Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Chậm Nói Và Cách Khắc Phục

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 10/03/2022
22 phút đọc

Trẻ có dấu hiệu chậm nói. Ba mẹ đưa con đi khám bác sĩ thì kết luận là trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Vậy rối loạn ngôn ngữ là gì? Tại sao con gặp rối loạn ngôn ngữ? Khắc phục cho trẻ như thế nào để trẻ nói tốt, tự tin giao tiếp? Ba mẹ hãy đọc bài viết này để hiểu đúng về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. Và cách khắc phục, phòng ngừa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ.

Hàng ngàn ba mẹ trong cộng đồng Mẹ Việt – Chữa Con Chậm Nói Tại Nhà đang dạy con hiệu quả. THAM GIA NGAY để biết được các bí quyết dạy con học nói thành công!

Rối Loạn Ngôn Ngữ Là Gì?

Rối loạn ngôn ngữ xuất phát từ vấn đề nội tại của trẻ, do não bộ của trẻ có tổn thương. Đây là một dạng di chứng não, do vùng não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu. Biểu hiện là trẻ gặp khó khăn khi trao đổi thông tin, giao tiếp với người khác bằng lời nói. Ba mẹ thường thấy trẻ gặp các vấn đề về nói khó, nói ngọng. Trẻ không thể diễn đạt trình bày mong muốn bản thân, không hiểu lời nói,…

BlockNote image

Bài tham khảo:

Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ

Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói

Dấu Hiệu Của Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em

Các dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ thường không rõ rệt nên ba mẹ ít chú ý. Chỉ khi thấy con ngày càng lớn nhưng chậm nói, khó khăn khi giao tiếp thì mới đưa con đi khám. Dưới 5 tuổi, tỷ lệ  trẻ em bị chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ là 10-15%. Khi để ý quan sát kỹ ba mẹ sẽ thấy trẻ có những biểu hiện sau:

  • Bé không hứng thú khi nói chuyện, không nhớ thông tin cuộc hội thoại đã xảy ra.

  • Bé thường không nhớ tên của các đồ vật, gọi bằng “cái này”, “cái kia” để thay thế.

  • Nhầm những từ có liên quan đến nhau như “con chó” lại gọi thành “con mèo”.

  • Dùng các từ tối nghĩa, không hợp hoàn cảnh.

  • Dùng sai thành ngữ, tục ngữ.

  • Không thể tập trung nghe người khác nói nhất là khi có tiếng ồn như tiếng nhạc hoặc tivi.

Có thể ba mẹ quan tâm:

Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Có Đáng Lo???

Trẻ 3 Tuổi Chậm Nói – Ba Mẹ Phải Làm Sao???

Trẻ 4 Tuổi Chậm Nói – Kích Nói Cho Trẻ Như Thế Nào Hiệu Quả

Các Dạng Của Rối Loạn Ngôn Ngữ

Rối loạn ngôn ngữ thường do di chứng não. Nên biểu hiện bệnh sẽ phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương của não bộ. Về cơ bản, có thể chia rối loạn ngôn ngữ thành: 

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận (thông tin đầu vào). 

  • Rối loạn vận ngôn (thông tin đầu ra).

  • Rối loạn cảm xúc.

Bé nhà ba mẹ có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ, hãy nhắn tin cho Mẹ Việt để được tư vấn cách can thiệp.

Rối Loạn Ngôn Ngữ Tiếp Nhận

Trẻ gặp rối loạn ở khâu tiếp nhận thông tin đầu vào – chính là bước nghe. Ba mẹ chú ý sẽ thấy trẻ: 

  • Không hiểu những câu nói dài.

  • Không thể nắm bắt được nội dung xuyên suốt của cuộc nói chuyện.

  • Khó khăn trong vấn đề đọc chữ viết.

  • Không hiểu cuộc hội thoại nếu có nhiều người tham gia hoặc xen lẫn tiếng ồn.

  • Mất hoàn toàn khả năng hiểu ngôn ngữ – cảm giác trẻ nghe ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như đang nghe tiếng nước ngoài.

  • Không theo dõi được cuộc nói chuyện.

  • Trẻ gặp khó khăn khi học chữ và có thể mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, trẻ rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận không gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, mong muốn của mình. Con chỉ không hiểu và không tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài qua lời nói. 

Bài nhiều mẹ quan tâm:

Những Cách Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả Nhất

Khóa Học Đồng Hành Chuyên Sâu: “Chữa Chậm Nói Tại Nhà Cho Con”

Rối Loạn Vận Ngôn

Là những rối loạn ở thông tin đầu ra. Trẻ nói ngọng, rối loạn hơi thở, nói ngắt quãng, rối loạn phát âm ở thanh quản, biến đổi độ vang của âm,… Các rối loạn này có liên quan đến các cơ quan chức năng nói như môi, thanh quản,… 

BlockNote image

Trẻ rối loạn vận ngôn hiểu hoàn toàn lời nói và có thể trình bày rõ ý kiến của mình. Tuy nhiên, cách phát âm không được tròn vành rõ chữ, khó hiểu. Các từ phát âm thường không chuẩn, nhầm lẫn từ này sang từ khác, mất âm đầu, âm cuối,… Thường chỉ có người thân ở bên cạnh nghe nhiều mới hiểu được. Còn người lạ thì rất khó để hiểu trẻ nói gì.

Rối Loạn Ngôn Ngữ Biểu Cảm

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ biểu cảm sẽ gặp khó khăn trong các vấn đề giao tiếp:

  • Không tìm được từ để nói.

  • Mất nhiều thời gian suy nghĩ nói câu đơn giản.

  • Không thể gọi tên người thân hoặc những sự vật quen thuộc,…

  • Khó khăn khi trình bày nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của bản thân.

Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Rối Loạn Ngôn Ngữ

Trẻ thường bị rối loạn ngôn ngữ do gặp những vấn đề sau:

  • Tổn thương não do tai nạn hoặc dị tật bẩm sinh.

  • Trẻ gặp phải các vấn đề về thính lực cũng có thể dẫn đến chứng rối loạn ngôn ngữ.

  • Trẻ bị hở hàm ếch, dẫn đến không khí đi qua cổ họng, mũi và miệng không tạo ra các phát âm bình thường.

  • Hội chứng Fragile X (FXS) là một rối loạn di truyền gây ra các khuyết tật về phát triển và trí tuệ ở trẻ nhỏ. Ba mẹ có thể thấy các triệu chứng như khuôn mặt bị kéo dài, tai, trán và cằm bị nhô ra, nói lắp.

  • Rối loạn bẩm sinh, chẳng hạn như bại não, có thể dẫn đến nói lắp.

  • Việc răng mọc không ngay ngắn cũng là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

Ngăn Ngừa Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ 

Trẻ học nói bằng cách nghe. Do đó, ba mẹ ngăn ngừa rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bằng cách dùng đúng từ, phát âm chuẩn. Trẻ được nghe ngôn ngữ chuẩn ngay từ đầu sẽ học theo và hạn chế được rối loạn.

Đọc sách cho trẻ nghe từ nhỏ sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ phát triển ngôn ngữ. Trẻ tiếp xúc với sách sớm có thời gian ngấm ngôn ngữ. Nhờ vậy học nói nhanh và sở hữu vốn từ đa dạng và phong phú. Với các bé nhỏ, ba mẹ có nhiều cách đọc như: đọc nguyên văn, sáng tạo dựa trên hình ảnh. Khi đọc, hãy chỉ cho trẻ các hình ảnh và gọi tên con mèo, cái cây, quả táo,… trong sách.

BlockNote image

Cho trẻ nghe loa tắm ngôn ngữ từ nhỏ. Trẻ được tắm ngôn ngữ từ bé với các bài hát thiếu nhi, thơ mầm non, đồng dao,… Trẻ có xu hướng nhạy cảm với ngôn ngữ, khả năng nghe hiểu cao và nhanh biết nói sớm.

Ba mẹ cũng có thể hát cho bé nghe các bài hát thiếu nhi vui nhộn. Bản năng của trẻ là yêu âm nhạc nên học ngôn ngữ qua các bài hát trẻ sẽ tiếp thu nhanh.

Chỉ bằng những hoạt động đơn giản này, trẻ sẽ được tiếp xúc với ngôn ngữ từ sớm và đa dạng. Nhờ vậy trẻ học ngôn ngữ nhanh, học ngôn ngữ chuẩn ngay từ đầu. Giúp trẻ phát triển nhanh, nói sớm và phòng ngừa được rối loạn ngôn ngữ. Vậy trong trường hợp trẻ rối loạn ngôn ngữ thì sao?

Hỗ Trợ Trẻ Chậm Nói Rối Loạn Ngôn Ngữ

Diễn Tả Bằng Ngôn Ngữ Việc Mình Đang Làm

Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và chi tiết của ba mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Giải thích cho trẻ mình đang làm gì, chuyện gì đang xảy ra,… là cách mở rộng vốn từ nhanh nhất. Giúp trẻ nhanh hiểu được ngữ nghĩa của từ vựng và sử dụng một cách chính xác.

Hòa Mình Cùng Thiên Nhiên – Tích Lũy Từ Vựng

Những chuyến đi dạo xung quanh nhà, công viên, siêu thị,… luôn đầy ắp những từ mới. Từ tên gọi cỏ cây hoa lá, đến các vật dụng trên đường đi. Cho đến những gian hàng đầy ắp sản phẩm chính là kho từ vựng khổng lồ của con. Trẻ rất hào hứng được đi ra ngoài, vô cùng thích thú với cuộc thám hiểm đầy hấp dẫn này. Trẻ học từ vựng với những ấn tượng về cảm xúc sẽ ghi nhớ rất nhanh và ghi nhớ lâu đấy.

Đọc Sách Hàng Ngày

Lợi ích khi đọc sách cho trẻ hàng ngày là vô cùng tuyệt vời. Trẻ say mê ngồi trong lòng ba mẹ, chăm chú lắng nghe những câu chuyện, vần thơ ngộ nghĩnh. Qua đó, con làm quen với kho từ vựng đồ sộ, những vần điệu trầm bổng. Thường xuyên cho con đọc sách mới là cách cho con đắm mình trong dòng chảy ngôn ngữ. Trẻ càng có nhiều vốn từ càng khắc phục được rối loạn ngôn ngữ.  

BlockNote image

Tích Cực Tắm Ngôn Ngữ

Cho trẻ nghe loa tắm ngôn ngữ hàng ngày với các nội dung lặp đi lặp lại. Một ngày ít nhất 3 – 4.5h, nghe một lượng nội dung nhất định trong vòng 1 tháng rồi đổi nội dung khác. Đây là cách tăng cường từ vựng tối đa trong một thời gian ngắn nhưng vô cùng hiệu quả. Chắc chắn ba mẹ sẽ bất ngờ về những thay đổi của trẻ. Hiệu quả sau 1 tháng đã là rất bất ngờ. Nhưng sau 1 năm mới thực sự là khiến các ba mẹ kinh ngạc về hiệu quả của tắm ngôn ngữ.

BlockNote image

Chi tiết: Sách Và Đồ Chơi Bổ Trợ Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Nói (có tư vấn can thiệp).

Tìm Kiếm Sự Hỗ Trợ Của Chuyên Gia

Nếu sau khi đã áp dụng những cách khắc phục trên mà trẻ vẫn không có nhiều tiến bộ. Có lẽ đây là lúc phù hợp để ba mẹ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia. 

Nhiều ba mẹ đã cải thiện rối loạn ngôn ngữ cho trẻ thành công nhờ tham gia khóa học của Mẹ Việt. Khóa học Chữa Con Chậm Nói Chuyên Sâu đã giúp cho nhiều ba mẹ giải quyết vấn đề trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Khóa học đã cụ thể, chi tiết hóa các bài tập, các hoạt động để ba mẹ bắt đầu can thiệp cho con. Đặc biệt là giải pháp cho các ba mẹ bận rộn không có nhiều thời gian học tập, nghiên cứu. Ba mẹ bận đi làm chỉ cần thực hiện theo lộ trình hướng dẫn của khóa học là đã hiệu quả rồi.

BlockNote image

Thực tế là đang có nhiều bé chậm nói đã nói tốt sau một thời gian ba mẹ tích cực can thiệp. Trẻ từ không có ngôn ngữ đã bật âm, biết nhiều từ vựng, giao tiếp chủ động. Nếu ba mẹ vẫn còn đang loay hoay chưa biết cách can thiệp cho con. Hay con can thiệp đã lâu mà tiến bộ vẫn rất chậm. Ba mẹ tham khảo Khóa Học Chuyên Sâu đồng hành 6 tháng – Chữa Chậm Nói Cho Con Tại Nhà.

Liên hệ Mẹ Việt để được TƯ VẤN NGAY.

Kết Luận

Rối loạn ngôn ngữ khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, thiếu tự tin khi kết giao bạn bè. Ba mẹ hoàn toàn có thể giúp con nói tốt, giao tiếp dễ dàng để con thuận lợi hòa nhập với các bạn. Quá trình cải thiện cho con, nếu ba mẹ không tự mình tìm tòi, nghiên cứu. Thì ít nhất ba mẹ cần có một người bạn đồng hành có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Sẵn sàng hỗ trợ ba mẹ giải đáp mọi khó khăn trong quá trình dạy con. Có như thế, trẻ mới được can thiệp triệt để, hết rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp bình thường. Mẹ Việt luôn đồng hành cùng ba mẹ chữa con chậm nói.

Bài kế tiếp: