Ngay từ 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu bập bẹ tập nói và có thể phát ra từ đơn từ lúc khoảng 12 tháng. Đến 18 tháng tuổi bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển nhanh ngôn ngữ. Mỗi bé sẽ có tốc độ học nói khác nhau. Và phụ thuộc vào ba mẹ có thường xuyên kích thích ngôn ngữ cho con hay không. Nếu bé không thường xuyên được kích thích ngôn ngữ như: ba mẹ không hay nói chuyện với con, con không có bạn chơi cùng. Đặc biệt, nếu con xem nhiều tivi, điện thoại, xem từ lúc còn bé. Thì đến tuổi này mà con chưa nói thì ba mẹ cần hành động ngay nhé! Trẻ 18 tháng chậm nói trong trường hợp này nếu không can thiệp sớm sẽ có thể dẫn tới chậm nói kéo dài.
Thông thường, bé 18 tháng đã có những vốn từ nhất định và đó là từ con thường xuyên sử dụng. Hoặc các từ mà con thường xuyên nghe lặp đi lại lại nhiều lần.
Khả năng ngôn ngữ đi liền với nhận thức của con lúc này:
Con có thể nói được những từ đơn, gọi được tên người, con vật, đồ chơi.
Bé nhận biết được khoảng 6 – 20 từ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Phân biệt được các bộ phận trên cơ thể mình.
Con có thể thông qua lời nói truyền đạt nhu cầu đi vệ sinh hay đòi ăn, đòi đồ chơi…
Một số bé nói nhanh có thể nói được câu ngắn gồm 2-3 từ đơn giản.
Ba mẹ cũng quan tâm:
Trẻ Chậm Nói Có Ảnh Hưởng Gì Không???
Trẻ Chậm Nói Có Kém Thông Minh???
Khi bé 18 tháng tuổi mà chưa đạt được các mốc phát triển như trên, rõ ràng trẻ đã chậm nói. Cụ thể các dấu hiệu trẻ 18 tháng chậm nói:
Trẻ chưa bật được âm nào, trẻ chưa hoặc là mới ê a, nói linh tinh vô nghĩa.
Trẻ không hiểu và không biết làm theo các mệnh lệnh.
Không có biểu hiện đáp lại về cả hành vi và ngôn ngữ khi bố mẹ hỏi những câu đơn giản như “cái gì”, “ở đâu”…
Chậm nói đi kèm với các biểu hiện hành vi bất thường như: Đi nhón chân, không giao tiếp mắt, gọi không quay đầu, chậm nhận thức,…
Trẻ có vốn từ vựng ít ỏi, dưới 10 từ và lười nói. Muốn gì là kéo tay người thân lấy cho. Hoặc con không thể hoặc không có ý định giao tiếp qua ngôn ngữ kể cả khi cần giúp đỡ.
Bé không thể chỉ vào các bộ phận cơ thể mình như mắt, mũi, miệng… khi ba mẹ yêu cầu.
Không biết chỉ tay.
Chưa thể nói được các từ đơn giản như “ba”, “mẹ”.
Cụ thể hơn mẹ đọc bài viết sau:
Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói
Trẻ Chậm Nói Có Phải Tự Kỷ? Những Dấu Hiệu Giúp Ba Mẹ Phân Biệt
Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên là con đã chậm nói. Thông thường, tỷ lệ bé trai sẽ chậm nói nhiều hơn bé gái. Phụ thuộc vào các biểu hiện hành vi khác của trẻ mà chậm nói có nghiêm trọng hay không.
Trẻ 18 tháng chậm nói có thể vì những nguyên nhân sau:
Trẻ có bất thường về các cơ quan phát âm: dính thắng lưỡi, lưỡi đầy, sứt môi, hở hàm ếch, suy giảm thính lực,…
Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, tăng động, chậm phát triển, nói 2 ngôn ngữ cùng lúc,…
Trẻ chậm nói do xem nhiều tivi, điện thoại, gia đình cưng chiều đáp ứng quá nhanh.
Trẻ không có môi trường phát triển ngôn ngữ: không đi học, không đi chơi, ba mẹ ít nói chuyện với con,…
Trẻ trải qua các cú sốc tâm lý đầu đời.
Cụ thể về các nguyên nhân gây ra chậm nói ở trẻ, ba mẹ đọc thêm bài này:
Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ
Nhiều ba mẹ khi thấy con mình chậm nói thì vội vội vàng vàng tìm cách “chữa cháy”. Ba mẹ tìm kiếm tài liệu trên các hội nhóm, đăng hỏi xem bé mình có những biểu hiện này nên làm thế nào? Và lạc trong một mê cung kiến thức không biết nên làm cái gì trước cái gì sau? Cái gì là phù hợp, không phù hợp với con? Bởi vì không hiểu rõ nên khi áp dụng thành công thì ít, thất bại thì nhiều. Ba mẹ cũng chưa hiểu cốt lõi vấn đề, phương pháp dạy con học nói đúng cách. Vậy nên mặc dù đầu tư nhiều đồ chơi, giáo cụ, sách, con vẫn không hợp tác, không hiệu quả.
Chính vì hiểu những khó khăn ba mẹ đang gặp phải, Mẹ Việt đã xây dựng hệ tài nguyên chữa chậm nói. Để giúp các ba mẹ giải quyết vấn đề tận gốc. Các tài nguyên của Mẹ Việt được phân loại, sắp xếp khoa học và hướng dẫn chi tiết ba mẹ sử dụng. Do đó, thay vì tìm kiếm thật nhiều tài liệu trên mạng, tải về mà không biết cách sử dụng. Ba mẹ hãy tập trung theo dõi các kênh của Mẹ Việt. Để tiếp cận các phương pháp chữa chậm nói chuẩn và hiệu quả. Ba mẹ có thể tham khảo:
Các bài viết chuyên sâu chủ đề chậm nói trên Blog Meviet.vn.
Video hướng dẫn cụ thể kỹ thuật dạy con học nói trên Youtube Mẹ Việt.
Nếu không có thời gian để đọc, mẹ có thể nghe Podcast Mẹ Việt.
Hoặc xem các video ngắn hướng dẫn ba mẹ dạy con học nói tại Tiktok Mẹ Việt.
May mắn là ba mẹ phát hiện trẻ chậm nói lúc 18 tháng – tương đối sớm. Bé chỉ mới chớm chậm nói được can thiệp tích cực con sẽ tiến bộ rất nhanh. Dưới đây là những chỉ dẫn đơn giản và dễ thực hiện cho ba mẹ dạy con tại nhà:
Cho con nghe loa tắm ngôn ngữ: Các con rất yêu thích nghe loa và hát được nhiều bài, đọc nhiều bài thơ, đồng dao,… Đặc biệt, chỉ duy nhất loa tắm ngôn ngữ Mẹ Việt biên soạn và thu âm riêng chương trình nghe tiếng Việt cho bé chậm nói. Có cả giọng Bắc và giọng Nam phù hợp với nhu cầu của các con.
Đọc sách ehon cho con hàng ngày: Sách ehon có tác dụng giúp con học nói tuyệt vời. Hơn 90% các bé bật âm ngay trong tháng đầu tiên với bộ ehon kích âm: Âm thanh quanh bé và Giri cơm nắm.
Đọc sách từ vựng (sách lật mở): để nạp nhanh cho con 100 từ vựng theo các chủ đề. Sách dạng lật mở, có rất nhiều tương tác thu hút con chơi và học nói.
Dạy cho trẻ từ đơn: theo các chủ đề như bộ phận cơ thể, các loài động vật, rau củ quả, phương tiện giao thông,…
Dạy qua sinh hoạt hàng ngày: Đây là cơ hội để ba mẹ dạy bé học nói nhanh với những tình huống thực tế. Hãy gọi tên hoạt động mẹ đang làm, từ vựng chỉ đồ vật, màu sắc, chất liệu,… của đồ vật.
Đọc chi tiết:
Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Sách Và Đồ Chơi Bổ Trợ Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Nói
Ba mẹ hãy kiên trì thực hành các cách dạy trẻ 18 tháng chậm nói nhanh biết nói trên. Chỉ cần ba mẹ kiên trì thực hiện, trong vòng 2-3 tuần trẻ sẽ bật âm nhanh và tự nhiên. Việc dạy con học nói cũng trở nên dễ dàng và thú vị, mang lại nhiều hiệu quả hơn. Nếu ba mẹ vẫn cần tư vấn thêm, hãy để lại thắc mắc bên dưới bình luận. Mẹ Việt sẽ giải đáp giúp ba mẹ dạy con nhanh nói. Chúc ba mẹ thành công!
Các bài viết hữu ích cho ba mẹ: