõ từ do không biết làm tròn môi, môi lúc nào cũng chỉ trong một trạng thái “rộng vành”. Vì vậy trước tiên mẹ dạy con cách làm tròn môi như âm “o” hoặc làm con gà gáy “ò ó o” để trẻ làm theo và bật âm ra.

BlockNote image

Mím môi: Trẻ phải biết mím môi để uống nước, hút sữa… Trước tiên mẹ dạy con mím môi vào tờ giấy, thìa… rồi mở môi để tờ giấy, thìa rơi xuống hoặc có thể cùng con hút, thổi ống nước để con thích thú học theo.

Mẹ làm động tác gọi gà “bập bập” để con làm theo.

Phồng má: Dạy con phồng má để lấy hơi.

Luyện ngạc mềm: Ba mẹ làm động tác ho (hoặc đằng hắng nhẹ), hơi ngửa đầu ra sau, giả vờ súc miệng. Sau đó, ba mẹ há miệng hít hơi vào mũi thở ra bằng miệng, hít hơi bằng miệng thở ra bằng mũi.

Bài nhiều ba mẹ quan tâm:

Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói

Trẻ Chậm Nói Có Phải Tự Kỷ? Những Dấu Hiệu Giúp Ba Mẹ Phân Biệt

Luyện Cơ Hàm

Để nói được trước tiên cơ hàm của con phải hoạt động đúng cách, có chủ đích.

Cập răng: Cha mẹ dạy con phải biết cập răng (nhấc hai hàm răng cập vào nhau). Mẹ ngồi trước mặt con rồi làm mẫu cho con. Yêu cầu con nhìn vào mẹ để bắt chước hoặc cùng làm trước gương để con nhìn và làm theo.

BlockNote image

Đẩy hàm dưới qua lại hai bên: Trước tiên, yêu cầu con há miệng rồi từ từ đưa hàm dưới qua hai bên. Hãy làm thật chậm rồi nhanh dần để con chú ý và làm theo.

Cắn môi dưới: Hàm trên cắn nhẹ vào môi dưới rồi nhanh chóng bật môi dưới ra khỏi hàm răng giống như khi phát âm âm “v”.

Bài cùng chủ đề:

Làm Gì Khi Trẻ Chậm Nói? Đừng Loay Hoay Bỏ Lỡ Thời Gian Vàng Của Con

Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Các bài tập cơ lưỡi

Lưỡi hoạt động tốt thì trẻ mới có thể nói tốt. Vì vậy, Mẹ Việt gợi ý các ba mẹ một số các trò chơi giúp trẻ luyện cơ lưỡi như sau:

Thò – thụt lưỡi: Mẹ ngồi trước con rồi làm động tác thò thụt lưỡi từ chậm đến nhanh dần.

Mẹ có thể “dụ” con làm bằng cách thò lưỡi ra và sau đó đặt lên lưỡi thứ mà con thích ăn nhất đề con học theo mẹ và làm theo để được cái mà con đang muốn.

Đá lưỡi sang hai bên: Tương tự như trên, mẹ đá lưỡi sang hai bên từ chậm đến nhanh để con làm và học theo. Hai mẹ con có thể vừa quan sát mình trong gương trong khi luyện tập. Như thế, con vừa thấy mẫu mẹ làm con vừa thấy cách mình làm sẽ dễ dàng điều chỉnh hơn.

Liếm môi trên/dưới: Mẹ có thể bôi mật ong, sữa chua hoặc socola trên vành môi để con liếm. Qua đó con tập liếm được đa dạng các vị trí. Sau khi con đã liếm được trên môi, có thể bôi xa hơi 1 tí để con liếm được trên viền ngoài của môi.

Làm bài test để hiểu rõ hơn về tình trạng chậm nói của con:

ASQ-3 – Bài Test Trẻ Chậm Nói Cho Bé Từ 01 Tháng – 66 Tháng

Sách Và Đồ Chơi Bổ Trợ Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Nói 

Bài tập hơi khỏe dễ bật âm

Thổi nến sinh nhật 

Ba mẹ giả vờ tổ chức sinh nhật cho bạn thỏ bông, gấu bông, xe ô tô đồ chơi. Đặt gấu bông vào vị trí, chuẩn bị 1 cái bánh bông lan nhỏ cắm 1 cây nến. Luôn hướng dẫn con đầy đủ: Bin ơi, hôm nay mình tổ chức sinh nhật cho bạn gấu bông đi. Bạn gấu bông sinh nhật 1 tuổi nên cắm 1 cây nến nhé. Cùng tổ chức sinh nhật cho bạn gấu bông nào. Tắt đèn, hát happy birthday (hát thật sự, vui vẻ, hào hứng như là sinh nhật thật. Con cũng đang học cách chúc mừng sinh nhật qua hoạt động chơi với ba mẹ). Kết thúc hát vỗ tay rồi bảo con thổi nến giúp bạn gấu bông đi. 

BlockNote image

Con thổi được thì vỗ tay hoan hô chúc mừng. Sinh nhật gấu bông xong rồi sẽ đến sinh nhật thỏ bông. Đặt bạn thỏ bông vào vị trí và làm giống như trên. Thỏ bông 2 tuổi thì 2 cây nến. Rồi sinh nhật con 3 tuổi, siêu nhân 4 tuổi, sinh nhật ba, sinh nhật mẹ,… Tăng dần lên 10 cây nến sinh nhật. Hãy khen ngợi cổ vũ con nhiều sau khi con thổi xong.

Nếu con không đợi được đến lúc hát xong thổi nến cũng không sao. Mình chơi với con vui vẻ. Ơ, con thổi nến tắt rồi à, con thổi nhanh thế. Rồi mình thắp lại cho con thổi. Cứ làm vậy liên tục miễn là con vui vẻ là được.

Ba mẹ tập thổi hơi cho con gặp nhiều khó khăn, liên hệ Mẹ Việt để được TƯ VẤN NGAY!

Thổi Còi

Hành động phải có ý nghĩa thì con mới thích. VD: mẹ 1 cái còi, con 1 cái còi. 2 mẹ con cùng đi hành quân, nói với con: 2 mẹ con mình đi hành quân/lái xe trên đường,… Mình phải tuân theo hiệu lệnh của chỉ huy/CSGT con nhé. Nghe tiếng còi là dừng lại. 2 mẹ con đi hành quân hoặc giả vờ lái xe kêu píp píp/ pí po/ zin zin zin rồi mẹ quay lại thổi còi cho con nhìn thấy rồi mẹ đứng im và hướng dẫn con đứng im. Rồi bảo đến lượt con làm CSGT, mình bảo con thổi còi đi con sẽ hợp tác. 

Khi con thổi – luôn khen ngợi, ô con thổi còi được rồi nè. Con thổi còi to quá, tiếng còi vang quá. Hoặc ba mẹ lấy các bạn đồ chơi lưu thông trên đường theo hiệu lệnh thổi còi của con. Con thổi còi, ba mẹ hay các bạn đồ chơi giật mình thắng kít lại: Ôi may là mình thắng kịp, ôi may mà có chú CSGT thổi còi cho mình biết dừng lại.

Thổi vào tay

Khi con bị đau hay nước dính vào tay. Mình xòe bàn tay con ra và thổi 1 hơi dài vào tay con để con cảm nhận có gió mát. Hay con bị đau tay mẹ thổi cho hết đau nhé. Con bị nước dính tay à mẹ thổi cho khô nhé! Mình thổi rồi bảo con cũng thổi đi. Hoặc mẹ bảo mẹ cũng đau tay, tay mẹ cũng ướt nước con thổi cho mẹ đi. 

Thi thoảng mẹ tự nhúng tay mình vào nước để tạo tình huống nhờ con thổi. Hoặc con nóng thì mẹ thổi bảo gió đến đây. Thổi nhẹ, thổi mạnh, thổi thật mạnh: “bão đến đây”, phồng má, mở to mắt ra thổi (con rất thích mình chơi hòa mình, thể hiện rõ cảm xúc thế này).

Thổi bong bóng

Luyện nói cho trẻ chậm nói ba mẹ chơi trò thổi bong bóng rồi khuyến khích con chỉ tay vào các bong bóng cho vỡ. Khi con đã quen rồi thì động viên con tự thổi để tạo bong bóng. Hãy khen ngợi con nhiều để con chịu khó thổi.

BlockNote image

Tương tự như vậy, ba mẹ cho con uống ống hút và mẹ làm mẫu thổi ống hút tạo bong bóng nước. Bảo con: Con ơi xem mẹ làm bong bóng nước nè. Rồi khuyến khích con thổi nước của con đi. Nếu con ko biết thổi thì mình chu môi thổi cho con xem. Dùng 1 ống hút thổi vào tay con để con cảm nhận gió, có thể hút vào để con cảm nhận khác nhau giữa hút vào và thổi ra. Luôn khen ngợi khi con làm được.

Thổi bột mì

Cho mấy cái kẹo chip chip hoặc kẹo bất kỳ vào khay rồi 2 mẹ con thi nhau thổi để tìm kẹo. Mẹ lấp ít bột mì thôi cho con dễ thổi bay bột mì, thấy được kẹo. Nên cho chơi ở nơi dễ dội nước, dễ lau. Vì bột mì bay khá nhiều sẽ hơi bẩn nhưng đổi lại con mình vui sẽ tập thổi thành công.

Thổi giấy

Cầm tờ giấy mỏng lên bảo con. Con ơi, xem mẹ tạo gió nè rồi mẹ thổi để cho tờ giấy bay nhẹ. Rồi khuyến khích con cùng làm. Ba mẹ hãy sáng tạo thêm những cách khác để cùng con thổi hơi nhé.

Nguyên tắc để tập con thổi gồm:

  • Làm mẫu cho con bắt chước.

  • Nói, hướng dẫn cho con trong quá trình học.

  • Luôn khuyến khích, khen ngợi con làm tốt.

  • Tập thổi hơi nhẹ, hơi mạnh, hơi vừa.

  • Tập nhiều lần. Mỗi lần chơi cho đến lúc con không thích chơi nữa thì dừng.

Bài tập ngửi hoa

Cách chơi: Ba mẹ cho trẻ đứng cạnh hoa. Ba mẹ nói với trẻ “Ba mẹ và con hãy cùng ngửi hoa nhé!”. Con hãy hít thật dài sau đó thở ra. Khi thở ra ba mẹ nói khẽ: “Thơm quá!”. Ba mẹ có thể cho trẻ chơi 5 – 6 lần.

Tác dụng của trò chơi: Trò chơi “ngửi hoa” là một trong những trò chơi luyện phát âm cho trẻ. Giúp trẻ biết cách lấy hơi, thở dài, giúp trẻ hiểu được tác dụng của khứu giác.

Kết luận

Cách ba mẹ luyện nói cho trẻ chậm nói tại nhà sẽ chủ yếu thông qua các trò chơi. Trong đó, các trò luyện cơ quan phát âm đơn giản, dễ làm nhưng thường đơn điệu, nhàm chán. Ba mẹ muốn con hứng thú cần tổ chức các trò chơi thật vui vẻ để con hứng thú luyện tập. Các bài tập thổi hơi sẽ khó hơn vì con chưa biết cách thổi, thổi rất mệt. Vì thế, con sẽ có xu hướng lảng tránh luyện tập. Ba mẹ cần bày nhiều trò và làm mẫu cho con nhiều lần. Đồng thời ba mẹ cũng cần luyện tập đều đặn cho con hàng ngày để con nhanh có hơi khỏe. Giúp con nhanh bật âm nhé! Ba mẹ hãy tìm đọc bài tiếp theo để biết cách dạy trẻ chậm nói học phát âm.

Bài kế tiếp: