Trong khi các bé đồng trang lứa đã bi bô nói được nhiều mà con mình vẫn chưa nói được gì. Lo lắng, căng thẳng và áp lực là tâm trạng chung của ba mẹ các bé 2 tuổi chưa biết nói. Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu nói nhiều câu ngắn 3-4 từ. Nếu bé nhà ba mẹ vẫn chỉ đang bập bẹ nói từ đơn, từ đôi. Đây là dấu hiệu con đang chậm nói nhiều so với độ tuổi. Trẻ đang trong thời kỳ phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Dạy trẻ học nói lúc này trẻ sẽ nhanh nói và có đà nói được tốt. Trẻ càng lớn thì tình trạng chậm nói sẽ càng kéo dài và mất nhiều thời gian để khắc phục. Do đó, ba mẹ cần can thiệp càng sớm càng tốt khi bé 2 tuổi chưa biết nói!
Nhiều ba mẹ chia sẻ bé nhà mình 2 tuổi chưa biết nói nhưng con hiểu hết khi bố mẹ yêu cầu. Ví dụ con có thể đi vứt rác, tự xếp dép lên kệ, ba mẹ bảo đi tắm là biết vào phòng tắm. Như vậy con có chậm nói không?
Trước hết, ba mẹ cần hiểu rõ hai khái niệm “hiểu” và “diễn đạt”:
“Hiểu” là trẻ nghe và hiểu được ý nghĩa lời nói của ba mẹ. Ba mẹ nói trẻ hiểu hết là biểu hiện trẻ nhận thức được vấn đề. Nghĩa là nhận thức của trẻ hoàn toàn bình thường.
Nhưng “diễn đạt” là nói đến khả năng của trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác. Diễn đạt thuộc về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ chứ không phải nhận thức. Không nói được là trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Trẻ không diễn đạt được nhu cầu mong muốn của mình, dễ cáu gắt, ăn vạ. Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, kết bạn, học tập,… Trẻ cũng thiếu tự tin thể hiện bản thân.
Trẻ 2 tuổi bập bẹ nói vài từ đơn, chưa nói được 50 từ đôi là dấu hiệu chậm nhiều. Trẻ nói được câu ngắn nhưng không đa dạng, thường xuyên bí từ, không diễn tả hết nhu cầu của mình. Hay trẻ chưa chủ động giao tiếp, hỏi chuyện người thân thì là chậm nói ít.
Tìm hiểu rõ các nguyên nhân trẻ chậm nói trong bài này:
Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ
Những Cách Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả Nhất
Trên thực tế, cứ 100 trẻ 2 tuổi thì có đến 15 trẻ chậm phát triển khả năng nói. Nếu trẻ hơi chậm hơn so với tốc độ phát triển chung thì không sao. Nhưng nếu trẻ chậm nhiều ba mẹ cần can thiệp ngay. Ba mẹ không nên chủ quan để con bị chậm nói kéo dài. Vì chậm nói càng lâu càng khó chữa.
Con bị lỡ thời gian vàng phát triển ngôn ngữ sẽ giảm thiểu cơ hội hoạt ngôn, giao tiếp tốt. Thậm chí, trẻ có thể bị thiếu nhiều vốn từ, gặp nhiều khó khăn trong tư duy diễn đạt. Gián tiếp ảnh hưởng quá trình học tập, phát triển thông minh và xây dựng mối quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn còn chưa ý thức được tính nghiêm trọng của việc con chậm nói. Để mặc cho con tự học nói, ba mẹ dạy được đến đâu thì dạy, hay phụ thuộc vào giáo viên can thiệp. Mẹ Việt tin rằng tất cả những ba mẹ đọc được bài viết này. Ba mẹ đều là những phụ huynh quan tâm đến sự phát triển của con. Ba mẹ hãy ngay lập tức bắt tay hành động quyết liệt, có kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho con. Đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giúp con nhanh chóng nói được, nói tốt, theo kịp các bạn. Đừng để ngôn ngữ trở thành rào cản ảnh hưởng đến tương lai của con. Ba mẹ hãy theo dõi series bài viết của Mẹ Việt để biết cách can thiệp tích cực cho con tại nhà.
Chi tiết: Trẻ Chậm Nói Có Kém Thông Minh???
Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói
Khóa Học Đồng hành chuyên sâu: “Chữa chậm nói tại nhà cho con”
Trước tiên, ba mẹ cần làm các sàng lọc, đánh giá để hiểu rõ vấn đề của trẻ. Trẻ 2 tuổi chưa biết nói gì có thể chỉ là biểu hiện chậm nói đơn thuần. Ba mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó, tập trung tương tác tích cực với con.
Với những bé 2 tuổi chưa biết nói gì có các hành vi bất thường như:
Hay đi nhón chân, xoay vòng tròn, chơi với đôi tay, không giao tiếp mắt, gọi không quay đầu, không hiểu các mệnh lệnh.
Hay trẻ mất tập trung, không chú ý, hay lăng xăng, không thể ngồi yên một chỗ.
Những trẻ có dấu hiệu vận động tinh, vận động thô, nhận thức, kỹ năng,… chậm hơn các bạn cùng lứa tuổi.
Ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám, đánh giá kỹ vấn đề của con. Trẻ có thể bị tăng động giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển,… Những trường hợp này cần được chẩn đoán chính xác để lên kế hoạch can thiệp phù hợp.
Tiếp theo, ba mẹ cần hiểu rõ về quá trình học nói của trẻ để can thiệp đúng cách.
Hướng dẫn tài liệu học tập ở nhà cho trẻ:
Sách Và Đồ Chơi Bổ Trợ Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Nói
Quá trình tư vấn cho hàng ngàn ba mẹ trong cộng đồng Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho con tại nhà. Mẹ Việt nhận ra phần lớn ba mẹ hiểu lầm về cách con học nói. Vậy nên kết quả là ba mẹ dạy mãi vẫn không hiệu quả. Trước khi tìm hiểu về cách dạy trẻ học nói, ba mẹ cần tránh những sai lầm phổ biến sau:
Thực tế là chỉ có ba mẹ dạy trẻ khi ba mẹ rảnh, không bận bịu công việc. Còn trẻ vẫn luôn “tự học” ngôn ngữ thông qua những tình huống hội thoại hàng ngày. Vì thế, nhiều ba mẹ chỉ dạy con 1-2 tiếng vào buổi tối, lúc mình rảnh là quá ít. Không đủ đáp ứng nhu cầu học nói của trẻ.
Trẻ cần học càng nhiều thời gian càng tốt, học cả ngày. Do đó, ba mẹ cần biết cách kết hợp, lồng ghép tương tác để dạy trẻ được cả ngày. Dạy trong cả những lúc sinh hoạt cá nhân, trong bữa cơm, lúc đi tắm, chơi cùng con,…
Nhiều ba mẹ hiểu lầm điều này và chỉ tập trung dạy con từ đơn, từ đôi là sai lầm. Tìm hiểu về giáo dục sớm, ba mẹ sẽ biết trẻ học qua nghe. Bằng cách nghe mọi người nói chuyện với nhau, trẻ sẽ tư duy liên kết từ ngữ với tình huống để hiểu ý nghĩa từ.
Vì thế, ba mẹ chỉ tập trung dạy trẻ mà không tăng cường giao tiếp với nhau. Nói dễ hiểu hơn, ba mẹ càng nói chuyện với nhau nhiều sẽ càng khiến em bé “muốn nói”. Ba mẹ càng im lặng, ít giao tiếp với nhau sẽ không tạo được môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Bài cùng chủ đề:
Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Tại Nhà Nhanh Bật Âm, Nói Tốt, Giao Tiếp Chủ Động
Hầu hết các ba mẹ đều đang dạy trẻ bằng cách lặp lại những từ đơn điệu, nhàm chán. Và BẮT trẻ nhại theo, nói theo. Điều này không những không giúp trẻ nhanh biết nói mà còn làm cho trẻ ác cảm với học nói. Vì sao như vậy?
Vì trẻ nói theo trước hết là không xuất phát từ chính nhu cầu của trẻ muốn giao tiếp. Nên trẻ không thích nói, không muốn nói mà vẫn bị ép nói nên trẻ bất hợp tác khi học.
Vì ép trẻ nói nhại là đang đi ngược với cách học nói tự nhiên của trẻ. Con cần phải nghe nhiều – hiểu nghĩa của từ đó trước khi nói. Bắt con nói lúc này không khác nào “chín ép”. Con buộc phải nói dù mình chưa sẵn sàng nói nên con thường khó chịu, vùng vằng.
Con nói nhại là con vẫn chưa hiểu từ, con chỉ nhại như con vẹt, như cái máy. Nên con sẽ chỉ nói được mà không sử dụng được từ ngữ đúng ngữ cảnh. Kiểu như ông, bà, ba, mẹ đều gọi chung là BA.
Không dạy trẻ nói nhại trừ phi trẻ chủ động nói nhại nghĩa là trẻ thực sự muốn học từ. Ba mẹ không ép nhưng trẻ lại tự nghe và tự nhại theo lời ba mẹ. Lúc này cũng là nói nhại nhưng là trẻ chủ động thì ba mẹ nên nói thật nhiều để trẻ học nói theo. Và đừng quên giải thích ý nghĩa từ để trẻ hiểu và giảm dần nói nhại. Đồng thời biết sử dụng từ đúng ngữ cảnh.
Các ba mẹ đang dạy con tại nhà có đang gặp các vấn đề sau:
Con hiểu được nhưng không nói.
Hay con nói nhại theo nhưng không hiểu.
Con nói được nhưng không đúng ngữ cảnh.
Tiến bộ rất chậm, hàng tuần không tăng thêm từ vựng mới.
Không chủ động giao tiếp.
Nói sai trật tự câu từ.
Lười nói, không biết nói gì, diễn đạt sơ sài.
Không biết cách hỏi, chưa biết cách trả lời, không diễn đạt bằng lời được,…
Vì sao ba mẹ đã nỗ lực dạy con rất nhiều mà trẻ lại gặp các tình trạng trên? Ba mẹ đã biết về khái niệm “thông tin đầu vào” và “thông tin đầu ra” của trẻ?
Thông tin đầu vào nghĩa là trẻ cần được tiếp thu ngôn ngữ thật nhiều thông qua kênh nghe. Con nghe nhiều thì mới biết, mới hiểu nghĩa từ. Ba mẹ dạy con rất nhiều nhưng thường dạy con dưới dạng từ đơn, từ đôi, câu đơn giản. Thời lượng dạy trẻ chỉ 1-2h/ngày. Thời gian này là không đủ đáp ứng nhu cầu học nói của trẻ.
Thiếu thông tin đầu vào trẻ sẽ có vốn từ rất hạn chế, khó bật âm, chậm tiến bộ. Trẻ không biết gì để nói.
Thông tin đầu ra nghĩa là trẻ cần có môi trường để thực hành, nói ra các vốn từ mình đã học. Ba mẹ cần tích cực giao tiếp, trò chuyện với con thường xuyên để con ĐƯỢC NÓI. Nếu thiếu môi trường giao tiếp nghĩa là thiếu thông tin đầu ra: trẻ sẽ không có cơ hội nói, cũng không có động lực học từ mới. Ba mẹ cần làm tốt cả 2 yếu tố này nếu không muốn trẻ chậm nói kéo dài.
Hướng dẫn chi tiết:
Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói khiến nhiều ba mẹ căng thẳng và chịu nhiều áp lực từ chính bản thân, gia đình và xã hội. Mặc dù vậy, điều may mắn là trẻ được phát hiện sớm vẫn có nhiều cơ hội học nói tốt. Do đó, ba mẹ nên sắp xếp dành cho con nhiều thời gian hơn. Nhiều ba mẹ chia sẻ với Mẹ Việt. Tiền bạc thì có thể kiếm lại được. Nhưng thời gian của con thì sẽ không bao giờ trở lại lần thứ 2. Vì thế, ba mẹ sẵn sàng thăng tiến chậm lại một chút, kiếm tiền ít hơn 1 chút. Để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì con chính là thành tựu trọn đời của ba mẹ.
Các bài nổi bật trong series: