Trẻ Chậm Nói Đơn Thuần - Ba Mẹ Không Nên Chủ Quan

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 29/07/2022
18 phút đọc

Nhiều ba mẹ khi thấy con mình chậm nói rất sợ con bị tự kỷ, tăng động, chậm phát triển,… Vậy nên khi biết con mình chỉ chậm nói đơn thuần, ba mẹ thở phào nhẹ nhõm. Đây là một tin mừng giúp ba mẹ yên tâm vì trẻ chậm đơn thuần được can thiệp sẽ tiến bộ nhanh. Tuy nhiên, cũng có không ít ba mẹ chủ quan nghĩ rằng con chỉ chậm đơn thuần. Mà không chịu can thiệp tích cực, nghĩ rằng đợi con lớn sẽ tự nói. Tình trạng ba mẹ không hiểu rõ vấn đề của con sẽ dẫn đến nhiều thiệt thòi cho trẻ. Trong bài viết này, Mẹ Việt sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ tại sao trẻ chậm nói đơn thuần không nên chủ quan.

Ba mẹ có trẻ chậm nói cần hỗ trợ dạy con tại nhà: Tham gia ngay cộng đồng Mẹ Việt – Chữa con chậm nói tại nhà. Nhận những hướng dẫn chi tiết dạy con hàng tuần. THAM GIA NGAY!

Trẻ Chậm Nói Đơn Thuần Là Gì

Trẻ chậm nói đơn thuần có vốn từ ít ỏi, trẻ thường lười nói, lười giao tiếp. Trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt các nhu cầu bằng lời nói. Trẻ có thể biết nói nhưng không chịu nói mặc dù trẻ hiểu được khá nhiều. Trẻ chậm nói đơn thuần thường hạn chế về mặt giao tiếp với người khác. Nhưng khả năng vận động và nhận thức của trẻ vẫn hoàn toàn bình thường. 

BlockNote image

Chủ đề được đọc nhiều nhất:

Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói

Làm Gì Khi Trẻ Chậm Nói? Đừng Loay Hoay Bỏ Lỡ Thời Gian Vàng Của Con

Dấu Hiệu Trẻ Chậm Nói Đơn Thuần

Trẻ chậm nói đơn thuần thường có những biểu hiện sau: 

  • Trẻ sở hữu rất ít từ, chủ yếu ở dạng từ đơn.

  • Trẻ có thể nói được nhưng thường rất ít nói, ép mới nói. 

  • Chỉ nói khi thật sự có nhu cần cần được đáp ứng hoặc thích mới nói.

  • Con có thể nghe hiểu và làm theo các hiệu lệnh nhưng thường làm theo ý mình hơn.

  • Trẻ chậm nói nhưng trẻ hiểu hết mọi thứ xung quanh, nhận thức tốt, thậm chí nhanh nhạy.

  • Không có các hành vi bất thường.

  • Không gặp khó khăn khi chơi với bạn mới, hòa đồng dễ dàng với mọi người.

Cách phân biệt trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ, ba mẹ đọc TẠI ĐÂY.

Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Đơn Thuần

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ. Trong đó, các trường hợp trẻ gặp bất thường về não bộ thường dẫn đến trẻ bị: rối loạn phổ tự kỷ (rlptk), tăng động giảm chú ý, chậm phát triển,… Liên quan về não bộ thường có hành trình can thiệp vất vả hơn nhiều. 

BlockNote image

Trong khi đó, trẻ chậm nói đơn thuần thường xuất phát từ các nguyên nhân dễ giải quyết hơn. Các nguyên nhân này cũng có cách giải quyết đơn giản. Và trẻ được can thiệp đúng cách cũng nhanh tiến bộ hơn. Cụ thể, trẻ chậm nói đơn thuần thường do các nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị suy giảm thính lực (tai nghe kém), dính thắng lưỡi, sứt môi, hở hàm ếch,… Trẻ qua thăm khám được chỉ định phẫu thuật, đeo tai nghe hay tiểu phẫu là có cơ hội nghe – nói bình thường.

  • Trẻ xem tivi, điện thoại từ sớm, xem quá nhiều thời gian.

  • Ba mẹ đáp ứng trẻ quá nhanh. Trẻ muốn gì chưa cần nói, chỉ cần chỉ tay, kéo tay là đã được đáp ứng. Điều này đã triệt tiêu đi động lực học nói của trẻ.

  • Thiếu môi trường kích thích ngôn ngữ: không có bạn chơi, không có người trò chuyện,…

  • Trẻ ăn thô kém nên các cơ quan phát âm không được vận động nhiều, khó bật âm.

  • Trẻ lớn lên trong môi trường song ngữ, đa ngôn ngữ.

Ba mẹ xem chi tiết trong bài viết:

Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ

Trẻ Chậm Nói Đơn Thuần Ba Mẹ Không Nên Chủ Quan

Trẻ chậm nói đơn thuần phần lớn do các nguyên nhân nội tại của trẻ và tác động của môi trường. Các nguyên nhân này chỉ cần ba mẹ giải quyết triệt để là trẻ sẽ hợp tác học nói. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng vấn đề của con là đơn giản mà chủ quan không can thiệp sớm. Tình trạng trẻ chậm nói kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chung của trẻ. 

Về phát triển ngôn ngữ:

  • Trẻ hạn chế về vốn từ, khả năng diễn đạt kém.

  • Không thể nói đa dạng các câu dài, câu cú sắp xếp lộn xộn.

  • Khó khăn trong thể hiện suy nghĩ, ý tưởng, mong muốn, nhu cầu cá nhân.

  • Thiếu hụt nhiều kỹ năng như kể chuyện, khoe, mách,…

  • Tư duy nghèo nàn, hạn chế về lập luận, trình bày, tranh luận.

BlockNote image

Về nhận thức:

  • Khả năng nghe hiểu kém, trẻ dễ hiểu nhầm, không hiểu rõ nội dung. Ảnh hưởng trực tiếp đến tiếp thu học tập.

  • Con không có vốn từ để diễn đạt, đặt câu hỏi, thắc mắc để có được tri thức. 

Về giao tiếp xã hội:

  • Khó khăn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

  • Hạn chế khả năng giao lưu, kết bạn, trao đổi thông tin.

  • Không biết cách ứng xử trong các tình huống bất ngờ.

  • Dễ nổi cáu, khó quản lý cảm xúc trong các tình huống xảy ra mâu thuẫn.

  • Trẻ dần thiếu tự tin, nhút nhát, thu mình.

Trẻ chậm nói đơn thuần thường kém hơn nhiều mặt so với bạn đồng trang lứa. Con đi học thường thua thiệt với bạn bè, ít bạn, hay bị chế giễu, cô lập, không chơi chung.

Đọc chi tiết: Trẻ Chậm Nói Có Kém Thông Minh

Tích Cực Can Thiệp Cho Trẻ Chậm Nói Đơn Thuần

Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Bình Thường

Nếu như trẻ chậm nói đơn thuần, ba mẹ đừng lãng phí thời gian của con. Ba mẹ cần biết về các mốc phát triển của trẻ để biết vì sao ba mẹ cần phải hành động nhanh.

Với trẻ bình thường: 

  • 18 tháng trẻ bập bẹ nói từ đơn, từ đôi. 

  • 2 tuổi trẻ đã nói được đa dạng các câu ngắn và thể hiện rõ nhu cầu của mình. 

  • 3 tuổi trẻ nói được nhiều câu dài. Và từ độ tuổi này, trẻ bắt đầu học các kỹ năng ngôn ngữ cao. 

Trẻ sẽ cần mở rộng từ vựng tối đa. Không chỉ đa dạng và phong phú về loại từ: danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, phó từ, đại từ nhân xưng, từ chỉ thời gian, nơi chốn,… Trẻ còn cần học các kỹ năng miêu tả, diễn đạt, trình bày suy nghĩ, lập luận, kể chuyện. 

Những kỹ năng này không dễ dàng gì chinh phục trong thời gian ngắn. Trẻ bình thường dành từ năm 3 tuổi – 6 tuổi để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ bậc cao. Mỗi một kỹ năng để thuần thục trẻ cần học và thực hành ít nhất vài tháng mới nhuần nhuyễn. Từ 3 tuổi, mỗi năm trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ phức tạp rất nhanh. Để trẻ kịp chuẩn bị hành trang tốt nhất giúp trẻ vào bậc học tiểu học tiếp thu kiến thức dễ dàng.

Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Chậm Nói

Nhìn lại trẻ chậm nói đơn thuần, trẻ đang chậm ngay từ các mốc đơn giản. Điều đó có nghĩa là trẻ đang ở dưới mức phát triển ngôn ngữ bình thường. Trẻ cần ít nhất là 6 tháng – 1 năm để đuổi kịp những thứ mình chưa đạt được. Và mất nhiều thời gian hơn để học tập và đuổi kịp các bạn đồng trang lứa. 

BlockNote image

Nếu không can thiệp sớm trẻ sẽ không đủ thời gian phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Kết quả là, chậm nói có thể trở thành trở ngại của trẻ ở bậc tiểu học. Do đó, ba mẹ cần tích cực hành động, can thiệp sớm cho trẻ chậm nói nhanh tiến bộ nhé!

Cách Dạy Trẻ Chậm Đơn Thuần Nhanh Nói

Mặc dù trẻ chậm nói đơn thuần khi được can thiệp sớm sẽ nhanh biết nói. Nhưng không có nghĩa là cứ lên mạng tìm hiểu vài cách và áp dụng là hiệu quả được. Mỗi một độ tuổi, trẻ sẽ cần có những kế hoạch khác nhau để cải thiện chậm nói thành công. Mẹ Việt đã có hẳn một series hướng dẫn cách ba mẹ dạy trẻ chậm nói đơn thuần tại nhà:

Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Có Đáng Lo???

Trẻ 3 Tuổi Chậm Nói – Ba Mẹ Phải Làm Sao???

Trẻ 4 Tuổi Chậm Nói – Kích Nói Cho Trẻ Như Thế Nào Hiệu Quả

Đây là các bài viết giúp ba mẹ hình dung kế hoạch mình cần vạch ra để dạy con học nói thành công. Còn đi vào chi tiết dạy trẻ chậm nói đơn thuần như thế nào, ba mẹ đọc các bài viết chuyên môn này:

Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Sách Và Đồ Chơi Bổ Trợ Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Nói

 Với những bé chậm đơn thuần >5 tuổi, ba mẹ liên hệ fanpage Mẹ Việt để được tư vấn chi tiết. 

Kết Luận

Trẻ chậm nói đơn thuần – ngay khi phát hiện ba mẹ hãy can thiệp tích cực nhé! Con vẫn có lợi thế là khả năng học hỏi, bắt chước nhanh. Chỉ đúng phương pháp con sẽ tiến bộ nhanh. Vì thế, ba mẹ hãy hành động ngay bằng cách đọc và thực hành ngay các hướng dẫn của Mẹ Việt. Đừng để chậm nói cản bước phát triển của con. Trên thực tế, nhiều bé chậm đơn thuần sau khi ba mẹ dạy con học nói theo phương pháp của Mẹ Việt. Các bé đã tiến bộ rất nhanh. Từ chỉ nói vài từ đơn hoặc không nói. Sau 6 tháng Mẹ Việt cùng đồng hành với ba mẹ chữa chậm nói cho con hiệu quả tại nhà. Nhiều bé đã nói được rất tốt: nói câu dài, phong phú, chủ động giao tiếp, ứng xử linh hoạt. Ba mẹ hãy cùng đồng hành với Mẹ Việt để dạy con nhanh nói nhé!

Xem chi tiết: