Trẻ con tầm 1-3 tuổi rất hiếu động và tò mò, thích khám phá mọi nơi. Thế nhưng một số trẻ lại hiếu động thái quá đến mức khó nghe lời người lớn. Trẻ hay chạy nhảy liên tục, chơi mau chán hay khó tập trung vào hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trẻ cũng gặp khó khăn khi phải ngồi yên, lắng nghe hướng dẫn từ người khác. Và đặc biệt là mãi mà con vẫn chưa chịu nói. Đây là các dấu hiệu điển hình của trẻ tăng động giảm chú ý. Ba mẹ hãy tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết dưới đây để biết có phải con tăng động chậm nói? Và can thiệp các biểu hiện tăng động, cải thiện chậm nói cho con như thế nào cho đúng cách.
Các biểu hiện tăng động ở trẻ rất đa dạng, không trẻ nào giống hoàn toàn trẻ nào. Nhưng về cơ bản, trẻ tăng động sẽ có các biểu hiện sau:
Nghịch ngợm, hiếu động thái quá là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ tăng động. Ba mẹ quan sát sẽ thấy các biểu hiện của trẻ thường xuyên lặp đi lặp lại.
Cụ thể, trẻ có các dấu hiệu:
Khó có thể ngồi yên một chỗ trong một khoảng thời gian.
Hay nghịch ngợm, ngọ nguậy liên tục, chạy nhảy, leo trèo khắp nơi.
Thường xuyên di chuyển như thể “đang lái xe” hay “đang đi trên đường”.
Tự ý đi lại tự do trong những tình huống được yêu cầu phải ngồi tại chỗ. Ví dụ như: đang học bài, ăn uống,…
Khó có thể chơi các trò chơi cần đến sự nhẹ nhàng, kiên trì, nhẫn nại.
Cùng chủ đề:
Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói
Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ
Thể hiện qua những tình huống sau:
Với trẻ đã biết nói sẽ nói nhiều, hay ngắt lời, xen ngang vào những câu chuyện của người khác.
Trẻ thường buột miệng trả lời trước khi nghe hết câu hỏi.
Khó chịu, bực tức khi phải chờ tới lượt khi chơi các trò luân phiên, trò chơi tập thể.
Tính tình nóng nảy, dễ tức giận, cáu gắt vô cớ. Thậm chí có những hành vi quá khích như la hét, đánh bạn, hoặc tự làm đau chính mình.
Trẻ tăng động chậm nói ba mẹ đọc thêm bài này:
Làm Gì Khi Trẻ Chậm Nói? Đừng Loay Hoay Bỏ Lỡ Thời Gian Vàng Của Con
Những Cách Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả Nhất
Trẻ tăng động chậm nói thường bị mất tập trung, giảm chú ý trong học tập và sinh hoạt. Do đó, ba mẹ thường thấy trẻ rơi vào tình trạng:
Rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng, khả năng hiểu và diễn đạt kém.
Khó tập trung trong thời gian dài, thường bỏ lỡ các chi tiết và hay mắc lỗi.
Không chú tâm lắng nghe người khác nói, ngay cả khi đang nói chuyện trực tiếp.
Hay quên, làm thất lạc đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân. Ví dụ như bút, sách vở, chìa khóa, điện thoại…
Không thích, né tránh thực hiện các công việc đòi hỏi tập trung cao độ trong thời gian dài. Ví dụ như làm bài tập, chơi các trò lặp lại,…
Dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài. Ví dụ như đang học bài mà có một người đi qua, một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến trẻ mất tập trung.
Trẻ cần được nhắc nhở thường xuyên vì trẻ hay bỏ sót các hoạt động của chính mình. Ví dụ như quên đi học, quên đánh đánh răng, rửa mặt, quên làm việc nhà…
Nhạy cảm quá mức với ánh sáng, âm thanh, tiếng động.
Dễ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc, mộng mị, tỉnh giấc giữa đêm.
Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng trẻ tăng động vẫn gặp những khó khăn nhất định trong cuộc sống. Ba mẹ phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp con điều chỉnh hành vi. Tăng cường khả năng tập trung chú ý để học hỏi tốt, hoàn thành các nhiệm vụ cần làm. Ngược lại, nếu tăng động kéo dài, trẻ sẽ dần phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý, hành vi. Trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ như sau:
Trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và ứng xử với mọi người. Vì vậy khó có thể kết bạn hay duy trì các mối quan hệ lâu dài.
Kết quả học tập ngày càng sa sút, trẻ khó theo kịp chương trình học cùng các bạn. Từ đó dễ bị bạn bè xa lánh, trêu chọc.
Gặp các rối loạn tâm lý như lo âu, căng thẳng, dễ thất vọng, tự ti về bản thân. Trẻ dần cô lập với xã hội và rơi vào tình trạng trầm cảm,…
Gặp các chấn thương ngoài ý muốn do hoạt động quá mức. Hay do thường xuyên thực hiện các hành vi nguy hiểm mà không lường trước được.
Khi trưởng thành, có nguy cơ cao lạm dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…). Người tăng động giảm chú ý dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội (đua xe, trộm cắp,…).
Gặp nhiều khó khăn trong xử lý các tình huống hàng ngày. Và khó thành công trong sự nghiệp.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics – AAP) đưa ra khuyến cáo: việc điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh. Với những trẻ tăng động chậm nói trên 6 tuổi hoặc các biểu hiện đã quá nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc. Thuốc giúp trẻ nhanh chóng kiểm soát hành vi, cảm xúc của trẻ. Với những trẻ dưới 6 tuổi liệu pháp điều trị tối ưu nhất vẫn là giáo dục hành vi. Đồng thời, ba mẹ kết hợp chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung cho trẻ những sản phẩm hỗ trợ phát triển não bộ từ thảo dược tự nhiên.
Giáo dục hành vi là ba mẹ, giáo viên sử dụng lời nói, hành động, cử chỉ,… Tác động tới trẻ để điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hơn. Cách trị liệu này hiệu quả tuy nhiên sẽ khá thách thức với ba mẹ. Bởi vì, ba mẹ cần nâng cao kỹ năng tương tác để giao tiếp, trò chuyện và dạy con tập trung. Nhưng đổi lại lợi ích đạt được là con cải thiện hành vi tốt mà không cần dùng thuốc (có thể có tác dụng phụ).
Những nguyên tắc giúp ba mẹ giáo dục hành vi hiệu quả cho trẻ chậm nói tăng động:
Tích cực khen ngợi, tặng quà phù hợp giúp trẻ thêm động lực cố gắng làm nhiều điều đúng đắn hơn.
Tuyệt đối không dùng đòn roi khi trẻ làm sai. Thay vào đó, ba mẹ hãy tập trung giải thích cho con hiểu mình đã sai ở đâu. Từ đó con tự điều chỉnh hành vi, tự sửa chữa lỗi lầm.
Thiết lập thời gian biểu cho công việc hàng ngày và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện. Hoạt động đơn giản này giúp con cải thiện khả năng tập trung, tổ chức, sắp xếp công việc.
Dành thời gian để trò chuyện và chơi cùng trẻ nhiều hơn, gắn kết tình cảm gia đình. Qua đó, thấu hiểu, cảm thông và giúp con vượt qua khó khăn của mình.
Tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao. Thông qua các hoạt động, con được tiếp xúc nhiều bạn bè, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.
Trẻ tăng động gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý cũng ảnh hưởng đến tiếp thu ngôn ngữ. Vì thế, có khá nhiều trẻ tăng động chậm nói. Tuy nhiên, vẫn có những trẻ tăng động sở hữu khả năng ngôn ngữ rất tốt. Bí quyết nằm ở chỗ ba mẹ cải thiện khả năng tập trung của trẻ hiệu quả. Kết hợp với áp dụng đồng thời các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trẻ tăng động chậm nói học nói không thể thiếu chiếc loa tắm ngôn ngữ Mẹ Việt. Phương pháp loa tắm ngôn ngữ rất đơn giản, dễ áp dụng mà mang lại hiệu quả tuyệt vời. Bởi lẽ, 2 ưu điểm lớn nhất của tắm ngôn ngữ là:
Trẻ không cần tập trung nghe mà vẫn tiếp thu ngôn ngữ tốt: Trong loa tắm ngôn ngữ Mẹ Việt biên soạn nhiều bài hát thiếu nhi, thơ mầm non, đồng dao, truyện cổ tích,… Các file được sắp xếp theo các level học nói tăng dần của con. Ba mẹ bật loa lên cho con nghe trong lúc con chơi tự do, tô màu, xếp lego hay chạy nhảy xung quanh,… Sau 2-3 tuần, con bắt đầu hát theo, hát vuốt đuôi 1 vài bài hát, bài thơ, đồng dao. Cứ duy trì như thế con sẽ học được rất nhiều từ vựng thông qua nghe loa.
Đến 99% các bé đều yêu thích loa nhờ thế nên con học nhanh hơn, hợp tác hơn. Ba mẹ dạy con cũng dễ dàng hơn. Có ba mẹ còn phát hiện cho con nghe loa giúp con dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Đây chỉ là 1 trong nhiều phương pháp dạy trẻ tăng động nhanh nói. Ba mẹ xem thêm tài liệu học tập cho trẻ tăng động chậm nói mới bắt đầu:
Sách Và Đồ Chơi Bổ Trợ Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Nói
Hiện nay có 3 nhóm thuốc chính trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ bao gồm:
Nhóm thuốc kích thích (Dexedrine, Adderall, Methylphenidate,…): Kích thích não bộ sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh và giảm bớt các hành vi bốc đồng. Trẻ sẽ cần thời gian “thử thuốc” nhằm tìm ra loại thuốc đáp ứng tốt với liều lượng thích hợp.
Nhóm thuốc không kích thích (Atomoxetine, Guanfacine,…): Tác dụng chậm hơn nhóm thuốc kích thích nhưng hiệu quả được duy trì lâu dài hơn.
Nhóm thuốc chống trầm cảm: Ít được chỉ định nhưng lại có tác dụng tốt trong một số trường hợp.
Ba mẹ cũng cân nhắc vì việc cho con sử dụng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho trẻ như: dị ứng, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, hay cáu gắt. Nghiêm trọng hơn, một số trường hợp trẻ có thể rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển hoặc tăng ý nghĩ tự tử,…
Do đó, ưu tiên nhất dành cho trẻ tăng động giảm chú ý vẫn là giáo dục hành vi. Trẻ tăng động chậm nói thì tăng cường kích thích ngôn ngữ để con nhanh nói. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc, ba mẹ nên cho con thăm khám, điều trị ở bệnh viện và bác sĩ uy tín. Ba mẹ cũng cần theo dõi quá trình dùng thuốc của con. Nếu có những dấu hiệu bất thường hãy tái khám ngay để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh thuốc phù hợp.
Mặc dù ba mẹ thường thấy trẻ tăng động rất hiếu động, lăng xăng và tiêu tốn nhiều năng lượng. Nhưng thực tế, vui chơi đơn giản không đủ để giúp trẻ tiêu hao hết năng lượng dư thừa. Chính điều này khiến trẻ khó tập trung học tập hay làm bất cứ việc gì.
Để cải thiện vấn đề này, trẻ tăng động cần được vui chơi ngoài trời ít nhất 1.5 – 2h/ngày. Ba mẹ nên cho con chơi các trò xả nhiều năng lượng như đi bộ, chạy xe thăng bằng,… Cho trẻ chơi thể thao như bơi, đá banh, bóng chuyền,… Khi được vận động tiêu hao nhiều năng lượng con sẽ dễ dàng tập trung vào học tập.
Đồng thời, trẻ ra ngoài chơi nhiều hơn giúp trẻ cảm thấy thoải mái và sảng khoái tinh thần. Con được khám phá thiên nhiên rộng lớn sẽ vui thích và kích thích con học tập. Con sẽ biết nhiều từ vựng, thích giao tiếp và trò chuyện hơn. Sau khi về, ba mẹ hãy hỏi chuyện và cùng con kể lại quá trình chơi. Đây cũng là hoạt động dạy con học nói, học giao tiếp hiệu quả.
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho bé. Đồng thời còn góp phần cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả. Với trẻ tăng động chậm nói, ba mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như sau:
Hạn chế thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản. Cụ thể là bánh kẹo, thức ăn nhanh như hamburger, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt,…
Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Bổ sung omega 3 thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, quả óc chó, hạt điều, dầu ô liu,…
Bổ sung kẽm, sắt, magie cho trẻ thông qua thịt bò, thịt gà, tôm, cua, hải sản. Rau củ quả chứa nhiều vi chất này gồm đậu Hà Lan, rau chân vịt, quả bơ,…
Tham khảo thêm:
Trẻ Chậm Nói Cần Bổ Sung Gì? Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Cho Trẻ Chậm Nói
Dạy trẻ tăng động chậm nói ba mẹ cần can thiệp cả 2 yếu tố là giáo dục hành vi và chậm nói. Biết được phương pháp chuẩn và cách làm, là ba mẹ đã thành công 50%. 50% còn lại phụ thuộc vào quá trình thực hành dạy con hàng ngày. Nhiều ba mẹ chia sẻ, tìm cách dạy, phương pháp đúng đã khó. Đến lúc thực hành lại khó gấp nhiều lần vì con không hợp tác. Nếu đây cũng là vấn đề ba mẹ đang gặp phải thì hãy liên hệ Mẹ Việt để được hỗ trợ sớm. Mẹ Việt đang trên hành trình giúp nhiều ba mẹ dạy con chậm nói thành công tại nhà. Hãy bắt đầu can thiệp cho bé càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả cao. Giúp con giảm tăng động và phát triển ngôn ngữ tốt nhé!
Bài nhiều ba mẹ đọc: